Ngữ nghĩa của các biểu thức chêm xen tình thái trong tiếng Anh

Một phần của tài liệu Khảo sát những từ ngữ chêm xen biểu thị tình thái trong câu tiếng Việt (có đối chiếu với tiếng Anh (Trang 88)

1. Nghĩa miêu tả của một số biểu thức chêm xen tình thái trong tiếng Anh.

Ngôn ngữ được coi như một hệ thống tín hiệu đặc biệt mà hệ thống đó được cấu thành từ những đơn vị ngôn ngữ đơn lẻ. Ngôn ngữ được coi như là công cụ hữu hiệu thể hiện tư duy của con người. Ngoài ra, nó còn là một phương tiện biểu thị thái độ, tình cảm, cảm xúc hay đánh giá của người sử dụng nó. Số lượng đơn vị ngôn ngữ đơn lẻ thì có hạn mà tư duy của con người thì vô hạn. Chính vì thế, con người đã tận dụng những cái hữu hạn để biến đổi, áp dụng chúng trở thành những cái vô hạn để đạt được mục đích của mình. Do đó, từ một khối lượng từ hữu hạn trong một ngôn ngữ mà người ta có thể sử dụng, kết hợp hết sức linh hoạt trong thực tế để đạt được một mục đích ngôn trung nào đấy. Từ đó đã xuất hiện các hiện tượng một từ có nhiều nghĩa, được sử dụng đa dạng trong các cảnh huống khác nhau và một nghĩa cũng có thể được diễn đạt bằng nhiều từ như một tất yếu của sự tồn tại. Hơn nữa, một số ngôn từ tuy phù hợp trong bối cảnh này nhưng lại không hợp trong bối cảnh khác. Chính qui luật lựa chọn này đã tạo ra sự tinh tế trong việc sử dụng ngôn ngữ. Phần lớn các đơn vị từ vựng trong các ngôn ngữ đều xuất phát từ một ý nghĩa biểu hiện sơ khai nào đó. Nghĩa là chúng được gắn với các thông tin miêu tả nhất định nào đó. Thế nhưng hành vi ngôn ngữ trong giao tiếp vô cùng phong phú đã khiến các đơn vị ngôn ngữ bứt phá khỏi khoảng không ý nghĩa miêu tả đơn điệu của nó để có thể diễn đạt được nhiều ý nghĩa khác mà nhiều khi chúng cũng có những mối quan hệ nhất định nào đó. Lúc này, người sử dụng ngôn ngữ phải có sự lựa chọn tinh tế, phù hợp với từng bối cảnh và mục đích cụ thể.

86

Không nằm ngoài qui luật đó, những biểu thức chêm xen biểu thị tình thái trong luận văn này cũng đều xuất phát từ những đơn vị từ vốn được sử dụng để miêu tả, phản ánh một sự vật, hiện tượng nhất định trong thực tế. Sau đây, chúng tôi xin nêu ra ý nghĩa tự thân (nghĩa từ điển) của một số từ ngữ chêm xen biểu thị tình thái thường gặp trong tiếng Anh. Chúng tôi chọn cuốn từ điển Anh – Việt của Viện Ngôn Ngữ học, một trong những cuốn từ điển được đánh giá là khá đầy đủ và chuẩn xác để làm cơ sở cho việc miêu tả. 1. Hell (dt):

- Địa ngục: nơi mà trong một vài tôn giáo người ta tin rằng là nơi ở của bọn ma quỉ và những kẻ độc ác sau khi chết đi.

- Cảnh địa ngục: trạng thái hoặc nơi hết sức khổ cực và độc ác, trải qua những điều bất hạnh.

2. Devil (dt)

- The Devil: kẻ ác tối thượng, Xa tăng, ma quỷ. - Người độc ác hoặc tai quái.

3. Damn (đt):

- (về Chúa trời) phạt ai bị đày xuống địa ngục. - Chỉ trích ai (cái gì) gay gắt.

4. Bastard (dt): - Con hoang

- Người bị khinh rẻ, người tàn nhẫn hoặc độc ác. - Sự vật khó chịu, đau đớn.

- Dùng để chỉ người nào đó, thường là nam giới, thân mật. - Người bạn không gặp may.

87

5. Bullshit (dt):

- Lời nói vô nghĩa, bậy bạ, chuyện nhảm nhí. 6. Earth (dt):

- Trái đất này, hành tinh mà chúng ta sống trên đó. - Đất liền, bề mặt trái đất đối lập với bầu trời và biển. - Đất.

- Hang của con thú rừng, nhất là cáo hay con lửng. 7. Jesus (hoặc Christ, Jesus Christ):

- Người sáng lập ra Cơ đốc giáo; chúa Giê – su. - Hình ảnh hoặc bức tranh Chúa Giê – su.

Trên đây chỉ là một số từ điển hình thường gặp trong khẩu ngữ tiếng Anh. Tất nhiên còn một số từ thường hay xuất hiện khác nhưng vì lý do lịch sự nên chúng tôi không tiện nêu ra ở đây. Hơn nữa, vai trò của chúng trong cấu trúc cú pháp cũng tương tự như một số từ ngữ trên. Chúng chỉ có thể khác nhau chút ít về mức độ nhấn mạnh và sự thô tục mà thôi.

Từ một vài từ được dẫn chứng trên đây, chúng tôi nhận thấy rằng các từ đó hầu như đều xuất phát từ những sự vật, hiện tượng không tốt đẹp và chúng thường được dùng để thể hiện những trạng thái, tâm lý khó chịu, tức giận, mỉa mai, châm biếm…Còn một số từ mang ý nghĩa trung tính như “earth”, “Jesus” hay “Christ” thì có thể biểu thị sự ngạc nhiên của người nói trước một sự việc tích cực hay tiêu cực.

Để tìm hiểu kỹ hơn về các từ này trong cương vị là những biểu thức chêm xen tình thái, sau đây chúng tôi sẽ xem xét về mặt ngữ nghĩa và ngữ dụng của các biểu thức này trong những trường hợp cụ thể.

88

2. Ý nghĩa phi miêu tả của các biểu thức chêm xen tình thái trong tiếng Anh.

Ý nghĩa ban đầu (nghĩa miêu tả) của các biểu thức chêm xen tình thái là cơ sở để chúng chuyển sang một loại nghĩa khác, mà chúng tôi gọi là nghĩa phi miêu tả. Khi các biểu thức chêm xen tình thái xuất hiện trong phát ngôn thì chúng không còn giữ lại ý nghĩa ban đầu của từ gốc hay ý nghĩa cộng gộp của các thành tố cấu thành nên chúng nữa. Mà thay vào đó, chúng thể hiện thái độ hay ý kiến của người nói với hiện thực được đề cập hoặc thể hiện mối quan hệ liên nhân giữa các vai giao tiếp.

a. Biểu thức chêm xen tình thái trong tiếng Anh thể hiện sự đánh giá chủ quan của ngƣời nói.

Ngôn ngữ không chỉ là công cụ để truyền tải thông tin mà còn là phương tiện biểu thị thái độ, tình cảm, sự đánh giá của người sử dụng nó. Thái độ, tình cảm của con người trong giao tiếp, trong những mối quan hệ liên nhân có thể được thể hiện ra bên ngoài bằng nhiều cách, như dùng ngôn ngữ cử chỉ (body language), dùng ngữ điệu, giọng nói…Thế nhưng không phải lúc nào những hành động, cử chỉ, giọng điệu cũng có thể mang lại hiệu quả tối đa trong việc biểu lộ thái độ của người nói. Trong nhiều trường hợp, một trong những trợ thủ đắc lực, giữ vai trò vô cùng quan trọng trong việc truyền tải tính tình thái chính là là các phương tiện ngôn ngữ đặc thù. Trong số các phương tiện được sử dụng để biểu lộ tính tình thái trong hành vi ngôn ngữ kể cả ngôn ngữ nói lẫn ngôn ngữ viết thì biểu thức chêm xen tình thái giữ một vị trí vô cùng nổi bật.

Những biểu thức chêm xen tính thái này thường được coi là một loại ngôn ngữ thông tục, bỗ bã. Bởi lẽ chúng thường là những từ ngữ miêu tả sự vật, hiện tượng, hành động được coi là không tốt đẹp hay nói cách khác là xấu xa. Chẳng hạn như trong tiếng Anh, có những từ ngữ như “hell” (địa ngục), “shit” (phân),

89

“devil” (ma quỉ), “ass” hay “arse” (mông đít), “bitch” (con chó cái, con cáo cái)… Việc sử dụng những loại ngôn ngữ này trong nhiều bối cải cụ thể, kể cả ngôn ngữ nói và viết, đều mang tính chất suồng sã, tục tĩu.

Tuy nhiên, chính cái tính chất suồng sã, tục tĩu đó lại giúp người sử dụng nó thể hiện một cách vô cùng hiệu quả thái độ, sự đánh giá của họ trược một hiện thực nào đó. Thái độ của người sử dụng ngôn ngữ trong những trường hợp này thường mang tính chất châm biếm, mỉa mai, khinh bỉ, bực tức, phiền phức, khó chịu, ngạc nhiên, sững sờ, không hài lòng. Ví dụ như: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- What the hell is this?

(Cái quái quỉ gì thế này?)

(Greg Iles, 24 Hours, tr.266) - Shut the hell up.

(Câm mẹ nó đi.)

(Nora Roberts, The Villa, tr.156) - Come on, damn you.

(Tiếp tục đi, đồ chó chết.)

(James Thayer, Force 12, tr.561)

- Jesus, thou son of David!

(Trời ơi, thằng con của David!)

(Daniel Defoe, Robinson Crusoe, tr. 117) Như vậy, người phát ngôn khi sử dụng những biểu thức chêm xen tình thái thường muốn biểu lộ một thái độ nào đó đối với sự việc xung quanh họ và đặc biệt là những thái độ này thường là những thái độ, đánh giá chủ quan của chính họ. Hay nói cách khác, những đánh giá hay thái độ chủ quan thuộc

90

về người nói trước những hiện thực khách quan. Hiện thực khách quan đó đã tác động trực tiếp lên tư tưởng, cảm nhận của người nói khiến họ phải thể hiện ra ngoài bằng những hành vi ngôn ngữ. Có thể cùng một sự việc sẽ khiến người này cảm thấy bực tức, phiền nhiễu nhưng người khác lại cảm thấy hoàn toàn bình thường và không có gì phải bận tâm hoặc quan trọng cả. Trong những ví dụ sau thể hiện rất rõ thái độ, đánh giá chủ quan của người nói.

- What the bullshit was that?

(Chuyện quái gì vậy?)

(Phim Lực lượng Hải Cẩu) - So help me open this damn box.

(Hãy giúp tôi mở cái hộp khốn kiếp này ra.)

(Nora Roberts, The Villa, tr.129) - It was a shit cat anyhow.

(Dù sao nó cũng chỉ là một con mèo chết tiệt.)

(Phim Adams Aebler) Tuy nhiên, đôi khi trong một số trường hợp, thái độ chủ quan lại không phải là của người phát ngôn mà nó lại ngầm ẩn trong chủ thể của phát ngôn.

- Peter was wondering why the hell Mary did that.

(Peter băn khoăn thế quái nào mà Mary lại làm việc đó.)

- Claude finally understood what the devil she did that for.

(Cuối cùng thì Claude cũng hiểu mụ ta làm thế để làm quái gì.)

(Khẩu ngữ) Sự đối lập này cho thấy sự không đồng nhất về tính tình thái của phát ngôn với chủ thể phát ngôn. Trong hai câu vừa nêu trên, xét về mặt cấu trúc thì thái độ biểu cảm “the hell” là thuộc về Peter, tính tình thái mà “the devil” thể hiện là thuộc về Claude. Trong trường hợp này, cần thấy rằng thái độ là

91

thuộc của chủ thể được nói đến trong phát ngôn, nhưng suy cho cùng thái độ của chủ thể trong phát ngôn được nêu ra cũng là để phục vụ cho việc biểu lộ thái độ, mục đích nhấn mạnh của người nói. Do đó, trường hợp này cũng được chúng tôi xem xét trong luận văn, mục đích là để thấy được sự phong phú của các biểu thức chêm xen tình thái trong tiếng Anh (và cả tiếng Việt, như sẽ thấy trong những phần miêu tả tiếp theo).

Trong tiếng Anh, bên cạnh những đánh giá tiêu cực vốn rất phổ biến, người nói có thể có những đánh giá chủ quan mang tính chất tích cực. Trong trường hợp này, người nói muốn nhấn mạnh một thái độ mang tính ủng hộ, tán đồng, hài lòng về một vấn đề gì đó. Để làm điều đó, họ đã sử dụng những biểu thức chêm xen tình thái như một công cụ hữu hiệu. Điều này hầu như không thấy xuất hiện trong tiếng Việt nhưng trong tiếng Anh thì không phải là hiếm. Ví dụ:

- Damned good idea.

(Sáng kiến tuyệt vời đấy.)

(John Grisham, A time to kill, tr. 5) - Dinetto walked over and examined Rhino‟s forcehead. “That‟s a (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

damn good job”.

(Dinetto tiến lại xem xét cái trán của Rhino. “Vết khâu rất đẹp” – Gã trầm trồ.) (PTT dịch, tr. 130)

(Sidney Sheldon, Nothing last forever, tr. 93) Rõ ràng “damn” là một từ với nghĩa tự thân của nó là “nguyền rủa” và thường được sử dụng trong những trường hợp xấu. Thế nhưng, ở đây chiến lược của người nói là dùng từ ngữ mang tính chất tiêu cực để nhấn mạnh tính tích cực của sự việc. Điều này cũng tương tự như cách dùng từ “dã man” để

92

kết hợp với “đẹp” hay “hiền” …để được một cụm từ “đẹp dã man”, “hiền dã man” trong khẩu ngữ tiếng Việt. Hiện tượng này là hoàn toàn không đúng xét về mặt ngữ nghĩa thế nhưng vẫn được người ta chấp nhận và sử dụng hết sức rộng rãi trong hành vi ngôn ngữ khẩu ngữ hàng ngày. Về tính tích cực trong việc sử dụng biểu thức chêm xen tình thái để biểu thị đánh giá chủ quan của người nói chúng tôi sẽ bàn kỹ hơn trong phần tiếp theo.

Qua khảo sát tư liệu thu thập được, chúng tôi nhận thấy rằng việc dùng biểu thức chêm xen tình thái chủ yếu là để thể hiện đánh giá chủ quan mang tính chất tiêu cực. Như đã được đề cập ở trên, khi người nói cảm thấy không hài lòng, tức giận, khó chịu, phiền toái, mỉa mai, khinh bỉ… trước hiện thực thì họ có thể thể hiện thái độ của mình bằng cách sử dụng những biểu thức chêm xen tình thái cùng với ngữ điệu hay cử chỉ phù hợp. Thậm chí, trong nhiều trường hợp (trong các lời đàm thoại trong các cuốn truyện hay tiểu thuyết), nếu thoạt nhìn, người đọc có thể nhầm hiểu rằng câu nói là một đánh giá chủ quan tích cực nhưng xem xét kỹ hơn cùng với ngữ cảnh thì nó hóa ra lại hoàn toàn ngược lại. Ví dụ:

- Sollozzo is really damn smart.

(Thằng chó Sollozzo cáo già thật.)

(Mario Puzo, The Godfather, tr. 142) - I know damn well what to do.

(Tao biết rất rõ là tao phải làm gì. (nghĩa là không cần mày phải lên mặt dạy đời đối với tao))

(James Thayer, Force 12, tr. 558) - Hell yes!" the big guy said.

(Đù mẹ, có!) (Đỗ Thu Hà dịch, tr.138)

93

Như vậy, mặc dù những biểu thức chêm xen tuy được kết hợp với những từ ngữ mang tính chất tích cực (smart, well, yes) nhưng thực ra chúng không biểu thị những đánh giá tích cực mà chỉ là nhấn mạnh thêm thái độ mỉa mai, châm biếm hoặc vẫn là bực tức, không hài lòng.

b. Tính phân cực của biểu thức chêm xen tình thái trong tiếng Anh.

Khái niệm “phân cực” (polarity) được chúng tôi dùng để đề cập đến những mặt đối ngược nhau giữa dương tính (positive) và âm tính (negative) hay giữa tính tiêu cực và tính tích cực, ý nghĩa phủ định và khẳng định của các biểu thức chêm xen tình thái trong tiếng Anh. Khái niệm phân cực là một khái niệm rộng rãi xuất hiện ở vô số các lĩnh vực trong đời sống của con người như trong y học, trong vật lý học, trong tín ngưỡng (như khái niệm âm dương), trong ngôn ngữ… Trong ngôn ngữ học, “một yếu tố mang tính phân cực là yếu tố nhạy cảm với sự có mặt của những từ ngữ nào đó - trong cùng một câu - được coi như là những từ ngữ ủy nhiệm cực tính hay chống lại việc ủy nhiệm cực tính” (Dẫn theo từ điển Bách khoa toàn thư Wikipedia, mục “Polarity” trong ngôn ngữ học).

Những yếu tố có tính phân cực thông dụng nhất là những đơn vị có mặt trong những câu phủ định hoặc những biểu thức liên quan. Những yếu tố phân cực được phân loại theo khả năng kết hợp với một biểu thức phủ định được gọi là “yếu tố phân cực phủ định” (negative polarity item – NPI), và những yếu tố không có khả năng kết hợp được với một câu có chứa biểu thức (trợ từ) phủ định trong câu thì gọi là “yếu tố phân cực khẳng định” (positive polarity item - PPI). Một ví dụ điển hình về yếu tố phân cực phủ định như từ “any”

trong tiếng Anh. Nếu “any” xuất hiện trong một câu không chứa một biểu thức phủ định nào thì câu đó hoàn toàn sai ngữ pháp. Ví dụ (câu bị coi là sai sẽ được đánh dấu (*) ở đầu), so sánh:

94 There isn‟t any meat in the fridge.

(Trong tủ lạnh không có ít thịt nào.)

- * There is any meat in the fridge. (* Trong tủ lạnh có ít thịt nào.)

Tuy nhiên, trong tiếng Anh, có một số từ được coi là những đơn vị phân cực phủ định lại không xuất hiện trong những câu có biểu thức phủ định khác. Ví dụ như từ “somewhat” (hơi, có phần…). Nếu “somewhat” xuất hiện trong cấu trúc có một thành tố phủ định khác thì nó lại bị coi là sai ngữ pháp.

- Mary loves him somewhat.

(Mary không hẳn là yêu anh ta) (Tức Mary chỉ yêu anh ta phần nào hoặc có thể là không yêu anh ta.)

* Mary does not love him somewhat.

(* Mary không yêu anh ta phần nào.)

Đối với hiện tượng “phân cực ngữ pháp (cú pháp)” (Grammatical polarity) thì nó chỉ ra câu đúng hay sai, khẳng định hay phủ định. Đó là hai phân cực của ngữ pháp. Trong tiếng Anh, sự phân cực ngữ pháp thường được thể hiện bằng sự có mặt hay vắng mặt của phó từ phủ định “not” (không). Sự có mặt của phó từ phủ định này sẽ phủ định bản chất của nội dung mệnh đề trong câu. Ví dụ:

- He is clever. (Anh ấy thông minh.)

- He is not clever. (Anh ấy không thông minh.)

Do đó, phân cực luôn là sự đối cực của hai tính chất trái ngược nhau. Tính tích cực và tính tiêu cực, khẳng định, phủ định cũng thuộc những phạm trù cơ bản của tính phân cực. Chúng tôi sẽ áp dụng tính phân cực này để miêu (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Khảo sát những từ ngữ chêm xen biểu thị tình thái trong câu tiếng Việt (có đối chiếu với tiếng Anh (Trang 88)