Nhân lực làm công tác giáo dục kỹ năng tự bảo vệ

Một phần của tài liệu Đánh giá hoạt động bảo vệ trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi tại trung tâm bảo trợ xã hội trên địa bàn Hà Nội (nghiên cứu trường hợp tại Trung (Trang 79)

Nhân lực làm công tác giáo dục kỹ năng tự bảo vệ tại trung tâm bảo trợ xã hội giữ vai trò rất quan trọng. Do điều kiện sinh sống tập trung nên ngoài thời gian ở trường, phần lớn thời gian còn lại ở trong trung tâm và cán bộ, nhân viên là những người tiếp xúc, chia sẻ với các em nhiều nhất. Chính vì vậy, cán bộ, nhân viên hơn ai hết là những người có điều kiện nhất để giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho các em.

Nghiên cứu về nhân lực làm công tác giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ em sống tại trung tâm bảo trợ xã hội, chúng tôi quan tâm, tìm hiểu trước hết về số lượng và chất lượng cán bộ, nhân viên.

Qua tìm hiểu chúng tôi được biết, cả Trung tâm nuôi dưỡng trẻ em mồ côi Hà Cầu có 04 cán bộ làm các công việc từ chăm sóc, giáo dục và bảo vệ các em. Độ tuổi của cán bộ, nhân viên khá cao, cán bộ quản lý (Giám đốc trung tâm) hiện nay 67 tuổi, 03 cán bộ chăm sóc có tuổi đời từ 45 trở lên.

Với độ tuổi như vậy, việc xử lý các hoạt động đòi hỏi sự mau lẹ, chính xác ngày càng giảm. Mặt khác, toàn cán bộ quản lý và cán bộ chăm sóc ở Trung tâm đều là nữ cho nên những công việc cần đến sức khỏe hoặc ứng phó với trộm, cướp nguy hiểm có phần hạn chế.

Về trình độ chuyên môn, chỉ cán bộ quản lý có văn bằng chính quy, còn lại 03 nhân viên chăm sóc đều không có văn bằng chính quy. Về kinh nghiệm chăm sóc, bảo vệ trẻ, tất cả cán bộ, nhân viên đều có thâm niên công tác tại Trung tâm từ 06 năm trở lên. Để hiểu sâu hơn về việc tham dự các lớp tập huấn, hướng dẫn về giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ em, chúng tôi nhận được chia sẻ: “Tôi chưa từng tham gia lớp tập huấn dài hạn hay ngắn hạn nào về kỹ năng bảo vệ trẻ em. Hầu hết những điều tôi dạy các cháu đều từ kinh nghiệm sống” (nữ, 44 tuổi, cán bộ chăm sóc).

Kết quả trên cho thấy, nhân lực làm công tác giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho các em tại Trung tâm còn rất hạn chế cả về số lượng và chất lượng. Tỷ lệ

80

03/55 trẻ là quá nhỏ so với yêu cầu nhân sự của một trung tâm bảo trợ xã hội dành cho trẻ em. Ngoài ra, trình độ chuyên môn chưa thật sự phù hợp trong khi chưa từng được tham gia tập huấn nâng cao năng lực, nhất là kỹ năng giáo dục trẻ tự bảo vệ là sự thiếu hụt lớn về chuyên môn bảo vệ trẻ em của đội ngũ nhân viên chăm sóc. Điều đó đặt ra vấn đề tuyển dụng nhân sự làm công tác bảo vệ trẻ em. Trao đổi vấn đề này với Giám đốc Trung tâm, chúng tôi biết được nguyên nhân: “Do tình hình tài chính có hạn, với lại không nhiều người muốn làm công việc chăm sóc trẻ em với mức thu nhập thấp. Chúng tôi đã từng có 07 cán bộ nhưng khi họ lập gia đình rồi họ lại xin nghỉ” (nữ, 67 tuổi).

Nhân lực làm công tác giáo dục kỹ năng tự bảo vệ có chất lượng hiện nay tại các cơ sở bảo trợ xã hội đang trở thành một thách thức lớn. Hạn chế về nguồn lực tài chính, cơ chế đãi ngộ cũng như sức hút từ vị trí công việc này đang là những rào cản khiến cho các cơ sở bảo trợ rất khó thu hút được những cán bộ có kiến thức, tâm huyết và tay nghề cao làm công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em.

Một phần của tài liệu Đánh giá hoạt động bảo vệ trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi tại trung tâm bảo trợ xã hội trên địa bàn Hà Nội (nghiên cứu trường hợp tại Trung (Trang 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)