3 Phân loại các hành động ngôn từ
3.3.2 Hành động tại lời gián tiếp
Một người dùng một phát ngôn này nhưng muốn người đối thoại hiểu nghĩa không phải của phát ngôn đó mà là nghĩa ở ngoài phát ngôn.
Anh có thể tắt đài được không? (tiếng Việt)
Could you turn off the radio? (tiếng Anh)
Người đối thoại không thể trả lời là “được” hay “không được”
ngoại trừ là lời nói đùa hay cố tình không hiểu. Điều này có nghĩa phát ngôn trên tuy hình thức là câu hỏi nhưng mục đích không phải là hỏi mà là một hành động cầu khiến “anh tắt đài cho em” Như vậy, Hành động tại lời cầu khiến đã được thực hiện gián tiếp qua hành động tại lời hỏi và hành động tại lời hỏi là hành động tại lời cầu khiến gián tiếp.
Searle định nghĩa: “Một hành động tại lời được thực hiện gián tiếp qua một hành động tại lời khác được gọi là một hành động gián tiếp”
([5], 60).
Khi nghiên cứu về hành động tại lời gián tiếp thì chúng ta phải chú ý đến những điểm sau:
- Hành động tại lời gián tiếp lệ thuộc chủ yếu vào ngữ cảnh
- Khi tìm hiểu và phân tích một hành động tại lời gián tiếp chúng ta phải chú ý tới quan hệ ngữ nghĩa giữa các thành phần của nội dung mệnh đề trong biểu thức ngữ vi trực tiếp với ngữ cảnh
- Một hành động tại lời trực tiếp có thể thể hiện nhiều hành động tại lời gián tiếp. “Cùng một phát ngôn có thể tiềm tàng nhiều hành động ngoài lời” ([10], 47)
- Hành động tại lời gián tiếp không phải là một hiện tượng riêng rẽ do hành động tại lời trực tiếp tạo ra mà nó còn bị quy định bởi lý thuyết lập luận, các phương châm hội thoại, phép lịch sự, các quy tắc liên kết, các quy tắc hội thoại và bởi cả logic nữa.
- Những thằng này hỗn! Chỗ chúng mày ngồi đấy à?
([1], 148)
Trong ví dụ này, mở đầu phát ngôn, người nói đã nêu nhận định của mình về người nghe “những thằng này hỗn”. Qua phát ngôn này người nói đã tiền giả định (TGĐ) người nghe đang cư xử không đúng mực, không đúng phép tắc. Tiếp đó là câu hỏi “chỗ chúng mày ngồi đấy à?” Qua câu hỏi này người nói lại tiếp tục TGĐ một lần nữa “đây không phải chỗ cho chúng mày ngồi”. Như vậy qua TGĐ người nói đã tạo ra HĐNT đe dọa gián tiếp. Tính đe dọa được hàm ẩn thông qua hành động hỏi. Hành động tại lời là hỏi nhưng đích ngôn trung mà người nói muốn hướng tới là người nghe dừng lại hành động mà mình đang làm là “ngồi”. Thông qua cách dùng ĐTNX, người nói đã hạ thấp thể diện của người nghe như mày, chúng mày trong phát ngôn của mình.
Bên cạnh đó có những HĐNT có định hướng xác định nghĩa vì các từ ngữ có thể có quan hệ kéo theo ngữ nghĩa. Một từ A có thể kéo theo một cách hiểu ngữ nghĩa của một từ B. Nếu B có hệ quả là C thì tùy thuộc vào hệ quả C là tích cực hay tiêu cực (tốt hay xấu, thuận lợi hay không thuân lợi) cho một đối tượng nào đó mà phát ngôn có chứa A có thể gây ra một hiệu lực tại lời là tốt hoặc xấu đối vối người tiếp nhận. Sự tốt hay xấu tùy thuộc với từng từ ngữ cụ thể sẽ trở thành một HĐNT cụ thể.
Ví dụ:
-Hay là tôi trình lên cụ xem nhé!
([4], 93)
Người nói đang thực hiện hành động yêu cầu, muốn người nghe đồng ý với mình về việc trình báo mất giầy của cụ chánh Bá. Tuy nhiên hành động tại lời là yêu cầu nhưng đích ngôn trung hướng tới là hăm
dọa chủ nhà về việc để cho cụ chánh Bá bị mất giầy. Nếu cụ Chánh Bá biết thì chủ nhà sẽ bị rầy rà và phải chịu trách nhiệm về việc để mất giầy của cụ.
Chúng ta có kết cấu từ HĐ cầu khiến dẫn đến HĐ de dọa thông qua ngữ điệu.
HĐ cầu khiến HĐ đe dọa
ngữ điệu