Về dinh dưỡng

Một phần của tài liệu Đánh giá hoạt động bảo vệ trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi tại trung tâm bảo trợ xã hội trên địa bàn Hà Nội (nghiên cứu trường hợp tại Trung (Trang 60)

Qua tìm hiểu, quan sát tại Trung tâm chúng tôi nhận thấy, mỗi ngày các em có ba bữa ăn gồm bữa ăn sáng, bữa ăn trưa và bữa ăn tối. Vào mùa hè, các em còn có thêm bữa ăn phụ vào đầu giờ buổi chiều. Bữa ăn phụ được luân chuyển các thức ăn như cháo, chè đậu hoặc sữa tươi. Mỗi bữa ăn chính vào buổi trưa và tối có ít nhất ba món ăn, luân phiên theo ba nhóm thực phẩm: nhóm thực phẩm chứa chất đạm, chất béo bao gồm thịt lợn, thịt gà, cá, tôm; nhóm thực phẩm chứa chất xơ gồm rau và củ các loại; nhóm thực phẩm chứa các vi chất khác như lạc rang, đậu phụ... Bên cạnh đó, cuối bữa ăn mỗi em có thêm khẩu phần là sữa, hoa quả, bánh, kẹo. Khẩu phần này không cố định, số lượng và chủng loại phụ thuộc vào lượng quà của khách đến thăm hoặc nguồn tài chính của Trung tâm ở thời điểm đó.

Ngoài những thực phẩm chủ yếu từ các cửa hàng, siêu thị (có địa chỉ cụ thể) Trung tâm còn tiếp nhận thực phẩm từ các tổ chức, cá nhân có tấm lòng từ bi hỗ trợ, giúp đỡ. Những thực phẩm này được kiểm tra, phân loại trước khi đưa vào chế biến.

61 0 0 5 10 15 20 25

Bữa ăn ngày trong tuần

Bữa ăn ngày cuối tuần 24

22

3 6

2

1

Biểu 2.1. Đánh giá sau bữa ăn của trẻ em

Rất ngon Ngon Không ngon

Từ biểu đồ trên cho thấy, phần lớn các em đều cảm thấy ngon miệng sau bữa ăn chính tại Trung tâm. Trong đó, có đến 27/29 em (vào ngày trong tuần) và 28/29 em (vào ngày cuối tuần) cho rằng bữa ăn ngon và rất ngon, tỷ lệ các em cho rằng bữa ăn không ngon tương ứng ở hai thời điểm đó là 2/29 em và 1/29 em.

Để tìm hiểu sâu hơn về chất lượng bữa ăn của Trung tâm có đáp ứng tốt nhu cầu của các em như kết quả khảo sát hay không, chúng tôi quan sát hai thời điểm ăn trưa vào một ngày trong tuần. Thời điểm quan sát chúng tôi nhận thấy, bữa ăn ngày trong tuần của các em có 03 món chính là rau muống luộc, đậu sốt cà chua và thịt lợn rang vàng nhạt. Cuối bữa ăn mỗi em có thêm một lát dưa hấu nhỏ chừng 50g. Để hiểu thêm về vấn đề này chúng tôi trao đổi và nhận được ý kiến trả lời: “bữa ăn rất ngon, hồi trước ở nhà em không được ăn nhiều thức ăn như vậy vì mẹ em không có tiền mua thức ăn” (nam, 15 tuổi, 6 năm sống tại Trung tâm).

Về vấn đề này, chúng tôi đã tìm hiểu sâu hơnkhái niệm “ngon” có nghĩa là hợp khẩu vị của người cấp dưỡng và trẻ em, thức ăn có màu sắc hấp dẫn, hay dựa trên cơ sở đảm bảo đủ dinh dưỡng theo tiêu chí dinh dưỡng của Viện Dinh dưỡng quốc gia. Theo quan sát của chúng tôi, Trung tâm cũng chưa có bảng cân đối dinh dưỡng cho trẻ em theo ngày, tuần và tháng. Lý giải cho vấn đề này,

62

Giám đốcTrung tâm chia sẻ: “Các em sinh sống ở Trung tâm thuộc nhiều độ tuổi khác nhau nên rất khó để xây dựng chế độ dinh dưỡng cho từng lứa tuổi do đócác em hiện nay đều có chung một chế độ ăn uống” (nữ, 67 tuổi). Một vấn đề khác là Trung tâm không có cán bộ chuyên trách về dinh dưỡng, do đó, việc sử dụng những loại thực phẩm nào, hàm lượng dinh dưỡng ra sao cũng chưa có quy định cụ thể. Bữa ăn trong ngày dành cho các em hầu hết được chế biến dựa theo kinh nghiệm của cán bộ cấp dưỡng, bà và các mẹ tại Trung tâm.

Từ những vấn đề nêu trên có thể thấy, việc chế biến thức ăn theo kinh nghiệm tại Trung tâm đã mang lại cảm giác ngon miệng cho các em. Điều đó đồng nghĩa khẩu vị của người chế biến phù hợp với khẩu vị của các em. Tuy vậy, việc thiếu cán bộ chuyên trách về dinh dưỡng, không có/không chế biến theo bảng cân đối dinh dưỡng theo ngày và theo tuần là hạn chế của Trung tâm. Hạn chế này ảnh hưởng đến đảm bảo dinh dưỡng thường xuyên cho các em, đặc biệt vào những thời điểm biến động mạnh về giá cả, chủng loại lương thực, thực phẩm và những phát sinh dịch bệnh do vấn đề thiếu an toàn thực phẩm.

Một phần của tài liệu Đánh giá hoạt động bảo vệ trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi tại trung tâm bảo trợ xã hội trên địa bàn Hà Nội (nghiên cứu trường hợp tại Trung (Trang 60)