Bảo vệ trẻ trước nguy cơ bị buôn bán, xâm hạ

Một phần của tài liệu Đánh giá hoạt động bảo vệ trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi tại trung tâm bảo trợ xã hội trên địa bàn Hà Nội (nghiên cứu trường hợp tại Trung (Trang 76)

Như chúng ta đã biết, Nghị quyết A-RES-54-263 có hiệu lực từ ngày 28/01/2002 (Việt Nam phê chuẩn ngày 20/02/2001) đã nhận định: “Buôn bán

77

trẻ em nghĩa là bất kỳ hành động hoặc sự giao dịch nào, qua đó trẻ em bị chuyển giao từ bất kỳ một người hay một nhóm người cho một người hay một nhóm người khác để nhận tiền hoặc hay đồ vật gì khác”[21].

Với đặc thù là cơ sở nuôi dưỡng, chăm sóc và bảo vệ trẻ em mồ côi, Trung tâm nuôi dưỡng trẻ em mồ côi Hà Cầuhàng năm tiếp nhận số lượng trẻ em có độ tuổi không đồng đều, mỗi em lại có một hoàn cảnh gia đình khác nhau. Để chăm sóc, giáo dưỡng các em trở thành những người công dân có ích cho xã hội,ngăn ngừa các hành vi xâm hại đến các em, bà và các mẹ tạiTrung tâm đã dựa trên những đặc điểm tâm lý, tính cách, hoàn cảnh của từng em, qua đó, có những cách thức chăm sóc, bảo vệ riêng trên cơ sở những nội quy chung.

Bên cạnh đó, Trung tâm đã thiết lập mạng lưới và duy trì các mối quan hệ với gia đình, nhà trường, địa phương và các tổ chức/cá nhân khác có liên quannhằm ngăn ngừa nguy cơ xâm hại, buôn bán trẻ.

Biểu 2.8. Mạng lƣới bảo vệ trẻ em do Trung tâm thiết lập

Mặc dù đã thiết lập được mạng lưới liên kết nhưng bảo vệ trẻ em chưa thực sự trở thành một hoạt động có tính thường xuyên bởi chưa có một chương trình hoạt động cụ thể nào giữa các bên liên quan. Các hoạt động phối hợp với nhau giữa các bên chỉ khi có những biến cố xảy ra hoặc khi nhận được sự tài trợ

78

của đơn vị, tố chức nào đó về thực hành phối hợp phòng ngừa buôn bán và xâm hại trẻ em.

Về vấn đề tiếp xúc, trao đổi với người lạ hoặc khách đến thăm Trung tâm, qua quan sát, nhóm nghiên cứu nhận thấy, hầu hết các em đều chào hỏi lễ phép với bất kỳ ai ra vào Trung tâm (kể cả với người đã quen biết cũng như người mới gặp lần đầu tiên). Khi trò chuyện, các em thường tỏ vẻ e dè, hỏi gì đáp nấy chứ thường không chủ động bắt chuyện và nói chuyện. Nhiều thông tin liên quan đến em, nếu không có sự đồng ý của bà hay mẹ, em cũng không trả lời. Tìm hiểu sâu hơn về thái độ ứng xử của các em, chúng tôi nhận được thông tin:“Bà không cho nói chuyện nhiều với người lạ. Có ai hỏi chuyện thì bảo vào hỏi bà để bà trả lời” (nam, 11 tuổi, sống ở Trung tâm được 2 năm). Tránh tiếp xúc quá lâu với người lạ nhằm đề phòng những hành vi xấu, nhưng nếu áp đặt quy định này với tất cả mọi người có thể hạn chế năng lực giao tiếp và phát triển mối quan hệ cá nhân ở trẻ em.

2.2.3. Thực trạng giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ

Kỹ năng tự bảo vệ là tập hợp các hành vi cho phép cá nhân có khả năng ứng phó hiệu quả trước những thách thức của cuộc sống. Ngoài ra, kỹ năng tự bảo vệ còn giúp nhận biết được những tình huống tạo rủi ro, những dấu hiện có thể dẫn đến sự căng thẳng, nguy hiểm và hậu quả của nó. Qua đó, các em có thái độ chủ động, tích cực cũng như sẵn sàng ứng phó trước những khó khăn, thử thách. Giáo dục kỹ năng tự bảo vệ không chỉ đề phòng những biến cố, rủi ro mà còn góp phần nâng cao ý thức cảnh giác, kỹ năng ứng phó các tình huống bất lợi cho các em.

Để nghiên cứu về công tác giáo dục kỹ năng sống tại trung tâm bảo trợ xã hội, chúng tôi tập trung vào ba nội dung cơ bản: nhân lực làm công tác giáo dục kỹ năng tự bảo vệ, nội dung và hình thức giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho các em.

79

Một phần của tài liệu Đánh giá hoạt động bảo vệ trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi tại trung tâm bảo trợ xã hội trên địa bàn Hà Nội (nghiên cứu trường hợp tại Trung (Trang 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)