Trong chương 1 chúng tôi đã trình bày vắn tắt về khái niệm hành động ngôn từ (HĐNT) và khái niệm “Hành động ngôn từ đe dọa”. Trên cơ sở kế thừa những thành tựu của những nhà nghiên cứu đi trước, luận văn đã có xác lập cách hiểu về “ hành động ngôn từ đe dọa” để triển khai những vấn đề nghiên cứu trong luận văn.
Để nghiên cứu hành động ngôn từ đe dọa, luận văn cũng đề cập đến những khái niệm trong hội thoại, các quy tắc hội thoại, cặp thoại hay thuyết lịch sự…Luận văn đã phân biệt hành động ngôn từ đe dọa với các hành động ngôn từ khác dựa trên những tiêu chí mà Sealer đã đưa ra để làm tiền đề cho các chương tiếp theo.
CHƢƠNG 2
KHẢO SÁT HÀNH ĐỘNG NGÔN TỪ ĐE DỌA TRONG CÁC TÁC PHẨM VĂN HỌC
1. Hành động đe dọa có dấu hiệu ngôn hành
Trong chương 1 chúng ta đã biết hành động ngôn từ đe dọa (HĐNTĐD) không có động từ ngôn hành tường minh (ĐTNH). Các HĐNTĐD trong thực tế thường được biểu hiện qua các hành động ngôn từ khác. Tuy chúng không có ĐTNH nhưng chúng lại có những dấu hiệu ngôn hành để người nghe có thể nhận ra. Các dấu hiệu ngôn hành có thể là ngữ điệu, các tiểu từ tình thái (Tttt) như à, ơi, nhỉ, chăng, chứ hay là các cụm từ, các kết cấu đặc trưng có giá trị như dấu hiệu ngôn hành.
1.1 Kết cấu cụm từ “truyền đời báo danh”.
Khi thực hiện HĐNTĐD trong tiếng Việt, người nói rất hay dùng cụm từ “truyền đời báo danh” để đe dọa đối với người nghe. Đối với cụm từ này thì người nói thường đe dọa đến quyền lợi hay thể diện của người nghe.
1… Tao lấy mày đã bốn năm nay, trai có, gái có, bổn phận mày phải phục tòng tao mới được. Tao đây cũng không hèn hạ gì, mày ưng thuận lấy tao thì mày chỉ được phép biết có tao, những đứa nào xưa kia nó quyến rũ mày, mày phải quên đi, tao truyền đời cho chúng mày biết thế đấy…
([16], 32)
2. Ừ thì lão Nghị Hách sẽ là rể làng này đấy thì làm sao? Các anh chõ mõm vào làm gì? Ông truyền đời cho chúng mày biết rằng nó chỉ làm rể làng này độ ba hôm thì sẽ khối thằng lại không vác rá đến
vay gạo nó, ông chớ kể! Đừng có kháy nhau mà mai sau lại thối mồm!
([9], 162)
3. Mụ Nghị nghiến răng kèn kẹt và chỉ vào mặt con bé:
- Bà truyền đời báo danh cho mày, tự giờ đến mai, phải ăn hết cái rá cơm ấy, rồi mới được ăn cơm khác!
([18], 73)
Trong 1, 2, 3 thì đối với các mệnh đề đi cùng cụm từ này thường là yêu cầu của người nói muốn người nghe phải làm một việc gì đó. Cụm từ này nhằm nhấn mạnh hơn nữa về nguyện vọng của người nghe muốn người nói thực hiện yêu cầu của mình. Nó thể hiện tính tình thái trong câu. Qua các cặp đại từ nhân xưng (ĐTNX)
mày – tao
ông – chúng mày bà – mày
chúng ta thấy rõ ràng quan hệ của các cặp ĐTNX không đối xứng nhau thể hiện sự chênh lệch về địa vị hay vị thế xã hội cao – thấp. Người nói ngay từ đầu đã xác định vị thế của mình trong cuộc thoại là ở vị thế cao hơn đối với người nghe và tự xác lập chiến lược giao tiếp cho mình đó là chiến lược giao tiếp hướng tới đe dọa.Người nói đe dọa hướng đến thể diện của người nghe, muốn làm mất thể diện của người nghe thông qua các cặp ĐTNX.
1.2 Cụm từ “liệu thần hồn, liệu thần xác”
“Liệu thần xác, liệu thần hồn” là cụm từ thường được dùng cảnh báo khi người nói muốn người nghe không được làm một việc gì đó và nếu cố tình làm thì sẽ có một kết quả không tốt.
- Ông tò mò như thế là vô lễ! Nếu ông không muốn thất nghiệp thì
ông liệu cái thần xác ông đấy!
([9], 236)
Ở ví dụ này thì người nói không muốn người nghe quá tò mò và nếu tò mò quá sẽ không có hậu quả tốt – mất việc
2. Vừa ra đến sân thị nghe tiếng cô Viên gọi giật vào. Cô chỉ mặt thị bảo ngay:
-Tao bảo thật: Mày liệu hồn đấy! Trêu máu ai chứ trêu máu tao , tao đập tan đầu mày ra đấy.
([1], 405)
Còn đối với ví dụ này thì người nói yêu cầu người nghe không động đến mình, không được đe dọa đến lợi ích của mình và nếu không chấp nhận thì sẽ có một kết cục không tốt đang chờ chị ta.
3. Bà phó Đoan làm một hồi trầm trập:
- À! Đồ khốn nạn! Đồ sở khanh! Đồ bạc tình lang! Làm hại một đời người ta rồi thì bây giờ giở mặt phỏng! Này con này chẳng phải tay vừa đâu! Liệu thần xác!
([13], 221)
Trong ví dụ 3 thì người nói (chủ ngôn) nói với người nghe nhưng đích hướng tới là người thứ ba (không tham gia cuộc thoại). Mục đích của người nói là cảnh báo một sự việc không tốt mà mình sẽ thực hiện đối với người thứ ba. Cụm từ “liệu thần xác” đã thể hiện hàm ý đe dọa của chủ ngôn.
1.3 Hành động chửi
Chửi là bật ra những lời lẽ thô tục, cay độc để làm nhục người khác. ([20, 413])
Khi đứng trên vị thế xã hội cao hơn, người nói (chủ ngôn) muốn đe dọa người nghe (tiếp ngôn) với hy vọng người nghe sẽ thực hiện
mong muốn hay ý định của mình thì ngay từ ban đầu họ đã xác lập chiến lược giao tiếp của mình với mục đích làm mất thể diện, đe dọa thể hiện của người nghe với người nói là dùng kết cấu:
chửi + yêu cầu đe dọa Ví dụ:
1. - Ừ, ông sắp chết đấy, tiên sư mày! Mày cứ rủa ông đi, ông xem có đập vào mặt mày ra bằng cây gậy này bây giờ không? Đồ khốn nạn, đồ chó, đồ bất hiếu chi tử!
([14], 59)
2. Tổ sư cha mày! Mày cứ thử làm tể tướng đầu triều cho ông xem! Mày đi tri châu hay không thì cũng kệ mày!Có hay thì vào xác! Chứ ông trông mong gì đồ vô phúc!
([14], 60)
Trong ví dụ 1, 2 thì người nói (bố) thực hiện hành động chửi đối với người nghe (con). Đứng ở vị thế cao hơn, là người có quyền hành trong gia đình thì người nói đã thể hiện quyền lực của mình trong gia đình thông qua hành động chửi mắng con. Khi đó người nói đã xác lập quyền hạn và vị thế của mình để yêu cầu người nghe thực hiện một hành động mà họ không thể làm được đó là Mày cứ rủa ông đi và sau đó là thực hiện hành động đe dọa của mình “ông xem có đập vào mặt mày ra bằng cây gậy này bây giờ không?”
3. Bà mẹ lườm rồi quay đi cao giọng mắng con:
- Thôi câm đi đồ ngu, đồ gàn bất sách! Cha mẹ nhà mày, chứ lại chọc gậy xuống nước với bà à? Nói thì ai chả nói được, có mất cái long chân nào đâu!
([14], 63)
Trong ví dụ 3 này cũng vậy. Người nói (mẹ) mắng người nghe (con). Đặt người nghe (con) vào vị thế người có lỗi, người làm sai “chứ lại
chọc gậy xuống nước với bà à?” Việc con gây sự với mẹ là không thể xảy ra được vì thế mục đích mà người mẹ hướng tới chính là đe dọa về tinh thần và khẳng định về quyền lực, thứ tự tôn ti trong gia đình.
4. Thằng này phụ cô! Thằng này phụ tình mà thằng này đã mất ăn mất ngủ, lúc nào cũng bị dao đâm vào ruột, mà cô lại bình yên như thế này, mỗi ngày một béo, một đẹp ra thế này? Ai phụ ai? Hở con khốn nạn! Đồ đĩ rạc!...Tao làm gì?Mịch tao đã làm gì mày để mày phụ tao? Nói! Nói mau! Nói!
([9], 195)
Trong ví dụ này, khi người nói thực hiện hành động mắng chửi thì họ đã tự đặt mình vào vị thế cao hơn, người làm đúng còn người nghe có vị thế thấp hơn hay người làm sai.
Các cấu trúc có thể thay đổi
chửi + cảnh báo đe dọa hay: cảnh báo + chửi đe dọa
1.Con mụ Xô phi mặt phừng phừng, khùynh hai tay vào háng, nhìn cô và thốc một thôi một hồi:
- Đồ khốn nạn! Cha mày đúng là thằng giặc! Mày còn phàn nàn cái nỗi gì? Dân An Nam là những đứa vô ơn! Giống nòi nhơ bẩn! Mày cũng có óc ghét Pháp. Tao sẽ cho báo sở mật thám ghi tên mày vào sổ đen.
([4], 64) 2. Bà chủ mắng người ở:
-Mày nhầm thế có phen bà chém cổ mẹ mày đi! Đồ con lợn!
([13], 201)
Ở các ví dụ trên người nói đã thực hiện hành động chửi (làm mất thể diện của người nghe) ngay khi bắt đầu nói nhằm làm tăng uy thế của
mình, xác định vị thế cao của mình trong cuộc thoại để khiến người nghe lo sợ vì họ ở vị thế thấp. Sau cùng nêu dự định của người nói. Dự định này khiến người nghe lo sợ vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến bản thân người nghe. Khi người nói thực hiện hành động chửi thì họ đã tự đặt mình vào vị thế của người cao hơn đối với người nghe. Người nói tự cho mình có hành vi ứng xử đúng còn người nghe đang thực hiện một hành vi ứng xử sai. Chính vì vậy người nói thẻ hiện mình có quyền “chửi” và yêu cầu người nghe không được tiếp tục hành vi mà người nói cho rằng đó là hành vi sai trái. Khi người nghe dừng hành vi mà mình đang làm vì bị người nói chửi thì lúc đó chiến lược giao tiếp thành công dẫn đến đe dọa thành công.
Hành động ngôn từ đe dọa được thực hiện thông qua kết cấu sau: chửi + yêu cầu đe dọa
chửi + cảnh báo đe dọa cảnh báo + chửi đe dọa
1.4 Kết cấu nếu A thì B (hễ A thì B)
Các phát ngôn có chứa kết cấu này là những phát ngôn bao gồm dự định trong tương lai của người nói và kết quả người nghe sẽ nhận được trong tương lai. Trong kết cấu này thì mệnh đề A là điều kiện mệnh đề B là kết quả.Trong các kết cấu điều kiện - kết quả thì người nói đưa ra điều kiện và dự báo trước một kết quả không tốt cho người nghe nếu không đáp ứng được điều kiện mà mình đã nêu ra. Người nói yêu cầu người nghe phải lựa chọn và người nghe có thể lựa chọn kết quả tốt hay xấu là do mình. Sự lựa chọn đó ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi hay trách nhiệm, thể xác hay tinh thần của người nghe. Trong đó người nói chính là chủ thể của hành động đe dọa và hành động đe dọa được hướng trực tiếp tới người nghe.
Ví dụ:
1. Cai lệ vẫn giọng hằm hè:
- Nếu không có tiền nộp sưu cho ông bây giờ, thì ông sẽ rỡ cả nhà mày đi, chửi mắng thôi à!
([18], 101)
Ở ví dụ này thì người nói (cai lệ) đưa ra điều kiện phải nộp ngay tiền sưu. Nếu điều kiện này không được đáp ứng thì một kết quả xấu đang đợi người nghe trong tương lai và khả năng xảy ra kết cục xấu là rất cao là bị rỡ nhà, phá nhà. Trong trường hợp này người nói dùng ảnh hưởng và địa vị của mình để làm người nghe lo sợ về một việc sẽ gây tổn hại đến quyền lợi của người nghe trong tương lai. Lúc này người nói đã thực hiện hành động đe dọa.
2. Và vẫn nghiêm chỉnh, ngài đe :
- Hễ nói dối tao mà trốn vào đâu thì đừng ăn cái tết này thôi !
([4], 178)
Mối quan hệ trong ví dụ này là vợ - chồng . Tuy nhiên người nói lại dùng ĐTNX “mày” để nói với vợ. Như vậy chúng ta có thể nhận thấy ngay quan hệ giữa vợ chồng trong cặp thoại này là không bình đẳng hay chồng đang đứng ở vị thế cao hơn. Người chồng đang đưa ra yêu cầu đối với vợ mình là phải đến nhà quan trên và nếu không thực hiện yêu cầu đó thì một kết quả không tốt đẹp đang chờ đợi người vợ đừng ăn cái tết này thôi !
1.4.1 Đe dọa về trách nhiệm của ngƣời nghe
Người nói muốn người nghe phải thực hiện một hành động thể hiện trách nhiệm của mình và nếu không thực hiện hành động đó thì sẽ có một hành động khác đang chờ người nghe và hành động đó chắc chắn sẽ không có lợi cho người nghe. Nếu không làm hành động trong mệnh đề A thì người nói sẽ nhận được hậu quả của hành động
trong mệnh đề B. Hành động trong mệnh đề B chính là hành động đe dọa của người nói, là đích mà người nói muốn hướng tới.
Ví dụ:
1. Ông chánh án bảo:
- Đời anh bây giờ trong tay tôi, anh liệu đó! Nếu anh kệ đời con gái Thúy Liễu, thì tôi cũng không để đời anh yên đâu. Nếu anh cứ khăng khăng một mực cưỡng hoài, thì liệu hồn cả cái đời ông Tú nhà anh nữa. Tôi mà làm ra tù tội thì cả lũ, trớ trách.
([3], 367)
Trong ví dụ này vị thế của người nói (ông chánh án) cao hơn vị thế của người nghe. Tuy nhiên, chúng ta thấy có cặp xưng hô rất lịch sự
“tôi – anh” chứ không phải các cặp xưng hô thường thấy như “mày – tao / ông – mày …”. Mục đích hướng tới của người nói là thuyết phục người nghe nhưng đã có hàm ý đe dọa của mình ở đó. Nếu không thực hiện mong muốn của người nói thì người nghe sẽ có những kết cục không tốt cho mình và cho người liên quan.
2. Văn Minh cáu tiết cực điểm, phải lên giọng dọa nạt:
- Thưa ông, đó là một vấn đề lương tâm! Ông đã làm cho một con nhà tử tế phải mang tiếng hư hỏng, tôi xin cứu chữa lại cái điều đấy.
Nếu không thì không xong với tôi đâu.
([13], 184)
Đối với vị dụ này thì vị thế của người nói và người nghe là ngang bằng nhau “ông – tôi”. Và vì ngang hàng nhau nên người nói phải hướng tới trách nhiệm của người nghe phải thực hiện và người nói cũng đã dự báo về kết cục xấu cho người nghe
3.– Eo ơi! Anh nói mà tôi ghê cả mình. Nếu anh cố tình giết cả hai mẹ con tôi thì đây này, tôi liều chết trước mặt anh, cho anh trông
thấy. Anh buông tôi ra. Trời ơi! Ngờ đâu Hồ Hoàn Kiếm này chỉ là mồ hồng nhan!
([4], 28)
1.4.2 Đe dọa đến thể xác ngƣời nghe
Ví dụ:
1. Bà Nghị cầm đĩa giò kho ăn dở, chút vào trong niêu, sai thằng bếp treo lên lao màn và dặn :
- Bà đã đếm kỹ từng miếng rồi đấy. Còn mười bốn miếng tất cả.
Hễ mất miếng nào thì chết với bà!
([18], 34)
2. Rồi hắn chỉ gậy vào mặt chị Dậu;
- Chỉ vì vợ chồng nhà mày để quan hành ông... Ông hạn cho mày từ giờ đến tối nếu không chạy đủ hai đồng bẩy nữa, thì mày sẽ biết tay ông!
([18], 114)
3. Lý trưởng trừng trợn hạch lạc:
- Còn đời mày nữa ! Từ giờ đến trưa nếu không nộp nốt tiền sưu thì
ông chẻ xác ra cho. Đừng lấy nước ốm ra mà lần khân với ông.
([18], 116)
4. Một tiếng dạ kéo dài ở trại lệ. Kế đến tiếng chân chạy thình thịch. Cuối cùng là một câu hỏi đầy giọng tức tối :
- Thằng Biện tư đấy chứ? Cha đẻ mẹ mày! Chém cha con đẻ mẹ mày! Mày giắt con nào vào đây vừa rồi! Nói ngay! Nói... ngay! Không thì bà xé xác mày bây giờ!
([18], 134)
Ở các ví dụ này thì người nói yêu cầu người nghe thực hiện hành động trong mệnh đề A và nếu không thực hiện hành động đó thì
người nghe sẽ phải nhận kết quả là hành động trong mệnh đề B. Hành động trong mệnh đề B nếu xảy ra sẽ nguy hại trực tiếp đến thể xác của người nghe. Sự đe dọa về thể xác này sẽ do người nói gây ra. Hành động đe dọa này được thông qua các cặp ĐTNX thể hiện vị thế xã hội và quyền hạn của người nói và người nghe.
+ Bà Nghị (bà chủ) – thằng bếp (người ở) : bà – mày + Lý trưởng (người có vai vế) – chị Dậu (dân đen) : ông – mày Trong các ví dụ trên thì sau mệnh đề chứa điều kiện (nếu A/ hễ A) thì mệnh đề chứa kết quả (thì B) đều hướng đến mục đích là làm tổn thương hoặc gây đau đớn cho thể xác người nghe. Đó là “chết với bà”,“biết tay ông”,“chẻ xác ra cho”,“bà xé xác mày bây giờ”.
Hành động đe dọa bản thân nó đã mang tính áp đặt, bắt buộc người đối thoại phải làm. Trong trường hợp này thì người nói đã tự quy