- Hoạt động ngoại khóa:
SÓ TRƯỜNG TIÊU HỌC KHU Vực THỊ XÃ PHÚC YÊN
3.1. Nguyên nhân của thực trạng
Dựa trên sự tham khảo các ý kiến của giáo viên và bằng những kiến thức thực tế thu được, tôi thấy có bốn nguyên nhân quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng dạy học môn Đạo đức cho học sinh Tiểu học: do sự chỉ đạo của các cấp quản lý; do trình độ, khả năng, năng lực của giáo viên; môn Đạo đức vẫn bị coi là môn phụ; do kinh phí đầu tư cho hoat động giáo dục còn eo hẹp.
Giáo viên là chủ thế của quá trình giáo dục - là những người giữ vai trò lãnh đạo, chỉ đạo đối với quá trình giáo dục đạo đức cho các em, tuy nhiên trình độ và khả năng nhận thức của mỗi giáo viên lại tác động rất lớn đến kết quả của quá trình giáo dục. Thực tế thì giáo viên vẫn chưa thực sự tìm kiếm thông tin liên quan đến bài học đế làm cho bài học phong phú hon, học sinh khỏi nhàm chán; chưa chuẩn bị kĩ giáo án, cũng như phối hợp nhiều phương pháp trong bài giảng của mình, đồ dùng giảng dạy thì đơn điệu...
Theo nhận định của Sở Giáo dục - đào tạo tập thể sư phạm hiện nay chưa đồng đều, có cự ly trong việc đánh giá đạo đức học sinh qua từng hành vi. Học sinh ít được tố chức thực hành đạo đức nên cơ hội cho học sinh chuyến hóa bước đầu những tri thức và niềm tin về các chuấn mực đạo đức đã học thành hành vi và thói quen còn hạn chế.
Môn Đạo đức trong trường Tiếu học hiện nay vẫn bị coi là môn học phụ, chính vì thế mà cả giáo viên và phụ huynh đều không chú ý quan tâm.
Học sinh chỉ phải chú trọng học những môn Toán, Tiếng việt sao cho thật tốt, kết quả thật cao. Chính vì lực lượng giáo dục lơ là trong vấn đề này nên kết quả chất lượng dạy học môn học này còn rất thấp, học sinh còn nói tục, chửi bậy; ngắt hoa bẻ cành; đánh nhau; không biết giúp đỡ người gặp khó khăn còn rất nhiều...
Chính vì nguyên nhân vấn đề giáo dục trong nhà trường chưa được đặt ở vị trí cao nhất nên đã dẫn đến việc đầu tư kinh phí cho các hoạt động giáo dục còn hạn chế. Với học sinh Tiếu học cần hình thành ở các em niềm tin đạo đức - yêu đạo đức. Muốn có được điều đó thì các em phải được trải nghiệm những điều đã được giáo dục vào thực tế cuộc sống. Tức là các em phải được học tại hiện trường; phải được tham quan; phải được điều tra thực tế; phải được tiếp cận với những tấm gương đạo đức. Tất cả những hoạt động đó cần đến kinh phí, cần đến sự đóng góp của cơ quan, đoàn thể, cha mẹ học sinh chứ không thể thực hiện được với khoản kinh phí hạn hẹp của nhà trường.
55
3.2. Những giải pháp cần thiết để nâng cao chất lượng dạy học môn Đạo đứccho học sinh Tiếu học. cho học sinh Tiếu học.
Xét cho cùng toàn bộ công việc của giáo dục là góp phần phát triển con người, hình thành nhân cách. Đòi hỏi phải giáo dục đạo đức cho học sinh ngay từ bậc Tiểu học. Với ý nghĩa và vai trò đặc biệt quan trọng của môn Đạo đức thì thực trạng dạy học môn Đạo đức vẫn chưa đạt hiệu quả như mong muốn, dẫn đến kết quả chưa cao. Dựa vào những nguyên nhân đã phân tích ở trên, tôi xin đưa ra một số giải pháp để đảm bảo tốt cho việc nâng cao chất lượng dạy học môn Đạo đức cho học sinh Tiếu học như sau:
3.2.1. Nâng cao nhận thức của đội ngũ và cán bộ quản lí
Đây là giải pháp hàng đầu trong việc nâng cao chất lượng dạy học môn Đạo đức cho học sinh Tiểu học. Đe làm được điều đó, các cán bộ quản lý giáo viên trong nhà trường phải thấy được sự cần thiết cũng như tầm quan trọng của việc dạy học môn Đạo đức. Các nhà làm quản lý phải thường xuyên theo dõi, đối mới phương pháp dạy học, cải cách sách giáo khoa, bố sung những đồ dùng dạy học cần thiết trong dạy học. Các giáo viên phải luôn là những tấm gương về đạo đức cho học sinh noi theo.
3.2.2. Nâng cao trình độ hiểu bỉết và năng lực SU’phạm của mỗi giáo viên
Công tác giáo dục với sứ mệnh lớn lao của mình, đòi hỏi mỗi giáo viên phải thường xuyên tích lũy những tri thức, hiểu biết nhất định về thực tiễn cuộc sống. Với mỗi bài học Đạo đức cụ thế, giáo viên cần chuấn bị chu đáo về vốn kiến thức, giáo án giảng dạy, đồ dùng dạy học... trong mỗi bài học, giáo viên cần sử dụng phối hợp nhiều phương pháp sao cho phù hợp với yêu cầu từng bài.
Cần phải đưa ra yêu cầu về năng lực, trình độ của giáo viên trong nhà trường Tiếu học. Động viên, tạo điều kiện cho các thầy cô học thêm các lóp bồi dưỡng, chuyên tu để nâng cao trình độ của mình.
Đe hình thành ở học sinh niềm tin đạo đức nếu chỉ dừng lại ở các tiết học văn hóa ở trên lóp thôi thì chưa đủ. Phải thường xuyên tố chức cho các em các tiết học ngoại khóa, đưa các em vào thực tiễn cuộc sống, tố chức cho các em gặp gỡ và giao lưu với các tấm gương đạo đức. Các hoạt động này phải được đầu tư kĩ lưỡng về nội dung và hình thức tố chức, phải tạo ra cho các em niềm phấn khởi, sự hứng thú tham gia và các hoạt động đó. Đe đạt được hiệu quả như vậy phải có sự đầu tư về kinh phí, cần sự đóng góp của mọi tổ chức.
3.2.4. Tăng cường công tác kiếm tra, đánh giá kết quả giáo dục ở học sinh Việc
đánh giá kết quả giáo dục ở học sinh được thực hiện theo từng nội
dung bài học: học sinh đã thực hiện được hành vi bài đạo đức yêu cầu chưa? Hoàn thành nhiệm vụ được giao hay chưa?...và theo từng chủ điếm mà từng nhà trường yêu cầu ( ví dụ, môi trường xanh - sạch - đẹp: học sinh đã giữ gìn môi trường chưa...). Tốt nhất, nên hướng dẫn học sinh tự đánh giá hoạt động của mình và của bạn, giáo viên là người đưa ra nhận xét cuối cùng. Ket quả là các em thực hiện tốt những hành vi đạo đức, có phấm chất đạo đức tốt đẹp, bền vũng, có hiểu biết để ứng xử đúng trong các mối quan hệ.
Công việc kiểm tra đánh giá không hề đơn giản, vì vậy, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng giáo dục đó là nhà trường, gia đình và xã hội. Ba lực lượng này phải thường xuyên có sự liên hệ, gắn kết, có được những thông tin kết quả kịp thời, từ đó, có những hướng dẫn phù hợp.