4 Các lý thuyết liên quan đến hành động ngôn từ
4.2.2 Hành động ngôn từ cầu
Hành động cầu khiến là kiểu hành động ngôn trung được thực hiện bằng lời nói nhằm cầu khiến người nghe (tiếp ngôn) thực hiện hành động mà người nói (chủ ngôn) mong muốn.
* Điều kiện thành công là cầu khiến
* Điều kiện nội dung mệnh đề: Một hành động A trong tương lai của người nghe
* Điều kiện chuẩn bị:
a. Người nói tin rằng người nghe có thể thực hiện hành động A
b. Người nói không chắc chắn rằng người nghe có thực hiện hay không nếu như không được yêu cầu (tùy thuộc vào mức độ cầu nhiều hay khiến nhiều)
* Điều kiện chân thành: Người nói muốn người nghe thực hiện hành động A
* Điều kiện căn bản: Phát ngôn được xem là một cố gắng để người nghe thực hiện hành động A
Ví dụ:
1. Trong bóng tối, có người ghé tai chị Dậu nói thầm: - Muốn sống bám ngay vào vai tao này.
([18], 133) 2.- Thế thì mời cô ra vườn hái
([1], 243)
Ở 1 thì người nói tin rằng hành động “bám vai” thì người nghe có thể làm được và người nghe sẽ làm nếu như được người nói yêu cầu. Trong ví dụ này thì mức độ khiến cao hơn cầu.
Ở 2 thì người nói không chắc chắn người nghe có thực hiện hành động “ra vườn” hay không nếu người nói không yêu cầu. Người nói muốn người nghe thực hiện hành động ra vườn và với cố gắng cầu khiến cao, người nói muốn người nghe “ra vườn”. Mức độ cầu cao hơn khiến.
4. Nó vẫn không chịu lặng. Thị sừng sộ, chực vồ lấy nó: - Mày có câm không nào?
([1], 318) 5. Nhưng người bố trợn mắt thật to và quát
- Những thằng này hỗn! Chỗ chúng mày ngồi đấy à?
([1], 148)
Với ví dụ (3), (4) thì hành động có tính khiến cao, và đã chuyển sang hành đông đe doạ gián tiếp. Đây là câu hỏi nhưng không có định hướng trả lời. Đích ngôn trung ở đây đã thay đổi, không còn là khiến nữa mà đã là đe doạ.
4.2.3 Hành động ngôn từ đe dọa
Hành động đe dọa thuộc nhóm kết ước. Nhóm kết ước đòi hỏi người nói phải thật sự có ý định thực hiện hành động mà mình cam kết.Theo Searle, nó cần phải thỏa mãn các điều kiện sau:
* Điều kiện thành công là đe dọa
* Điều kiện nội dung mệnh đề: Một hành động B trong tương lai của người nói
* Điều kiện chuẩn bị:
b. Người nói chắc chắn rằng người nghe sẽ không thực hiện hành động A nếu người nói không nêu dự định trước đó
* Điều kiện chân thành: Người nói muốn người nghe thực hiện hành động A
* Điều kiện căn bản: Phát ngôn được xem là một cố gắng để người nghe thực hiện hành động A
Theo định nghĩa của từ điển thì “đe dọa là làm cho người khác sợ hay tạo nên mối lo lắng về tai họa nào đó”
([20], 616)
Bản thân hành động đe dọa không có động từ ngôn hành. Người nói muốn thực hiện hành đông đe dọa phải thực hiện gián tiếp thông qua các hành động ngôn từ khác Hay nói một cách khác hành động đe dọa chính là hành đông tại lời gián tiếp. Ví dụ:
- Một hành động đe dọa có thể là một hành động hỏi:
“Tên Pha có nhà không đấy? Trốn thuế đấy à? Sao không ra đình mà nộp cho xong, muốn tù thì bảo?”
([1], 556)
Đích ngôn trung ở đây không phải là một câu trả lời có hay là không mà đích ngôn trung ở đây hướng tới một hành động khác đó là nộp thuế.
- Hay một hành động đe dọa có thể là một hành động ra lệnh và mức độ khiến chắc chắn rất cao:
“Hắn quắc mắt lên và nghiến răng…Im ngay! Câm cái mồm!” ([1], 327)
Đích ngôn trung mà người nói hướng tới là một hành động im lặng, không phản kháng lại và phải thực hiện yêu cầu của người nói.
Hành động đe dọa là kiểu hành động ngôn trung được thực hiện bằng lời nói nhằm đe dọa người nghe(tiếp ngôn) để người nghe thực hiện một hành động mà người nói(chủ ngôn) mong muốn.
Ví dụ:
1. Cai lệ ngồi phắt trở dậy gân cổ thét ra :
- Chỗ mày kêu khóc đấy à, con mẹ kia? Muốn sống thì câm cái mồm, không thì ông sẽ cho một trận nữa!
([18], 78)
2. Quan phủ đập tay xuống bàn và dọa lý trưởng:
- Mày không thu lạm, làm sao tiền thuế lại thừa? Xong vụ thuế này, ông thu bằng triện.
([18], 108)
Ở 1 thì người nói (chủ ngôn) đã đe dọa người nghe (tiếp ngôn) thông qua hành động hỏi, yêu cầu và cuối cùng là đe dọa về thể xác.
Ở 2 thì người nói (chủ ngôn) đã đe dọa người nghe (tiếp ngôn) thông qua hành động hỏi, tuyên bố và cuối cùng là đe dọa về quyền lợi.Đối với hai ví dụ trên chúng ta không thấy có động từ ngôn hành. Hành động ngôn từ de dọa được thực hiện một cách gián tiếp thông qua các hành động ngôn từ khác.
Chúng ta có thể phân biệt các hành động ngôn từ trên thông qua bảng sau:
Điều kiện thành công
Cảnh báo Cầu khiến Đe dọa
Điều kiện nội đung mệnh đề
Một sự kiện tương lai (E)
Một hành động A trong tương lai của người nghe
Một hành động B trong tương lai của người nói
Điều kiện chuẩn bị
a.Người nói nghĩ rằng sự kiện (E) sẽ xảy ra và gây một kết quả không tốt cho người nghe. b. Người nói nghĩ rằng người nghe không ý thức được sự kiện (E) sẽ xảy ra.
a. Người nói tin rằng người nghe có thể thực hiện hành động A b. Người nói không chắc chắn rằng người nghe có thực hiện hay không nếu như không được yêu cầu (tùy thuộc vào mức độ cầu nhiều hay khiến nhiều) a. Người nói nêu dự định sẽ thực hiện hành động B b. Người nói chắc chắn rằng sẽ thực hiện hành động B nếu người nghe không thực hiện một hành động A mà người nói muốn hướng tới
Điều kiện chân thành
Người nói tin rằng sự kiện (E) thực sự không tốt đối với người nghe. Người nói muốn người nghe thực hiện hành động A Người nói muốn người nghe thực hiện hành động A
Điều kiện căn bản Phát ngôn được xem như là cố gắng chỉ ra những thiệt hại mà sự kiện (E) sẽ gây ra cho người nghe. Phát ngôn được xem là một cố gắng để người nghe thực hiện hành động A Phát ngôn được xem là một cố gắng để người nghe thực hiện hành động A
Tuy nhiên trên thực tế để phân định các hành động ngôn từ một cách rạch ròi là không thể được bởi vì chúng thường có mối quan hệ với nhau và phải dựa vào ngữ cảnh chúng ta mới hiểu được. Có nghĩa là chúng ta phải xem xét và nghiên cứu chúng từ góc độ của ngữ dụng học.
Một hành động có thể là từ cầu khiến dẫn đến cảnh báo, từ cảnh báo dẫn đến đe dọa.
Xét ví dụ sau:
Ông đồ nhảy lên mặt đất, như giẫm phải đống kiến lửa, tru tréo: - Thôi đi, tôi xin con gái già! Con gái già đừng có thêm điều đẻ chuyện, không có mà tôi điên tiết lên bây giờ đấy.
([9], 17)
Hàng loạt hành động cầu khiến mức độ cao (yêu cầu) hành động cảnh báo cho người nghe (nếu không dừng lại sẽ có một sự kiện không tốt xảy ra với người nghe) hành động đe dọa đối với người nghe (điều không tốt đó do chính người nói sẽ gây ra cho người nghe) không có mà tôi điên tiết lên bây giờ đấy. Sự đe dọa này là trực tiếp của người nói (chủ ngôn) với người nghe (tiếp ngôn) thông qua các hành động ngôn từ khác.
Như vậy từ hành động cầu khiến dẫn đến hành động cảnh báo và cuối cùng dẫn đến hành động đe dọa thường có sự cảnh báo trực tiếp của người nói tới người nghe. Sự kiện có thể xảy ra trong tương lai ảnh hưởng không tốt tới người nghe là do người nói thực hiện. Vì vậy, từ hành động cảnh báo sẽ chuyển thành hành động đe dọa.
Xét một ví dụ khác
Quan huyện xung thiên chi độ, đập bàn mà rằng:
..Chúng mày muốn rút đơn hay muốn vào tù nào? Ông đã thương hại, ông bảo thật cho còn cứng cổ! Nào, thế lão đồ kia muốn bồi
thường mấy trăm bạc thì để ông đây phê vào rồi ông đệ mẹ nó lên tỉnh, cho chúng mày khốn khổ cả đi nào. Vô phúc thì đáo tụng đình đấy, các con ạ!
([9], 88)
Hành động hỏi Chúng mày muốn rút đơn hay muốn vào tù nào? của người nói không có sự lựa chọn có/ không cho câu trả lời của người nghe bởi vì không ai muốn rơi vào vòng lao lý và nếu tiếp tục theo kiện thì sẽ có những điều bất lợi xảy ra cho người nghe (tiếp ngôn). Và cuối cùng chính là lời cảnh báo cho người nghe của người nói Vô phúc thì đáo tụng đình đấy, các con ạ! Tuy nhiên điều bất lợi xảy ra cho người nghe không phải do người nói gây ra mà do một chủ thể khác không xuất hiện trong cuộc thoại. Phát ngôn này là một cố gắng lớn của người nói chỉ ra những thiệt hại lớn cho người nghe. Tuy không phải do người nói làm nhưng nếu sự việc được nói đến xảy ra sẽ gây a một kết quả không có lợi cho người nghe. Vì vậy lời cảnh báo này cũng hàm ẩn ý đe dọa.
Hành động cảnh báo bình thường như “nguy hiểm chết người”, “khu vực có nguy cơ xảy ra tai nạn cao”, “khu vực dễ cháy nổ” ở các khu vực công cộng nhằm mục đích cảnh báo cho người dân về mối hiểm họa có thể xảy ra trong tương lai nhưng không hướng đến một đối tượng cụ thể nào. Điều này khác với HĐNTĐD kèm theo hành động cảnh báo. Tiếp ngôn biết kết cục đang chờ mình và do ai làm. Đây chính là khác biệt cơ bản giữa hành động cảnh báo thông thường và hành động HĐNTĐ kèm theo hành động cảnh báo.
5. Tiểu kết chƣơng 1
Trong chương 1 chúng tôi đã trình bày vắn tắt về khái niệm hành động ngôn từ (HĐNT) và khái niệm “Hành động ngôn từ đe dọa”. Trên cơ sở kế thừa những thành tựu của những nhà nghiên cứu đi trước, luận văn đã có xác lập cách hiểu về “ hành động ngôn từ đe dọa” để triển khai những vấn đề nghiên cứu trong luận văn.
Để nghiên cứu hành động ngôn từ đe dọa, luận văn cũng đề cập đến những khái niệm trong hội thoại, các quy tắc hội thoại, cặp thoại hay thuyết lịch sự…Luận văn đã phân biệt hành động ngôn từ đe dọa với các hành động ngôn từ khác dựa trên những tiêu chí mà Sealer đã đưa ra để làm tiền đề cho các chương tiếp theo.
CHƢƠNG 2
KHẢO SÁT HÀNH ĐỘNG NGÔN TỪ ĐE DỌA TRONG CÁC TÁC PHẨM VĂN HỌC
1. Hành động đe dọa có dấu hiệu ngôn hành
Trong chương 1 chúng ta đã biết hành động ngôn từ đe dọa (HĐNTĐD) không có động từ ngôn hành tường minh (ĐTNH). Các HĐNTĐD trong thực tế thường được biểu hiện qua các hành động ngôn từ khác. Tuy chúng không có ĐTNH nhưng chúng lại có những dấu hiệu ngôn hành để người nghe có thể nhận ra. Các dấu hiệu ngôn hành có thể là ngữ điệu, các tiểu từ tình thái (Tttt) như à, ơi, nhỉ, chăng, chứ hay là các cụm từ, các kết cấu đặc trưng có giá trị như dấu hiệu ngôn hành.
1.1 Kết cấu cụm từ “truyền đời báo danh”.
Khi thực hiện HĐNTĐD trong tiếng Việt, người nói rất hay dùng cụm từ “truyền đời báo danh” để đe dọa đối với người nghe. Đối với cụm từ này thì người nói thường đe dọa đến quyền lợi hay thể diện của người nghe.
1… Tao lấy mày đã bốn năm nay, trai có, gái có, bổn phận mày phải phục tòng tao mới được. Tao đây cũng không hèn hạ gì, mày ưng thuận lấy tao thì mày chỉ được phép biết có tao, những đứa nào xưa kia nó quyến rũ mày, mày phải quên đi, tao truyền đời cho chúng mày biết thế đấy…
([16], 32)
2. Ừ thì lão Nghị Hách sẽ là rể làng này đấy thì làm sao? Các anh chõ mõm vào làm gì? Ông truyền đời cho chúng mày biết rằng nó chỉ làm rể làng này độ ba hôm thì sẽ khối thằng lại không vác rá đến
vay gạo nó, ông chớ kể! Đừng có kháy nhau mà mai sau lại thối mồm!
([9], 162)
3. Mụ Nghị nghiến răng kèn kẹt và chỉ vào mặt con bé:
- Bà truyền đời báo danh cho mày, tự giờ đến mai, phải ăn hết cái rá cơm ấy, rồi mới được ăn cơm khác!
([18], 73)
Trong 1, 2, 3 thì đối với các mệnh đề đi cùng cụm từ này thường là yêu cầu của người nói muốn người nghe phải làm một việc gì đó. Cụm từ này nhằm nhấn mạnh hơn nữa về nguyện vọng của người nghe muốn người nói thực hiện yêu cầu của mình. Nó thể hiện tính tình thái trong câu. Qua các cặp đại từ nhân xưng (ĐTNX)
mày – tao
ông – chúng mày bà – mày
chúng ta thấy rõ ràng quan hệ của các cặp ĐTNX không đối xứng nhau thể hiện sự chênh lệch về địa vị hay vị thế xã hội cao – thấp. Người nói ngay từ đầu đã xác định vị thế của mình trong cuộc thoại là ở vị thế cao hơn đối với người nghe và tự xác lập chiến lược giao tiếp cho mình đó là chiến lược giao tiếp hướng tới đe dọa.Người nói đe dọa hướng đến thể diện của người nghe, muốn làm mất thể diện của người nghe thông qua các cặp ĐTNX.
1.2 Cụm từ “liệu thần hồn, liệu thần xác”
“Liệu thần xác, liệu thần hồn” là cụm từ thường được dùng cảnh báo khi người nói muốn người nghe không được làm một việc gì đó và nếu cố tình làm thì sẽ có một kết quả không tốt.
- Ông tò mò như thế là vô lễ! Nếu ông không muốn thất nghiệp thì
ông liệu cái thần xác ông đấy!
([9], 236)
Ở ví dụ này thì người nói không muốn người nghe quá tò mò và nếu tò mò quá sẽ không có hậu quả tốt – mất việc
2. Vừa ra đến sân thị nghe tiếng cô Viên gọi giật vào. Cô chỉ mặt thị bảo ngay:
-Tao bảo thật: Mày liệu hồn đấy! Trêu máu ai chứ trêu máu tao , tao đập tan đầu mày ra đấy.
([1], 405)
Còn đối với ví dụ này thì người nói yêu cầu người nghe không động đến mình, không được đe dọa đến lợi ích của mình và nếu không chấp nhận thì sẽ có một kết cục không tốt đang chờ chị ta.
3. Bà phó Đoan làm một hồi trầm trập:
- À! Đồ khốn nạn! Đồ sở khanh! Đồ bạc tình lang! Làm hại một đời người ta rồi thì bây giờ giở mặt phỏng! Này con này chẳng phải tay vừa đâu! Liệu thần xác!
([13], 221)
Trong ví dụ 3 thì người nói (chủ ngôn) nói với người nghe nhưng đích hướng tới là người thứ ba (không tham gia cuộc thoại). Mục đích của người nói là cảnh báo một sự việc không tốt mà mình sẽ thực hiện đối với người thứ ba. Cụm từ “liệu thần xác” đã thể hiện hàm ý đe dọa của chủ ngôn.
1.3 Hành động chửi
Chửi là bật ra những lời lẽ thô tục, cay độc để làm nhục người khác. ([20, 413])
Khi đứng trên vị thế xã hội cao hơn, người nói (chủ ngôn) muốn đe dọa người nghe (tiếp ngôn) với hy vọng người nghe sẽ thực hiện
mong muốn hay ý định của mình thì ngay từ ban đầu họ đã xác lập chiến lược giao tiếp của mình với mục đích làm mất thể diện, đe dọa thể hiện của người nghe với người nói là dùng kết cấu:
chửi + yêu cầu đe dọa Ví dụ:
1. - Ừ, ông sắp chết đấy, tiên sư mày! Mày cứ rủa ông đi, ông xem có đập vào mặt mày ra bằng cây gậy này bây giờ không? Đồ khốn nạn, đồ chó, đồ bất hiếu chi tử!
([14], 59)
2. Tổ sư cha mày! Mày cứ thử làm tể tướng đầu triều cho ông xem! Mày đi tri châu hay không thì cũng kệ mày!Có hay thì vào xác! Chứ ông trông mong gì đồ vô phúc!
([14], 60)
Trong ví dụ 1, 2 thì người nói (bố) thực hiện hành động chửi đối với người nghe (con). Đứng ở vị thế cao hơn, là người có quyền hành trong gia đình thì người nói đã thể hiện quyền lực của mình trong gia đình thông qua hành động chửi mắng con. Khi đó người nói đã xác lập quyền hạn và vị thế của mình để yêu cầu người nghe thực hiện một hành động mà họ không thể làm được đó là Mày cứ rủa ông đi và sau đó là thực hiện hành động đe dọa của mình “ông xem có đập vào mặt mày ra bằng cây gậy này bây giờ không?”