1.1 Đại từ nhân xƣng
Nghi thức lời nói của người Việt rất phong phú, biểu hiện rõ nhất ở Đại từ nhân xưng (ĐTNX). Hệ thống xưng hô của người Việt rất uyển chuyển và linh hoạt nhưng cũng rất phức tạp. Trong xưng hô, người Việt cũng đã tỏ rõ trật tự tôn ti trong xã hội, tỏ rõ sự yêu, ghét, thù hẳn, khách sáo hay thân mật ngay khi khi lựa chọn ĐTNX để thể hiện.
Như chúng ta đã biết hệ thống xưng hô trong tiếng Việt rất phong phú và đa dạng. Nghĩa biểu cảm trong các ĐTNX của Việt Nam rất đậm. Nó không có tính trung tính như trong tiếng Anh (chỉ có I và You). Chính vì tính biểu cảm cao nên trong từng hoàn cảnh cụ thể người nói luôn có sự lựa chọn kỹ càng các ĐTNX trong khi giao tiếp.
1.1.1 Cách sử dụng ĐTNX trong giai đoạn 30 – 45
Trong xã hội trước cách mạng tháng Tám, giai đoạn 30 – 45 thì bạch đinh là hạng đàn ông bị coi thường nhất ở xã hội Việt Nam. Bạch đinh là người chỉ có tên mà không có tư cách hoặc chức nghiệp gì đáng nể trọng trong xã hội. Người ta chỉ dùng tên hoặc với hai từ
thằng và con để gọi hay hô. Những người nông dân được coi là lớp người bần cùng nhất trong xã hội. Hệ tư tưởng xã hội phong kiến đã ngấm vào máu thịt của họ ngay từ khi sinh ra. Bản thân họ cũng không phản kháng lại mà tự chấp nhận nó như một lẽ thường. Trong
khi giao tiếp quan lại, ông chủ tự coi mình là người ở địa vị trên và có quyền áp đặt hay bóc lột những người có địa vị thấp.
chủ ngôn- tiếp ngôn Cặp ĐTNX số lƣợng chiếm %
quan lại – dân chúng
ông – mày chúng mày chúng bay 119/351 33,9% bố mẹ - con cái tao – mày ông – mày bà - mày 50/351 14,24% vợ - chồng tao – mày ông – mày 33/351 9,4% chủ - người ở, làm thuê ông – mày chúng mày chúng bay 36/351 10,25%
Qua bảng khảo sát trên chúng tôi nhận thấy tùy vào hoàn cảnh như khoảng cách xã hội và mức gắn bó giữa người giao tiếp mà người sử dụng có thể chọn lựa ĐTNX cho phù hợp. Tuy nhiên luận văn này chỉ khảo sát về cách sử dụng ĐTNX trong hành động ngôn từ đe dọa. Hệ thống từ xưng hô và cách xưng hô thay đổi theo lịch sử. Một ngôn ngữ hệ thống từ xưng hô càng lớn, cấu trúc xưng hô càng nhiều thì sự biến đổi theo lịch sử càng rõ. Khi thực hiện hành động đe dọa thì người nói phải lựa chọn ĐTNX cho phù hợp với hoàn cảnh. Xưng hô phải thể hiện vai giao tiếp (vai nói, nghe). Vai người nói thể hiện sự đe dọa luôn đứng ở vị thế cao hơn, vai người nghe tiếp nhận sự đe dọa luôn ở vị thế thấp hơn (xưng hô phải thể hiện được sức mạnh quyền uy). Điều này có thể nhận thấy qua các cặp quan hệ sau:
- Trong cặp quan hệ “quan lại – dân chúng” thì khi thực hiện hành động đe dọa người nói luôn đặt mình ở vị thế cao hơn người nghe. Theo quan niệm xã hội thời phong kiến thì quan như phụ mẫu còn dân chúng như con. Ở xã hội nửa phong kiến nửa thực dân thì quan niệm này cũng chưa thay đổi.
- Trong cặp quan hệ “bố mẹ - con cái” thì người nói (bố/ mẹ) thường muốn khẳng định thứ bậc, tôn ti trong gia đình là người bề trên trong khi thực hiện hành động đe dọa.
- Trong cặp quan hệ “vợ - chồng” thì người chồng luôn đứng ở vị thế cao hơn người vợ. Ở xã hội phong kiến thì sự bình đẳng giữa nam/ nữ, sự bình đẳng giữa vợ/ chồng là không có. Người chồng luôn có vị thế cao hơn, chính vì vậy họ tự xác lập cho mình quyền sử dụng ngôn ngữ để thể hiện điều này.
- Cặp “chủ - người làm thuê” cũng vậy. Ở xã hội nửa phong kiến nửa thực dân thì chủ luôn luôn có quyền hành cao hơn. Sự phân định giữa người giàu và người nghèo, giữa ông chủ và đầy tớ biểu hiện mối quan hệ về giai cấp. Ở xã hội thời đó thì sự phân định về giai cấp là rất rõ ràng, không có sự bình đẳng. Bản thân người làm hoặc người ở cũng tự cho mình là thấp kém hơn.
Qua khảo sát, cặp ĐTNX “ông – chúng bay/chúng mày”
chiếm một tỉ lệ rất cao. Cặp thoại giữa quan lại – dân chúng chiếm số lượng lớn nhất 33,9%. Tiếp đó là giữa người làm thuê và ông chủ với 36/352 phiếu chiếm 10,25%. Bản thân người nói ý thức được vị thế của mình và luôn sử dụng lối nói nâng bậc để thể hiện địa vị và uy quyền của mình. Gần một nửa số phiếu về hành động đe dọa là của quan lại với dân chúng. Như vậy đặc điểm xã hội nổi bật trong giai đoạn này là sự phân chia rõ rệt về giai cấp thống trị và giai cấp bị trị.
Xưng hô phải thể hiện thái độ, tình cảm của người nói đối với người nghe. Để tỏ sự tôn trọng, người Việt thường hô nâng bậc. Đáng là ông mà hô là cụ, không phải là người sinh trước mà vẫn gọi là anh. Để tỏ thái độ coi thường, khinh bỉ người Việt dùng lối hô hạ bậc. Đáng bậc trên dùng từ bậc dưới mà hô. Khinh bỉ nhất là hô bằng thằng hay con (thằng cha, con mẹ, con mụ hay mày). Các cặp ĐTNX được dùng nhiều nhất là tao – mày hay ông/ bà – mày (chúng mày/chúng bay).
Yếu tố xuồng xã trong giao tiếp vẫn chiếm nhiều hơn chuẩn. Khi chúng ta dùng cặp ĐTNX mày – tao thì nó là cặp ĐTNX phổ biến nhất, thông dụng nhất và mang tính dân dã nhất. Trong giao tiếp giữa bạn bè nó có thể là thân mật hoặc không thân mật. Tuy nhiên khi dùng để biểu thị quan hệ không cân xứng về địa vị xã hội thì nó lại biểu hiện tình thái khác. Khi đó người nói luôn là người có vị thế hoặc địa vị cao hơn còn người nghe luôn có địa vị hoặc vị thế thấp hơn. Trong các phiếu tư liệu thu được chiếm hơn một nửa (238/351 phiếu) là các cặp ĐTNX mày – tao. Khi tức giận hoặc đe dọa thì người nói luôn đặt mình ở vị thế cao hơn người nghe. Vì vậy ĐTNX ngôi 1(người nói/ chủ ngôn) được dùng nhiều là ông hoặc bà. Trong các cặp thoại giữa người nói và người nghe xét ở vị thế xã hội thì người nói luôn đứng ở vị thế cao hơn người nghe.
Qua bảng phân loại trên chúng tôi nhận thấy, tính dân dã trong văn hóa nông nghiệp được thể hiện rất rõ qua các cặp ĐTNX. Ở vị thế cao hơn hoặc tự cho mình có vị thế cao hơn thì người nói cũng chỉ dùng cặp ĐTNX ông/ bà – mày hoặc tao - mày dù là quan lại hay lý trưởng chánh tổng đến lính tuần. Không có một ĐTNX nào cao hơn nữa để người nói thể hiện vị thế của mình. Về mối quan hệ trong gia đình như bố mẹ - con cái, vợ - chồng khi thể hiện quyền lực thì
ĐTNX mà chủ ngôn dùng nhiều nhất vẫn là ông/ bà. Khi người Việt Nam chửi rủa với mục đích hạ thấp thể diện của người nghe cũng thường dùng quán ngữ “ông bà ông vải nhà mày”.Và để thể hiện quyền lực hay địa vị xã hội của mình thì người Việt cũng dùng hai từ
“ông/ bà” ở ngôi 1.
1.1.2 Cách sử dụng ĐTNX trong giai đoạn hiện đại
Trong giai đoạn hiện đại khi xã hội đã có sự thay đổi cơ bản về hệ thống chính trị, các cặp ĐTNX được dùng để thể hiện các vai giao tiếp, thể hiện vị thế xã hội khi giao tiếp cũng thay đổi theo.Đối với một xã hội bình đẳng thì các vai giao tiếp trong xã hội đều công bằng như nhau. Khi tiến hành khảo sát các tác phẩm của Nguyễn Huy Thiệp chúng tôi nhận thấy ngay bản thân tác giả khi viết về giai đoạn phong kiến và giai đoạn hiện đại cũng có sự khác biệt về cách sử dụng ĐTNX.
thời kỳ mối quan hệ ngôi 1 số lƣợng chiếm
vua – tôi tôi – vua ta thần 7/50 1/50 14% 2% phong kiến chủ - tớ ông tao 1/50 1/50 2% 2% Vợ - chồng Bố - con tôi tao 7/50 1/50 14% 2% hiện đại Bạn – bạn tôi tao ông khuyết CN 8/50 5/50 3/50 8/50 16% 10% 6% 16%
Ở thời kỳ phong kiến sự phân biệt về địa vị trong xã hội dựa vào quan hệ vị thế. Vị thế giữa vua – tôi là cao nhất. Từ để Vua xưng hô với bề tôi là ta chiếm 14%, còn từ để tôi xưng với vua là thần
chiếm 2%. ĐTNX ngôi1 thể hiện vị thế cao nhất ở xã hội phong kiến trong tác phẩm của Nguyễn Huy Thiệp là ta . Từ ta dùng để thể hiện quyền lực của người nói nhưng nó có thể dùng cho vua, quan hay chủ, không có sự phân biệt rạch ròi giữa vua - tôi như từ trẫm. Mức độ uy phong của từ ta cũng không bằng với từ trẫm. Ở mối quan hệ giữa chủ - tớ thì mức độ chuẩn mực đã thay đổi. Có thể dùng từ ông
hoặc tao để thể hiện vị thế của người nói. Cách dùng ĐTNX như ta, ông, tao thể hiện tính dân dã trong văn hóa nông nghiệp của người Việt Nam.
Ở thời kỳ hiện đại ĐTNX ngôi 1 chủ yếu thể hiện quan hệ vị thế và quan hệ thân hữu.
- Đối với quan hệ trong gia đình (quan hệ thân hữu) ĐTNX ngôi 1 được dùng nhiều nhất là tôi chiếm 14%, từ tao chỉ chiếm 2%. Khi người nói dùng ĐTNX ngôi 1 tôi thì bản thân người nói có ý thức về sự bình đẳng với người nghe trong khi giao tiếp.
- Đối với quan hệ ngoài xã hội (quan hệ vị thế) ĐTNX ngôi 1 tôi
chiếm 14%, tao chiếm 10% và ông chỉ chiếm 6%. Từ tao thường được dùng khi người nói không cần giữ lễ hoặc muốn biểu lộ uy quyền hoặc sự tức giận còn từ ông trong cặp ông – mày/ chúng mày
được người nói dùng để thể hiện uy quyền, địa vị hay sức mạnh của người nói đối với người nghe trong khi giao tiếp. Từ này không được sử sụng nhiều (chiếm 6%) vì bản chất của xã hội đã thay đổi cơ bản không còn vua -tôi, quan lại - dân đen, chủ - tớ nên nên người nói không sử dụng nhiều nữa. Khi dùng từ tôi để xưng thì người nói luôn chọn các ĐTNX ngôi 2 tương xứng về vị thế để gọi người nghe như tôi – ông, tôi – bà, tôi – bác, tôi – chú, tôi – anh /chị. Tuy nhiên các từ ông, bà, bác, chú, anh, chị là các từ sử dụng trong gia đình. Chúng được xã hội hóa với mục đích làm thân thiết hóa các mối quan hệ
trong xã hội hay có ý xưng khiêm hô tôn. Đây cũng là một nét đặc trưng trong văn hóa ứng xử của người Việt.
- Cuối cùng là người không dùng ĐTNX ngôi 1 trong khi giao tiếp hay còn gọi là khuyết chủ ngữ. Khi một cặp thoại mà ở đó người nói không dùng chủ ngữ để xưng thì bản thân người nói đã tự xác định vị thế cân bằng giữa mình và người nghe. Vì thế không cần giữ lễ hay chuẩn mực trong giao tiếp hay nói một cách khác yếu tố xuồng xã trong giao tiếp chiếm khá nhiều 16%.
Trong phần khảo sát này, các ĐTNX ngôi 1 gần như đều thể hiện sự cân bằng về vị thế giao tiếp.
- Sự cân bằng vị thế mang tính lịch sự (tôi) chiếm 30%.
- Sự cân bằng vị thế mang tính phi lịch sự (khuyết chủ ngữ) chiếm 16%
- Sự cân bằng mang tính xuồng xã, dân dã (tao) chiếm 10% chỉ có 3% thể hiện sự phân biệt địa vị của người nói (ông) trong khi giao tiếp.
Như vậy ĐTNX là dấu hiệu nhận biết về mặt hình thức của HĐNT đe dọa. Qua ĐTNX chúng ta biết được thứ bậc trong quan hệ xã hội, người nói đứng ở vị thế nào? Người nghe đứng ở vị thế nào? Khi dùng ĐTNX người Việt có quan niệm “xưng khiêm hô tôn”. Khi xưng người nói phải thể hiện sự tôn kính, kính trọng hay lịch sự với người nghe. Tuy nhiên, trong giai đoạn 30 – 45 khi thực hiện HĐ đe dọa thì người nói lại dùng cách nói “xưng tôn hô khiêm”. Sử dụng các ĐTNX như ông/ bà/ tao để tự nâng bậc cho bản thân, thông qua đó thể hiện quyền lực của mình nhằm đặt được mục đích mà người nói đề ra khi thực hiện hành động đe dọa. Còn đối với giai đoạn hiện đại người nói sử dụng lối xưng hô bình đẳng hơn. Các ĐTNX như
ông/ bà - mày không được sử dụng nhiều, thay vào đó là các cặp ĐTNX ông/bà – tôi.
Qua cách sử dụng ĐTNX chúng ta biết được về tính chất xã hội mà chủ thể sử dụng ĐTNX đang sống như thế nào? Xã hội dân chủ bình đẳng hay có sự phân chia giai cấp từ đó mới có thể hiểu rõ cơ chế tạo lập và thực hiện HĐNT đe dọa.
1.2 HĐNTĐD đƣợc biểu hiện bằng quán ngữ, cụm từ.
Trong khi nhận diện HĐNT đe dọa các dấu hiệu đặc trưng sẽ giúp phân biệt hành động đe dọa với các hành động khác. Thông qua nhận biết các dấu hiệu đặc trưng mà chúng ta có thể thấy được những nét khác biệt về văn hóa xã hội giữa hai giai đoạn 1930 – 1945 và hiện đại
Qua bảng khảo sát, ở giai đoạn 1930 – 1945 HĐNT đe dọa trực tiếp có dấu hiệu đặc trưng được biểu hiện thông qua các quán ngữ
“truyền đời báo danh” chiếm 1.13%, cụm từ “liệu thần hồn”,“liệu xác” chiếm 2.56% và hành động chửi chiếm 4.55%, riêng với câu điều kiện chiếm khá nhiều 13.7%. Tuy nhiên giai đoạn hiện đại không thấy có những dấu hiệu đặc trưng này.
Ở giai đoạn 30 – 45 khi xã hội Việt Nam vẫn là một xã hội thuần nông thì văn hóa làng xã vẫn chiếm chủ đạo. Chính vì vậy các cụm từ như “truyền đời báo danh”, “liệu thần hồn”, “liệu xác”
được sử dụng nhiều khi đe dọa ai đó. Khi dùng các quán ngữ hay cụm từ này, người nói còn sử dụng thêm cả ĐTNX để tăng hiệu quả trong khi thực hiện hành động đe dọa. Cặp ĐTNX thường được dùng
mày – tao, ông/bà – mày.
Hành động chửi cũng được sử dụng trong đe dọa với các câu chửi thường xuất hiện trong khẩu ngữ như đồ khốn nạn, đồ đĩ rạc, đồ
ngu, cha mẹ nhà mày, tiên sư mày, tổ sư cha mày nhằm làm giảm hay hạ thấp thể diện của người nghe.
Tóm lại các yếu tố văn hóa dân gian vẫn đậm chất trong cuộc sống hàng ngày thông qua ngôn ngữ được thể hiện trong các tác phẩm văn học thời kỳ 30 – 45, điều này chúng tôi không bắt gặp trong các tác phẩm của Nguyễn Huy Thiệp.Về mặt xã hội đã có sự thay đổi lớn về tính chất giữa hai giai đoạn. Xã hội từ giai đoạn phong kiến thực dân chuyển sang giai đoạn dân chủ công bằng những nét văn hóa dân gian như sử dụng các thành ngữ, quán ngữ hay chửi cũng mất dần đi, thay thế vào đó là tính lịch sự, tính bình đẳng và sự tôn trọng giữa người nói và người nghe - những yếu tố văn hóa hiện đại phù hợp với xu thế phát triển của một xã hội văn minh.
2 HĐNTĐD đƣợc biểu hiện bằng kết cấu điều kiện
Đối với HĐNT đe dọa qua kết cấu điều kiện cũng có những yếu tố văn hóa trong đó. Một câu điều kiện thông thường với kết cấu
“nếu A thì B”, “hễ A thì B” nếu không có những biểu hiện riêng thì không thể trở thành lời đe dọa được.
Xét ví dụ:
Nếu trời mưa to (thì) chúng tôi sẽ không đi chơi Nếu không dậy sớm (thì) cô ấy sẽ trễ tàu
Các phát ngôn trên chỉ mang tính dự đoán thuần túy về một sự việc sắp xảy ra trong tương lai, chúng không có tính chất đe dọa. Vậy câu điều kiện thể hiện sự đe dọa khác với câu điều kiện thông thường như thế nào? Đối với các câu điều kiện mệnh đề A là điều kiện, mệnh đề