Trong một bài lên lớp tiết 2, khuyến khích tổ chức cho học sinh làm việc nhóm, tham gia trò chơi, báo cáo

Một phần của tài liệu Tìm hiểu thực trạng dạy học môn đạo đức lớp 4 ở một số trường tiểu học khu vực Thị xã Phúc Yên (Trang 36)

việc nhóm, tham gia trò chơi, báo cáo...

♦ Hướng dẫn thực hành về nhà cho học sinh.

1.2.5.2. Dạy học tại hiện trường

Dạy học môn Đạo đức không chỉ tiến hành ở trong khuôn khố 4 bức tường lớp học, mà cần được tổ chức tại hiện trường. Hiện trường ở đây được hiểu là những không gian ngoài lớp học liên quan đến bài đạo đức, thuận lợi cho việc hình thành ở học sinh tiếu học những tri thức, kĩ năng, hành vi.

Những hiện trường có thể được vận dụng khi dạy học môn Đạo đức là sân trường, vườn trường, một số nơi công cộng gần trường...

Ví du:

Bài “ Bỉết ơn thương bỉnh, liệt sỹ” - Đạo đức 3: Hiện trường là nghĩa trang liệt sỹ địa phương, tố chức liên hệ thực tế về những người con ưu tú của quê hương đã hi sinh vì Tổ quốc. ĩ.2.5.3. Tham quan

Tham quan trong dạy học môn Đạo đức ở Tiếu học giúp cho học sinh có điều kiện trực tiếp quan sát các sự vật, hiện tượng trong thực tiễn. Nhờ đó, các em gắn bài học đạo đức với sự vật xung quanh mình, quan tâm đến việc giải quyết những vấn đề

37

mà cuộc sống đòi hỏi, làm cho các quá trình nhận thức, hành động thống nhất với thái độ và tình cảm của mình.

Ví du :

Khi học bài “Tích cực tham gia các hoạt động nhân đạo ” - Đạo đức 4 : Có thể tổ chức cho học sinh đi tham quan làng trẻ s.o.s

1.2.5.4. Hoạt động ngoại khóa

Hoạt động ngoại khóa trong dạy học môn Đạo đức là những hoạt động được tố chức vào thời gian ngoài giờ lên lóp cho học sinh giúp các em thực hiện những hành vi, việc làm trong thực tiễn cuộc sống của mình theo chuẩn mực hành vi đạo đức quy định.

Ví du:

Khi học bài “ Chăm sóc cây trồng, vật nuôi ” có thế tố chức cho học sinh thực hiện việc chăm sóc cây xanh ở trường....

1.2.6. Kiếm tra, đánh giá trong dạy học môn Đạo đức

Kiếm tra, đánh giá là một khâu quan trọng của quá trình dạy học môn Đạo đức, nó ảnh hưởng sâu sắc đến chất lượng và hiệu quả dạy học - kiểm tra, đánh giá như thế nào thì dạy và học sẽ như thế.

Việc đánh giá kết quả học tập của học sinh có thể được biểu hiện qua thái độ và nhận xét của giáo viên.

+ Đánh giá bằng thái độ là việc bày tỏ sự đồng tình, tán thành, khen ngợi... hay ngược lại - nhắc nhở, phê bình, chê cười, chê trách...bằng những lời nói, cử chỉ, nét mặt...

+ Đánh giá bằng nhận xét là sự đo kết quả về số lượng và chất lượng được thể hiện qua lời nói hay viết của giáo viên. Theo đổi mới dạy học hiện nay, kết quả học tập môn Đạo đức của học sinh Tiếu học chủ yếu được đánh giá theo hình thức này - hoàn thành (được xếp loại A ) và chưa hoàn thành ( được xếp loại B )

theo những loại hình như:

Một phần của tài liệu Tìm hiểu thực trạng dạy học môn đạo đức lớp 4 ở một số trường tiểu học khu vực Thị xã Phúc Yên (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(55 trang)
w