3 Hành động ngôn từ đedọa kèm theo nhóm kết ƣớc
3.3 Đedọa kèm theo cảnh báo
Hành động cảnh báo là hành động mà người nói thực hiện khi người nói nghĩ rằng sự kiện xẩy ra sẽ không tốt cho người nghe. Phát ngôn được xem như là một cố gắng để người nói chỉ ra những thiệt hại mà sự kiện đó sẽ gây ra cho người nghe.Với loại hành động cảnh báo chính danh thì sự việc sắp xảy ra có ảnh hưởng không tốt đến người nghe không phải do người nói trực tiếp làm.
Xét các ví dụ:
1.Lâm bảo:“Hiếu ơi, thôi mày về đi. Bố mày không đánh ba roi như bố tao đâu, với lời lẽ như thế này thì ông ấy giết. Sáng mai có tàu năm giờ sang đấy!”
([17], 157)
Ở ví dụ này thì người nói “Lâm” đang cảnh báo cho người nghe “Hiếu” về khả năng xấu sẽ xảy ra nếu không về nhà ngay. Mục đích là cảnh báo nhưng tự bản thân lời cảnh báo này có tác động đến tâm lý, gây hoang mang, lo sợ cho người nghe. Bản thân nó không phải là lời đe dọa vì mục đích đe dọa không phải là mục đích cuối cùng của người nói. Tuy nhiên lời cảnh báo này tự trở thành lời đe dọa ngoài ý muốn của người nói.
2. Thiều Hoa bảo: “Gớm cứ ăn chơi lắm thì liệu có sống được năm năm nữa không?”
([17], 205)
Hành động cảnh báo này của người nói “vợ” cảnh báo cho chồng về sức khỏe của chồng. Hành động cảnh báo này thì đích ngôn trung mà người nói hướng tới là khiến cho người nghe lo sợ cho bản thân mình. Từ đó tự mình điều chỉnh lại lối sống. Tuy là cảnh báo nhưng cảnh báo này có chủ ý của người nói hướng tới cho người nghe. Vì vậy, mức độ đe dọa không cao vì bản thân người nói không gây ra hành động đó
3. Triệu Phú Đại cằn nhằn:
- Chúng ta phải chuồn sang Thượng Lào ngay lập tức. Loanh quanh ở đây rồi chết có ngày.”
([17], 205)
trong ví dụ này thì khác. Người nói cảnh báo cho người nghe và đồng thời cũng cảnh báo ngay cho bản thân mình về mức độ nguy hiểm mà
mình và người nghe sẽ phải chịu nếu không trốn đi ngay. Như vậy hành động cảnh báo báo này có đích ngôn trung là muốn người nghe thay đổi ngay hành động của mình là không ở lại mà phải đi ngay. Tuy nhiên không có tính chất bắt buộc hay ra lệnh ở đây. Hành động báo này hướng tới người nghe nhận thức được về mối nguy hiểm đang chờ đón mình để người nghe thay đổi quyết định hay hành động của mình. Vì vậy mức độ đe dọa không cao
4. Anh Bường bảo: “Chúng mày cẩn thận. Ở Hà Nội ăn cắp như rươi. Nó thỉnh mất bộ cưa thì ăn mày đấy”
([17], 218)
Đối với ví dụ này thì người nói cảnh báo về một hiện thực có thể xảy ra đó là bị mất cắp. Người nói cảnh báo về một sự việc xảy ra nhưng không phải do mình làm mà là do khách quan. Tuy nhiên hậu quả của sự việc này nếu xảy ra sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến miếng cơm manh áo của cả người nói lẫn người nghe. Vì vậy từ mức độ cảnh báo người nói đã ngầm chuyển sang hàm ý đe dọa
5. “Không có chó sói đâu. Ở đây chỉ sợ rắn thôi. Các bác phải cận thận loại rắn màu xanh lục, nó đớp một phát là toi đời đấy.”
([17], 205)
Trong ví dụ này cũng vậy, người nói đang cảnh báo về sự nguy hiểm khi bị rắn cắn cho người nghe. Nếu bị rắn cắn thì hậu quả sẽ khôn lường, có thể nguy hại đến tính mạng. Vì vậy từ cảnh báo người nói đã gián tiếp chuyển sang đe dọa nhưng không có chủ ý gây hại cho người nghe.
Tất cả các ví dụ trên thì khi người nói thực hiện hành động cảnh báo thì họ cũng đã thực hiện hành động đe dọa không có chủ ý, đe dọa ngoài ý muốn vì bản thân người nói không trực tiếp gây ra những hậu quả xấu cho người nghe .
Khi thực hiện hành động cảnh báo cho người nghe thì bản thân người nói đã nhìn thấy hoặc nhận thấy sự nguy hiểm đối với người nghe. Với hành động cảnh báo của mình thì người nói muốn người nghe đừng làm một việc gì đó có thể ảnh hưởng không tốt đến quyền lợi của họ.Như vậy qua các ví dụ chúng ta có một kết cấu chung từ hành động cảnh báo dẫn đến hành động đe dọa gián tiếp
HĐ đe dọa: HĐ cảnh báo đe dọa về thể xác của người nói đe dọa về quyền lợi của người nói