Nguyên lý lịch sự

Một phần của tài liệu Khảo sát hành động ngôn từ đe dọa trong một số tác phẩm hiện thực phê phán giai đoạn 1930 - 1945 và một số tác phẩm của Nguyễn Huy Thiệp (Trang 30)

4 Các lý thuyết liên quan đến hành động ngôn từ

4.1.2.2 Nguyên lý lịch sự

Lịch sự là nhân tố quan trọng trong giao tiếp xã hội. Người Việt nam thường hay nói câu:

“Lời nói chẳng mất tiền mua Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”

Vấn đề lịch sự đã được nhiều nhà nghiên cứu ngôn ngữ đề cập đến trong nhiều công trình. Ở đây chúng tôi chỉ xin tham khảo đến một số quan điểm lịch sự dưới góc độ một phương châm hội thoại của một số tác giả như G. Leech, P.Brown và S.Levinson

Trong hội thoại, các hành vi ngôn ngữ luôn tiềm ẩn sự đe doạ thể diện (Face Threatening Acts-FTA) gồm 4 phạm trù:

+ Hành vi đe doạ thể diện tiêu cực của người nói. + Hành vi đe doạ thể diện tích cực của người nói. + Hành vi đe doạ thể diện tiêu cực của người nghe. + Hành vi đe doạ thể diện tích cực của người nghe.

Các FTA mà Brown và Levinsion nêu ra được coi là bi quan, xem con người trong xã hội như là những sinh thể bị bao vậy thường xuyên bởi các FTA. Bởi vậy cần điều chỉnh bằng cách đưa vào mô hình những FTA có tính chất tích cực (Face Flatering Acts-hành vi tôn vinh thể diện). Như vậy, tập hợp các hành vi ngôn ngữ được chia làm hai nhóm lớn: nhóm có hiệu quả tích cực và nhóm có hiệu quả tiêu cực. Tương ứng với hai nhóm này là phép lịch sự âm tính và phép lịch sự dương tính.

Tuy nhiên đối với hành động ngôn từ đe dọa thì chúng ta xem xét đến tính phi lịch sự (inpoliteness). Một hành động đe dọa muốn được thành công thì chiến lược giao tiếp không phải là lich sự mà là phi lịch sự. Tùy theo mức độ đe dọa và tùy theo các vai giao tiếp như ngang hàng, cao hơn hay thấp hơn về địa vị xã hội mà tính phi lịch sự được tăng hay giảm trong chiến lược giao tiếp nhằm đạt được kết quả cuối cùng như ý muốn.

Ví dụ:

1. Ông Cai lệ nổi cơn lôi đình, tặng luôn anh Dậu năm bảy cái tát vào mặt và hằm hè:

- Bướng với ông à? Mày có tội thì ông mới trói. Lại còn bướng với ông à!

([18], 28)

Ở ví dụ này thì chúng ta thấy rõ tính phi lịch sự ở đây. Mức độ phi lịch sự cao được thể hiện qua cặp ĐTNX: ông (cai lệ) – mày(anh Dậu) hay về vị thế khác nhau: cai lệ (người làm việc cho làng/ kẻ có quyền) – anh Dậu (người không hoàn thành trách nhiệm với việc làng/ kẻ yếu thế ). Hành động hỏi vừa thực hiện xong  bị đánh ngay  đe dọa về thể xác.

2.Phó lý ở ngoài đình ra oai :

- Con mẹ đĩ Dậu! Mày có câm đi, không thì ông vả vào mồm bây giờ! Đình làng chứ xó buồng của vợ chồng mày đấy à? Ai cho chúng bay đú đởn với nhau ở đấy? Đàn bà thối thây, suốt năm có một suất sưu của chồng mà không chạy nổi, lại còn nỏ mồm,..'thầy em' với 'thầy anh'... Ngứa tai chúng ông!

([18], 47)

Ví dụ 2 chúng ta có thể nhận thấy tính phi lịch sự được thể hiện rõ ràng hơn. Ngoài cặp ĐTNX: ông – mày hay chúng ông – chúng mày

(thể hiện địa vị xã hội phi đối xứng) còn có hành vi đe dọa thể diện tới người nghe (Đàn bà thối thây). Hàng loạt các câu hỏi được thực hiện nhưng đích ngôn trung hướng tới là đe dọa khiến người nghe không được nói nữa.

Một phần của tài liệu Khảo sát hành động ngôn từ đe dọa trong một số tác phẩm hiện thực phê phán giai đoạn 1930 - 1945 và một số tác phẩm của Nguyễn Huy Thiệp (Trang 30)