Công trình Văn thơ Phan Bội Châu

Một phần của tài liệu Sự nghiệp nghiên cứu văn học của Đặng Thai Mai (Trang 75)

5. Cấu trúc luận văn

3.2.4. Công trình Văn thơ Phan Bội Châu

Nổi bật trong dòng văn học yêu nước và cách mạng đầu thế kỷ XX là thơ văn Phan Bội Châu - áng văn chương hùng hồn thống thiết đã thắp lên ngọn lửa yêu nước trong hàng triệu trái tim thanh niên Việt Nam. “Đặng Thai Mai quả đã đến với Phan Bội Châu cùng với một thế mạnh ít ai bì được dù có những người đi sau nên có điều kiện chiếm lĩnh tư liệu phong phú hơn, bề thế hơn, như Chương Thâu chẳng hạn [27, tr. 325]. Thế mạnh đó trước hết phải kể đến mối quan hệ đặc biệt giữa Phan Bội Châu và Đặng Thai Mai. Cả hai đều sinh ra và lớn lên trên quê hương Nghệ An - mảnh đất địa linh nhân kiệt dào dạt đời sống văn chương và những sinh hoạt văn hoá tinh thần phong phú. Thân sinh ra Đặng Thai Mai - ông Đặng Nguyên Cẩn với Phan Bội Châu là bạn thân và sau đó trở thành đồng chí thân thiết, cùng hoạt động trong phong trào Duy Tân. Nền học vấn của Phan Bội Châu tuy nổi tiếng nhất vùng Nghệ Tĩnh nhưng vẫn coi Đặng Nguyên Cẩn là bậc đàn anh của mình. Lúc còn nhỏ, có lẽ không ít lần Đặng Thai Mai được tiếp xúc với cụ Phan Bội Châu và nhận được những lời khuyên bảo, dặn dò, dạy dỗ của ông. Bên cạnh đó, Đặng Thai Mai còn là học giả có trình độ Hán học uyên thâm. Đó là điều kiện thuận lợi giúp Đặng Thai Mai xâm nhập vào thế giới văn chương chữ Hán của Phan Bội Châu và khám phá, cảm thụ sâu sắc tất cả các vẻ đẹp của những áng văn chương ấy.

Đặng Thai Mai nghiên cứu và tìm hiểu Phan Bội Châu không chỉ vì mối quan hệ thân thiết đó mà còn bởi nhiều nguyên nhân khác. Phan Bội Châu là một nhân cách lớn, là bậc anh hùng xả thân vì độc lập, được 20 triệu con người trong vòng nô lệ tôn sùng. Cuộc đời hoạt động cách mạng và những sáng tác của Phan Bội Châu có giá trị to lớn nhưng chưa được lịch sử và các nhà nghiên cứu đánh giá đầy đủ, chính xác và công bằng. Đặng Thai Mai nhận thấy: “Gần 20 năm sau khi nắp quan tài đã đậy lên hình hài nhà chí

sỹ, cho đến ngày nay, cũng chưa thể nói là đã có một định luận, một nhận thức dứt khoát, nhất trí về nhân cách, về sự nghiệp cách mạng của Phan Bội Châu. Hoạt động của Phan Sào Nam khi còn bôn ba ở nước ngoài, giờ đây chưa có một tập sách nghiên cứu cho đầy đủ. Ngay quãng thời gian sau ngày nhà chí sỹ bị bắt về nước cũng còn vài điểm cần trình bày lại cho rõ ràng” [2, tr. 314].

Bản thân Đặng Thai Mai được bồi dưỡng chu đáo về Hán học, Tây học, lại sớm được hấp thụ cái không khí của thời đại Phan Bội Châu, rồi lại có trên ba chục năm chứng kiến những việc làm của nhà chí sỹ, được tiếp xúc với Phan Bội Châu, nhất là từ năm 1925 về sau. Có thể nói, trong quá trình hình thành và phát triển tư tưởng yêu nước và cách mạng của mình, Đặng Thai Mai có phần chịu ảnh hưởng của Phan Bội Châu. Vì thế, sau này với tư cách là một nhà học giả, ông đã chọn Phan Bội Châu làm đối tượng nghiên cứu. Công trình Văn thơ Phan Bội Châu của Đặng Thai Mai đã “dựng lên một bức chân dung tươi đẹp cảm động về nhà văn lớn, nhà chí sỹ Phan Bội Châu. Cũng có thể coi đây là một mẫu mực thành công về nghiên cứu tác gia quá khứ” [27, tr. 335].

Văn thơ Phan Bội Châu được Đặng Thai Mai cho xuất bản năm 1958, có độ dày hơn 200 trang in đã khảo sát gần như toàn bộ các sáng tác của Phan Bội Châu trong suốt cuộc đời, từ những ngày thơ ấu đến lúc xuất ngoại, bị bắt và trở về nước chịu sự giam hãm của bọn thực dân đến lúc chết. Tuy nhiên, những sáng tác về sau thu hút sự chú ý của Đặng Thai Mai ít hơn. Ông đánh giá rất cao sức tác động mạnh mẽ của những tác phẩm văn chương ấy: “Tình cảm và tưởng tượng của nhà chí sỹ đã quyến rũ, khuyến khích, thúc giục cả một thế hệ độc giả, kêu gọi họ, thúc giục họ lên đường tranh đấu. Vào khoảng hai mươi năm đầu thế kỷ này, chỉ vì đọc Phan Bội Châu mà hàng nghìn thanh niên đã cắt cụt bím tóc, vất hết sách vở văn chương nghề cử tử cùng cái mộng

công danh nhục nhã gắn trên đó, lìa bỏ làng mạc, nhà cửa, vợ con, rồi băng ngàn lội suối, bất chấp mọi nỗi thiếu đói, nguy hiểm, khổ sở, để qua Xiêm, qua Tàu, qua Nhật mà học hỏi và trù tính việc đánh Tây. Đó là một thành công vĩ đại. Đó là một điều mà lịch sử sẽ ghi nhớ. Đầu thế kỷ này, có những vần thơ, những bài văn đã làm cho người nghe căm hờn, suy nghĩ và phấn khởi… “vạch trời xanh mà tuốt gươm ra”. Phan Bội Châu là một người đã dẫn đầu và thành công rõ rệt hơn ai hết về lối thơ ca yêu nước đó” [2, tr. 379].

Chuyên khảo gồm hai phần. Ở phần một, Đặng Thai Mai trình bày trên 4 mục lớn khảo cứu về thơ văn Phan Bội Châu, cụ thể:

1. Sự nghiệp văn chương của Phan Sào Nam là một bộ phận trong công tác cách mạng của nhà chí sỹ.

2. Đời sống văn hoá, xã hội vùng đất xứ Nghệ - quê hương Phan Bội Châu vào khoảng cuối thế kỷ XIX sang thế kỷ XX. Những sinh hoạt ấy đã tác động đến Phan Bội Châu và góp phần hình thành nên cốt cách, phẩm chất Phan Bội Châu đầy chất Nghệ.

3. Các công trình sáng tác của Phan Bội Châu.

4. Bài học kinh nghiệm rút ra qua các sáng tác của Phan Bội Châu. Đến phần hai, tác giả dành 100 trang thơ văn tuyển chọn các tác phẩm của Phan Bội Châu để thuyết minh cho những luận điểm phần thứ nhất.

Bằng tình cảm trân trọng và yêu mến sâu sắc, bằng sự hiểu biết về xứ Nghệ, về tình hình đất nước, khi viết Văn thơ Phan Bội Châu, Đặng Thai Mai đã đặt những tác phẩm văn chương của cụ vào hoàn cảnh quê hương đất nước và sự vận động của phong trào cách mạng. Đọc những trang viết về phần quê hương xứ Nghệ của Đặng Thai Mai, người đọc đều cảm thấy thú vị, hấp dẫn và cảm phục tác giả - một người yêu quê hương da diết và hiểu thấu sâu sắc trầm tích văn hoá quê hương. “Xưa nay viết về xứ Nghệ, chưa ai viết hay và viết sâu đến thế… Ở đây, xứ Nghệ đã hiện lên cả thể xác lẫn linh hồn mà

quan trọng là linh hồn ” [27, tr. 296] - nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Chú quả đã không quá lời khi đánh giá những trang viết trữ tình, thấm đẫm tình cảm của Đặng Thai Mai.

Đặng Thai Mai lý giải, ngoài ngọn nguồn Hán học, trong sự nghiệp văn chương của Phan Bội Châu còn những yếu tố khác cũng không kém phần quan trọng. “Ấy là đất nước xứ Nghệ, là sinh hoạt vật chất và tinh thần, truyền thống đấu tranh của nhân dân xứ Nghệ trong xã hội phong kiến nước Việt Nam hồi ấy” [2, tr. 325]. Xứ Nghệ xưa nay vẫn để lại trong tâm não của nhiều người ấn tượng về một vùng đất phần lớn là cằn cỗi, chả có bao nhiêu màu mỡ, “mấy mảnh đồng bằng nhỏ hẹp bị thắt riết vào bao nhiêu thung lũng, nhiều nơi là đồng chua nước mặn” [2, tr. 326]. Cái đẹp của xứ Nghệ không phải ở cánh đồng phì nhiêu, không phải ở màu mè của thổ nhưỡng, mà ở núi non hùng vĩ, ở nơi sông sâu, nước trong với những cảnh vật bao la. Những trang viết của Đặng Thai Mai dạt dào lòng yêu quê hương và tự hào về mảnh đất địa linh nhân kiệt, hồn thiêng sông núi. “Một dãy núi âm thầm giăng dài như một bức bình phong phía sau đất nước. Phía trước mặt, biển Đông lai láng, mênh mông. Ngoài khơi hòn đảo Song Ngư sừng sững đứng như một toà cột đá trụ trời, mấy con sông Lam giang, Phố giang, La giang cuồn cuộn từ đại ngàn chảy xuống, tưới dội cho những cánh đồng mà cánh tay của người dân cày đã cướp đoạt với thiên nhiên, từng mảnh, từng mảnh một, mấy ngàn năm nay” [2, tr. 328].

Người dân Nghệ Tĩnh quanh năm vật lộn khó nhọc với một cõi thiên nhiên “bủn xỉn và cay nghiệt”, do đó đã hình thành những cá tính riêng biệt rõ rệt: “can đảm đến sơ suất, cần cù đến liều lĩnh, kiên quyết đến khô khan, và tằn tiện đến … “cá gỗ!” [2, tr. 328]. Nhưng họ cũng là những người giản dị, thật thà, chắc chắn, siêng năng, tiết kiệm, luôn luôn can đảm, kiên cường. Vùng đất ấy là cái nôi đã sản sinh và nuôi dưỡng rất nhiều anh hùng, danh

tướng, lương thần, những nhà nho khảng khái, và bao dân thường đã anh dũng hy sinh cho dân tộc, cho chính nghĩa. Vùng đất ấy có những phong tục, những sinh hoạt văn hoá tinh thần độc đáo. Những buổi hát đò đưa, hát phường vải, hát ví dặm với những giai điệu dân ca mượt mà, đằm thắm đã nuôi dưỡng tâm hồn những người con xứ Nghệ. Đặng Thai Mai viết về xứ Nghệ của cụ Phan mà cũng là của mình với tất cả niềm yêu quý, tự hào và hấp dẫn vô cùng. Cái phông văn hoá - lịch sử mà Đặng Thai Mai dựng lại trong chuyên luận thật sinh động. “Với những trang viết mang màu sắc hồi ký đậm chất trữ tình, ông làm sống dậy cả một môi trường sinh hoạt văn hoá, nơi đã hun đúc nên tài năng, chí khí và tâm hồn của nhà yêu nước vĩ đại Phan Bội Châu” [27, tr. 37]. Qua công trình này, Đặng Thai Mai đã dựng lên bức chân dung văn học Phan Bội Châu, một nhà văn tiêu biểu cho dòng văn thơ cách mạng Việt Nam đầu thế kỷ, sau khi đã là một nhà cách mạng tiêu biểu nhất cho các phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc hai mươi lăm năm đầu thế kỷ này. Nếu Văn thơ cách mạng Việt Nam đầu thế kỷ XX 1900-1925 có giá trị như một bức tranh toàn diện, bao quát với một trào lưu văn học thì Văn thơ Phan Bội Châu lại là một điểm sáng trong toàn bộ bối cảnh bức tranh đó.

Trong rất nhiều những sáng tác của cụ Phan, Đặng Thai Mai dành nhiều thời gian hơn cho những tác phẩm ra đời trước khi cụ bị bắt về nước. Ông đã nhìn nhận nhân cách lớn trong xu thế vận động tất yếu dưới sự tác động của hoàn cảnh khách quan khi lý giải: “Còn phần sáng tác sau này, nhất là về thơ, chúng tôi thấy rằng nó kém hẳn phần trên, về giá trị văn chương cũng như về nội dung tư tưởng. Bởi vậy, số lượng văn thơ quốc ngữ của Phan Sào Nam viết trong mười lăm năm cuối, tuy rất nhiều, nhưng chúng tôi chỉ lọc lấy một số rất ít mà thôi. Khi người cầm bút đã mất hết tự do, khi tư tưởng của người ta đã bị trào lưu thời đại vượt qua, thì lẽ cố nhiên là lời nói, ngòi bút cũng mất hết những màu sắc hồng hào, tươi trẻ của con người chiến sỹ

đấu tranh cho cuộc sống dân tộc. Văn chương của ông già bến Ngự sẽ đặm úa một màu xám, ảm đạm, thê lương của một cuộc đời không hy vọng và cơ hồ không còn tí gì là sắc khí hăng hái, mạnh mẽ như ngày xưa nữa” [2, tr. 320]. Như vậy, khi nghiên cứu Văn thơ Phan Bội Châu (mà cũng không chỉ riêng với trường hợp những sáng tác của Phan Bội Châu), Đặng Thai Mai đã không vì tiếng tăm, ảnh hưởng của cụ mà công nhận một cách hời hợt rằng tất cả những sáng tác của Phan Bội Châu đều có giá trị. Đã đành rằng, Phan Bội Châu là một thiên tài văn chương nhưng không phải vì thế mà mọi sáng tác của ông đều là kiệt tác. Đặng Thai Mai thành công trong việc nghiên cứu con người chứ không phải nghiên cứu thần thánh. Vì thế, các tác gia qua nhận định của Đặng Thai Mai trở nên gần gũi và chân thực hơn. Văn thơ là sự phản ánh của tư tưởng, tình cảm. Đặng Thai Mai đã mô tả quá trình vận động, phát triển tâm lý và tư tưởng cách mạng của Phan Bội Châu, từ đó có sự đối chiếu với hình ảnh của nó thể hiện trong văn thơ.

Từ những lý giải về đời sống văn hoá xứ Nghệ, từ việc tái hiện quá trình sáng tác văn chương của Phan Bội Châu trong gần nửa thế kỷ với quan điểm đánh giá khách quan, khoa học những thành công cũng như hạn chế trong sự nghiệp văn thơ của Phan Bội Châu, Đặng Thai Mai đã đúc kết được những bài học lớn về văn học, về triết lý nhân sinh, về lập trường chính trị. Bằng những lập luận khoa học và tấm lòng trân trọng Phan Bội Châu, ông khẳng định: “Phan Bội Châu là một nhà đại ái quốc”, “một nhân cách vĩ đại đã thể hiện được một cách hùng hồn, rực rỡ tinh thần bất khuất của dân tộc” [2, tr. 369]. Thành công của Văn thơ Phan Bội Châu là một tất yếu bởi bên cạnh những đóng góp thật sự có giá trị về mặt khoa học, tập chuyên khảo còn “hấp dẫn người đọc bằng một vốn kiến thức sâu rộng và chính xác, một quan điểm vững vàng và tiên tiến, một nghệ thuật diễn đạt tinh tế và uyển chuyển, một ngòi bút chiến đấu sắc sảo và giàu sức thuyết phục, đôi khi pha chất hài

hước, châm biếm một cách thâm thuý” [27, tr. 330]. Cùng với Việt Nam vong quốc sử, Phan Bội Châu niên biểu, cuốn sách Văn thơ Phan Bội Châu đã góp phần tạo nên sự toàn diện cho hình ảnh con người văn chương Phan Sào Nam. Những kiến thức mà ba tập sách đó đưa lại cho người đọc là những kiến thức cơ bản, phong phú và tương đối toàn vẹn.

Các nhà xuất bản và giới học thuật nước ta đều coi Đặng Thai Mai như là một học giả quyền uy về Phan Bội Châu. Danh hiệu ấy gắn liền với quá trình nghiên cứu, học tập và vận dụng tài tình vốn kiến thức sâu rộng về Hán học, đặc biệt là về quê hương, con người nhà cách mạng ưu tú Phan Bội Châu của Đặng Thai Mai. Mặc dù đây chưa phải là công trình nghiên cứu toàn diện và hoàn chỉnh về cuộc đời và sự nghiệp văn học của Phan Bội Châu và có những phần Đặng Thai Mai chưa nhìn nhận hoàn toàn chính xác, ví như một Phan Bội Châu trong thời làm ông già bến Ngự. Đặng Thai Mai khuyên không nên nói nhiều về con người và văn thơ Phan Bội Châu thời gian này, nhưng những thành quả bước đầu đó cũng đủ để các nhà nghiên cứu tự tin khẳng định: “Cuốn sách Văn thơ Phan Bội Châu của Đặng Thai Mai là một công trình vừa là khoa học vừa là văn chương xuất sắc” [27, tr. 327]. Một điều phải ghi nhận nữa là: “Nói đến việc nghiên cứu giới thiệu nhà yêu nước - nhà văn Phan Bội Châu, người ta không thể không quy công cho Giáo sư Đặng Thai Mai, một trong những người đầu tiên đã đặt ra vấn đề, đã tìm hiểu và nghiên cứu khá sâu và đạt được những thành tựu quan trọng. Đồng thời, chính Giáo sư cũng đã góp phần không nhỏ trong việc tác thành nên một thế hệ học trò tiếp tục đi sâu nghiên cứu nhân vật lịch sử tầm cỡ này” [27, tr. 328]. Nhà nghiên cứu Chương Thâu - người học trò của xứ sở “cá gỗ” đã được Đặng Thai Mai dành cho không ít sự “ưu ái” và “ưu tiên” trong việc nghiên cứu Phan Bội Châu, coi đó là một “sứ mệnh cao cả” đã biên soạn bộ sách Toàn tập về Phan Bội Châu gồm 10 cuốn là một thành quả đồ sộ xuất

sắc: “Đây là “một tập đại thành” công sức của nhiều thế hệ, là sự kế thừa và bổ sung thêm vào những thành quả của các nhà sưu tầm, nghiên cứu về Phan Bội Châu, đã công bố từ trước đến nay” [27, tr. 334] được trao Giải thưởng Quốc gia năm 1985-1990 của Uỷ ban Khoa học kỹ thuật Nhà nước và Uỷ ban

Một phần của tài liệu Sự nghiệp nghiên cứu văn học của Đặng Thai Mai (Trang 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)