Đedọa kèm theo cam đoan, cam kết

Một phần của tài liệu Khảo sát hành động ngôn từ đe dọa trong một số tác phẩm hiện thực phê phán giai đoạn 1930 - 1945 và một số tác phẩm của Nguyễn Huy Thiệp (Trang 84)

3 Hành động ngôn từ đedọa kèm theo nhóm kết ƣớc

3.1 Đedọa kèm theo cam đoan, cam kết

Cam đoan là khẳng định điều mình nói là đúng và hứa chịu trách nhiệm nếu sai sự thật

([15], 243)

Hứa là hẹn ước sẽ làm gì cho ai

([15], 680)

Như vậy hành động cam đoan về mức độ thực hiện cao hơn hành động hứa. Khi người nói cam đoan sẽ làm một việc gì đó thì khả năng xảy ra hay mức độ chân thành trong phát ngôn rất cao.

Hành động cam đoan, cam kết là người nói cam kết sẽ thực hiện một hành động nào đó trong tương lai. Tuy nhiên khi hành động đó xảy ra gây hậu quả xấu hoặc tiêu cực cho người nghe thì nó đã chuyển thành đe dọa gián tiếp. Đích ngôn trung mà người nói hướng tới là làm cho người nghe phải lo sợ hoặc sợ hãi về hành động mà mình sắp làm. Chúng ta xét các ví dụ sau

1. Bạc Kỳ Sinh nói:

- Cần thì tao cắt gân mày chứ không cắt gân con ngựa

([17], 348)

Ở ví dụ này thì người nói cam kết thực hiện hành động “cắt gân mày chứ không cắt gân con ngựa”. Khi người nói cam kết như vậy thì đích ngôn trung mà người nói hướng tới là khiến người nghe lo sợ về kết quả không tốt đang đợi mình đó là bị cắt gân chân.Thông qua hành động cam kết người nói đã thực hiện hành động đe dọa gián tiếp về thể xác đối với người nghe

2. Ánh bảo:“ ngươi theo hầu ta thế là chín năm một trăm ngày, chín năm không hỏng việc gì còn một trăm ngày thì hỏng việc, vô tích sự. Thế là trèo lên cây mà không hái được quả, đáng tội chết.”

([17], 245)

Đối với ví dụ này chúng ta có thể nhìn thấy ngay sự chênh lệch về địa vị giữa người nói và người nghe, đó là: vua (ta) – tôi (ngươi). Vị thế của người nói cao hơn hẳn vị thế của người nghe, chính vì vậy tính xác thực trong hành động cam kết này là hoàn toàn có cơ sở. Người nói cam kết thực hiện một hành động mà khi nó xảy ra sẽ gây hậu quả xấu đối với người nghe đó là chết. Khi một hành động mà kết cục là cái chết đang chờ đón mình thì nó đã trở thành một hành động đe dọa gián tiếp.

3.Nhà vua nổi giận:“Thằng mặt xanh kia !Kề miệng lỗ còn dê ư?Ta cho cắt dái mày! Ta cho mày ăn cứt”

([17], 260)

Ở ví dụ này cũng thế. Người nói ở vị thế cao (cao nhất) vua đã cam kết thực hiện một hành động sẽ gây tổn hại trực tiếp đến thể xác (cắt dái) và danh dự (ăn cứt) của người nghe. Khi người nói cam kết thực hiện hành động này thì đã gián tiếp đe dọa người nghe.

4. Tức thì ông cụ ngồi nhỏm dậy cả quyết:

- À, giỏi nhé? Được lắm! Rồi mà xem! Để đấy tôi hối hôn đám kia cho mà xem! Tôi sẽ gả con Tuyết cho thằng Xuân, tôi xin cam đoan như thế với bà

([13], 133)

Trong ví dụ này khi người nói (chồng) cam kết thực hiện hành động hối hôn thì đích tại lời là cam kết thực hiện một hành động. Thông qua phát ngôn của mình người chồng đã tự đặt mình vào nghĩa vụ và trách nhiệm thực hiện việc hối hôn. Tuy nhiên đích ngôn trung cuối cùng mà người nói hướng tới là đe dọa về thể diện của người nghe (vợ). Nếu hành động hối hôn xảy ra thì thì cả người nói và người nghe (vợ - chồng) đều bị mất thể diện, danh dự vì không giữ lời hứa. Như vậy , thông qua hành động cam kết, người nói đã gián tiếp thực hiện hành động đe dọa về tinh thần đối với người nghe.

5. Ông Nghị mắng: …………

- Tao biết đâu với mày. Mày vay thì mày phải giả. Tao hẹn từ giờ cho đến mai, nếu không đem nộp hết cả gốc lẫn lãi món nợ, thì phải làm giấy bán đứt ruộng. Bằng không tao kiện

Đối với ví dụ này chúng ta cũng bắt gặp sự khác nhau về địa vị xã hội. Đó là ông Nghị / chủ nợ - anh Pha / con nợ. Từ vị thế người cho vay thì người nói đã cam kết thực hiện hành động kiện người nghe nếu người nghe không trả nợ và lãi. Hành động cam kết thực hiện một việc không có lợi đối với người nghe chính là hành động đe dọa gián tiếp để người nghe có thể làm theo yêu cầu của người nói.

6. Á! À! Vâng! Quan lớn cứ việc bắt giam tôi đi, tôi cam đoan ngài sẽ phải trả giá đắt cái cuộc chơi ngông này lắm đấy.

([9], 82)

Ở ví dụ này thì người nói (phóng viên) đang yêu cầu người nghe (quan lớn) thực hiện việc bắt giam mình.Đây là một yêu cầu không bình thường vì không ai muốn vào tù cả. Tuy nhiên mục đích của người nói khi yêu cầu hành động này thực ra là muốn người nghe không làm việc này. Người nói cam đoan sẽ có một kết cục xấu sẽ xảy đến với người nghe nếu họ làm như vậy. Như vậy thông qua hành động cam đoan của mình thì người nói đang đe dọa người nghe về một kết cục xấu đang chờ người nghe nếu như mình bị bắt giam.

Qua các ví dụ trên chúng tôi nhận thấy rằng khi người nói cam kết thực hiện một hành động trong tương lai mà hành động đó sẽ gây hậu quả xấu cho người nghe thì họ đang gián tiếp thực hiện hành động đe dọa của mình. Nói tóm lại, khi người nói cam kết thực hiện một hành động nào đó mà hành động đó gây tổn hại về thể xác người nghe thì bản thân nó đã chuyển thành hành động đe dọa gián tiếp. Cam kết thực hiện V nhưng V sẽ gây tổn hại cho người nghe. Như vậy từ hành động cam kết dẫn đến hành động đe dọa gián tiếp

HĐ đe dọa gián tiếp: HĐ cam kết thực hiện V

3.2Hành động đe dọa nguyên cấp

Hành động đe dọa nguyên cấp được thực hiện trực tiếp thể hiện qua các vị từ trong phát ngôn. Các vị từ nêu những hành động làm tổn hại đến thể xác, tinh thần hoặc quyền lợi của người nghe

1. Quan phủ đập tay xuống bàn và dọa lý trưởng :

- Mày không thu lạm, làm sao tiền thuế lại thừa? Xong vụ thuế này, ông thu bằng triện.

([18], 108)

Ở ví dụ này chúng ta có thể thấy mối quan hệ giữa người nói và người nghe là mối quan hệ trên/ dưới. Về vị thế xã hội là không ngang bằng nhau. Người nói là quan phủ, có quyền sinh quyền sát rất cao còn người nghe là lý trưởng có thể bị cắt chức bất cứ lúc nào. Trong ví dụ này chúng ta không thấy có động từ ngôn hành đe dọa ở đây. Khi người nói nói “Xong vụ thuế này, ông thu bằng triện’’ thì hàm ý là đang đe dọa về quyền lợi đối với người nghe. Làm cho người lo sợ về khả năng mất chức của mình. Mất chức là mất quyền lợi vì vậy người nói đã thực hiện xong hành động đe dọa của mình.

2. Ông Lý trỏ mặt những người khốn nạn, doạ : - Chốc ồn khỏi mệt ông mới bảo cho chúng bay.

([3], 558)

Ở ví dụ này chúng ta cũng nhận thấy người nói (ông Lý) đứng ở vị thế xã hội cao hơn người nghe (dân đen). Chính vì vậy khi thực hiện hành động này người nói đã đe dọa người nghe về một kết cục không tốt sẽ xẩy ra với họ và khả năng xảy ra kết cục này là rất lớn vì nó do người nói trực tiếp quyết định. Đứng ở vị thế người có quyền lực cao hơn, sự cảnh báo về một hành động không tốt sẽ xảy đến với người

nghe do chính người nói thực hiện thì hành động đó là hành động đe dọa trực tiếp.

3. Người cảnh sát được lệnh, kéo cánh tay nó xềnh xệch ra lối ngoài - Ranh con bướng thế, không đi. Ông đánh ựa cơm ra bây giờ!

([4], 159)

Ở ví dụ này thì người cảnh sát là người có quyền hạn thực thi nhiệm vụ bảo vệ trật tự an ninh. Chính vì vậy anh ta có quyền sử dụng vũ lực với những người bị coi là vi phạm pháp luật. Như vậy hành động đe dọa “đánh ựa cơm” là có thể xảy ra. Hành động này đe dọa người nghe về thể xác.

4. Mẹ kiếp! Quân này giỏi thật nhỉ! Dám cả gan đánh lại người nhà nước phỏng! Ông thì trói cổ lại giam mày một đêm cho mày biết thân…

([15], 50)

Đối với ví dụ này cũng vậy. Người nói có quyền hạn bắt giam người nghe. Chính vì vậy khi nói ra câu này thì đích ngôn trung mà người nói hướng tới là đe dọa người nghe, làm cho người nghe sợ hãi.

5. Đô Thi chửi:“Mẹ mày! Giữ lấy cái mũi! Ông sẽ cho mày sặc tiết cho xem”

([17], 234)

Trong phát ngôn này thì người nói nêu dự định của mình sẽ làm trong tương lai đối với người nghe đó là “bị đánh”. Sự kiện bị đánh này do người nói trực tiếp thực hiện. Đích ngôn trung mà người nói hướng tới là làm cho người nghe lo sợ về việc bị đánh.

6. Phong thấy không ổn, mắng rằng: “Thân lừa ưa nặng, ông cho hỏi han tử tế không xong thì cho cả họ nhà mày khốn”

Trong ví dụ này chúng ta thấy, khi người nói cảnh báo cho người nghe về một sự việc không tốt sẽ xẩy ra cho người nghe nếu người nghe không trả lời các câu hỏi của người nói. Mục đích của người nói là thông qua phát ngôn của mình khiến người nghe lo sợ về sự việc sẽ xẩy ra trong tương lai đó là “cả họ nhà mày khốn”. Như vậy đích ngôn trung mà người nói hướng tới là muốn làm cho người nghe lo sợ. Tuy không có động từ ngôn hành nhưng thông qua đích ngôn trung mà chúng ta có thể nhận ra đây là hành động đe dọa hàm ẩn. Để nhận diện được hành động đe dọa nguyên cấp thì vị từ trong phát ngôn phải nêu hành động làm tổn hại đến thể xác của người nói, D1- D2 là các cặp ĐTNX ông/ta – mày. Đây chính là phương tiện chỉ dẫn lực ngôn trung của hành động de dọa.

D1 + Vđe dọa + D2

D1: người nói (ông, ta)

D2: người nghe (mày)

Vđe dọa: động từ biểu thị hành động có thể gây tổn hại đến thể xác và tinh thần người nghe

Trong hành động đe dọa nguyên cấp chúng tôi nhận thấy vị từ trong phát ngôn phải nêu hành động làm tổn hại đến thể xác hoặc tinh thần của người nghe. D1 luôn dùng với ĐTNX ngôi 1 ông, ta để thể hiện địa vị của người nói.

3.3 Đe dọa kèm theo cảnh báo

Hành động cảnh báo là hành động mà người nói thực hiện khi người nói nghĩ rằng sự kiện xẩy ra sẽ không tốt cho người nghe. Phát ngôn được xem như là một cố gắng để người nói chỉ ra những thiệt hại mà sự kiện đó sẽ gây ra cho người nghe.Với loại hành động cảnh báo chính danh thì sự việc sắp xảy ra có ảnh hưởng không tốt đến người nghe không phải do người nói trực tiếp làm.

Xét các ví dụ:

1.Lâm bảo:“Hiếu ơi, thôi mày về đi. Bố mày không đánh ba roi như bố tao đâu, với lời lẽ như thế này thì ông ấy giết. Sáng mai có tàu năm giờ sang đấy!”

([17], 157)

Ở ví dụ này thì người nói “Lâm” đang cảnh báo cho người nghe “Hiếu” về khả năng xấu sẽ xảy ra nếu không về nhà ngay. Mục đích là cảnh báo nhưng tự bản thân lời cảnh báo này có tác động đến tâm lý, gây hoang mang, lo sợ cho người nghe. Bản thân nó không phải là lời đe dọa vì mục đích đe dọa không phải là mục đích cuối cùng của người nói. Tuy nhiên lời cảnh báo này tự trở thành lời đe dọa ngoài ý muốn của người nói.

2. Thiều Hoa bảo: “Gớm cứ ăn chơi lắm thì liệu có sống được năm năm nữa không?”

([17], 205)

Hành động cảnh báo này của người nói “vợ” cảnh báo cho chồng về sức khỏe của chồng. Hành động cảnh báo này thì đích ngôn trung mà người nói hướng tới là khiến cho người nghe lo sợ cho bản thân mình. Từ đó tự mình điều chỉnh lại lối sống. Tuy là cảnh báo nhưng cảnh báo này có chủ ý của người nói hướng tới cho người nghe. Vì vậy, mức độ đe dọa không cao vì bản thân người nói không gây ra hành động đó

3. Triệu Phú Đại cằn nhằn:

- Chúng ta phải chuồn sang Thượng Lào ngay lập tức. Loanh quanh ở đây rồi chết có ngày.”

([17], 205)

trong ví dụ này thì khác. Người nói cảnh báo cho người nghe và đồng thời cũng cảnh báo ngay cho bản thân mình về mức độ nguy hiểm mà

mình và người nghe sẽ phải chịu nếu không trốn đi ngay. Như vậy hành động cảnh báo báo này có đích ngôn trung là muốn người nghe thay đổi ngay hành động của mình là không ở lại mà phải đi ngay. Tuy nhiên không có tính chất bắt buộc hay ra lệnh ở đây. Hành động báo này hướng tới người nghe nhận thức được về mối nguy hiểm đang chờ đón mình để người nghe thay đổi quyết định hay hành động của mình. Vì vậy mức độ đe dọa không cao

4. Anh Bường bảo: “Chúng mày cẩn thận. Ở Hà Nội ăn cắp như rươi. Nó thỉnh mất bộ cưa thì ăn mày đấy”

([17], 218)

Đối với ví dụ này thì người nói cảnh báo về một hiện thực có thể xảy ra đó là bị mất cắp. Người nói cảnh báo về một sự việc xảy ra nhưng không phải do mình làm mà là do khách quan. Tuy nhiên hậu quả của sự việc này nếu xảy ra sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến miếng cơm manh áo của cả người nói lẫn người nghe. Vì vậy từ mức độ cảnh báo người nói đã ngầm chuyển sang hàm ý đe dọa

5. “Không có chó sói đâu. Ở đây chỉ sợ rắn thôi. Các bác phải cận thận loại rắn màu xanh lục, nó đớp một phát là toi đời đấy.”

([17], 205)

Trong ví dụ này cũng vậy, người nói đang cảnh báo về sự nguy hiểm khi bị rắn cắn cho người nghe. Nếu bị rắn cắn thì hậu quả sẽ khôn lường, có thể nguy hại đến tính mạng. Vì vậy từ cảnh báo người nói đã gián tiếp chuyển sang đe dọa nhưng không có chủ ý gây hại cho người nghe.

Tất cả các ví dụ trên thì khi người nói thực hiện hành động cảnh báo thì họ cũng đã thực hiện hành động đe dọa không có chủ ý, đe dọa ngoài ý muốn vì bản thân người nói không trực tiếp gây ra những hậu quả xấu cho người nghe .

Khi thực hiện hành động cảnh báo cho người nghe thì bản thân người nói đã nhìn thấy hoặc nhận thấy sự nguy hiểm đối với người nghe. Với hành động cảnh báo của mình thì người nói muốn người nghe đừng làm một việc gì đó có thể ảnh hưởng không tốt đến quyền lợi của họ.Như vậy qua các ví dụ chúng ta có một kết cấu chung từ hành động cảnh báo dẫn đến hành động đe dọa gián tiếp

HĐ đe dọa: HĐ cảnh báo  đe dọa về thể xác của người nói  đe dọa về quyền lợi của người nói

4. Tiểu kết chƣơng 2

Qua phần khảo sát trong chương 2, chúng tôi nhận thấy rằng cách biểu hiện của hành động đe dọa là rất phong phú và đa dạng. Hành động đe dọa có thể có những dấu hiệu đặc trưng như các quán ngữ “truyền đời báo danh”, các cụm từ “liệu thần hồn, liệu thần xác” hay hành động chửi. Nó cũng có thể được biểu hiện kèm theo các nhóm hành động khác như điều khiển hay kết ước. Tuy nhiên cách thức biểu hiện của hành động đe dọa giữa hai giai đoạn 1930 – 1945 và hiện đại cũng có sự khác biệt. Luận văn sẽ đi sâu hơn về vấn đề này ở chương 3.

CHƢƠNG 3

TÌM HIỀU HÌNH THỨC BIỂU HIỆN CỦA HÀNH ĐỘNG NGÔN TỪ ĐE DỌA

1 HĐNTĐD biểu hiện bằng phƣơng tiện từ vựng 1.1 Đại từ nhân xƣng 1.1 Đại từ nhân xƣng

Nghi thức lời nói của người Việt rất phong phú, biểu hiện rõ nhất ở Đại từ nhân xưng (ĐTNX). Hệ thống xưng hô của người Việt rất uyển chuyển và linh hoạt nhưng cũng rất phức tạp. Trong xưng hô, người Việt cũng đã tỏ rõ trật tự tôn ti trong xã hội, tỏ rõ sự yêu, ghét, thù hẳn, khách sáo hay thân mật ngay khi khi lựa chọn ĐTNX để thể hiện.

Như chúng ta đã biết hệ thống xưng hô trong tiếng Việt rất phong phú và đa dạng. Nghĩa biểu cảm trong các ĐTNX của Việt Nam rất đậm. Nó không có tính trung tính như trong tiếng Anh (chỉ

Một phần của tài liệu Khảo sát hành động ngôn từ đe dọa trong một số tác phẩm hiện thực phê phán giai đoạn 1930 - 1945 và một số tác phẩm của Nguyễn Huy Thiệp (Trang 84)