Lý thuyết vai trò

Một phần của tài liệu Đánh giá hoạt động bảo vệ trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi tại trung tâm bảo trợ xã hội trên địa bàn Hà Nội (nghiên cứu trường hợp tại Trung (Trang 27)

Vai trò là khái niệm nhấn mạnh những kỳ vọng xã hội gắn với những vị thế hay vị trí nhất định trong xã hội và nó phân tích những kỳ vọng trong xã hội ấy. Mỗi một vai trò lại gắn với một nhóm đối tác khác nhau và nhóm đối tác đó có một hệ kỳ vọng riêng của họ [8, 640].

Vai trò không chỉ đơn giản liên quan đến những hành vi được xã hội quan sát mà trong thực tế còn bao gồm xã hội quan niệm những hành vi đó phải được thực hiện ra sao. Những hành vi được thực hiện đúng với mong muốn của xã hội được gọi là những chuẩn mực và giá trị xã hội đó.

Trong xã hội, mỗi người không phải chỉ đảm nhận một vai trò mà thường đảm nhận nhiều vai trò khác nhau. Các vai trò không được tổ chức và vận dụng logic, hài hòa sẽ dân đến xung đột vai trò, căng thẳng vai trò, biến đổi vai trò. Những đòi hỏi quan trọng nhất đối với vai trò không chỉ là thực hiện các vai trò mà còn thể hiện vai trò đó có liên quan đến sự mong đợi, kỳ vọng, chuẩn mực, quy ước của xã hội hay không.

Có hai khuynh hướng lý thuyết chính liên quan đến vai trò. Khuynh hướng thứ nhất cho rằng quá trình xã hội hóa chính là quá trình xã hội áp đặt

28

các khuôn mẫu vai trò cho các thành viên trong đó. Khuynh hướng thứ hai giải thích việc học “đóng vai” ngoài đời giống như học theo một thứ kịch bản gợi ý, một thứ kịch bản mở. Loại kịch bản này buộc các “diễn viên” phải linh hoạt với hoàn cảnh thực tế hoặc tạo ra những chi tiết thích hợp để biết rằng mình cần phải làm gì, làm thế nào, làm cho ai.

Vận dụng lý thuyết vai trò trong nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy mỗi một bộ phận tại Trung tâm bao gồm: cán bộ quản lý trung tâm, cán bộ làm công tác chăm sóc, bảo vệ trẻ em, bản thân trẻ... có những vai trò nhất định. Mỗi một vai trò thể hiện qua những công việc, nhiệm vụ cụ thể.

Đối với cán bộ quản lý, vai trò thể hiện ở việc tổ chức, quản lý các hoạt động của Trung tâm qua công việc như lập kế hoạch, phân công nhiệm vụ, tổ chức thực hiện, giám sát, đánh giá... các cán bộ làm công tác chăm sóc, bảo vệ trẻ em và các em đang sinh sống tại Trung tâm. Ngoài ra, cán bộ quản lý còn thực hiện báo cáo tình hình hoạt động của Trung tâm với Phòng lao động, xã hội Quận Hà Đông và công tác đối ngoại với các tổ chức tài trợ khác.

Đối với cán bộ làm công tác chăm sóc, bảo vệ trẻ, các vai trò của một nhân viên như vai trò là người “mẹ” quán xuyến, hướng dẫn, đốc thúc các em thực hiện chế nội, nội quy của Trung tâm; là người “thầy” dạy dỗ, uốn nắn những thói quen hàng ngày; là người “bạn” luôn quan tâm, chia sẻ, động viên các em. Bên cạnh đó còn có vai trò của một nhân viên Công tác xã hội khi thực hiện các công việc hỗ trợ xác định nhân thân, kết nối tạo việc làm, giám hộ/biện hộ, cho các em khi cần thiết.

Đối với các em, các em lớn có vai trò hướng dẫn, chỉ bảo, giúp đỡ học hành các em nhỏ hoặc những em mới đến. Các em nhỏ có vai trò “mách”, bảo ban khi các bạn vi phạm nội quy. Ngoài ra, các em còn có vai trò hỗ trợ Trung tâm gia tăng thu nhập qua các công việc trồng rau, đan vỉ nướng, dán dấy, đóng gói tăm bông...

29

Một phần của tài liệu Đánh giá hoạt động bảo vệ trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi tại trung tâm bảo trợ xã hội trên địa bàn Hà Nội (nghiên cứu trường hợp tại Trung (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)