Môi trường sống an toàn, thân thiện, lành mạnh

Một phần của tài liệu Đánh giá hoạt động bảo vệ trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi tại trung tâm bảo trợ xã hội trên địa bàn Hà Nội (nghiên cứu trường hợp tại Trung (Trang 96)

b. Nội dung và hình thức giáo dục kỹ năng tự bảo vệ

3.2.2.Môi trường sống an toàn, thân thiện, lành mạnh

Môi trường sống có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với trẻ em nói chung và trẻ em có hoàn cảnh mồ côi không nơi nương tựa, bị bỏ rơi nói riêng. Thay đổi môi trường sống theo hướng an toàn, thân thiện, lành mạnh hơn với trẻ được xem là một trong những biện pháp chủ động quan trọng để bảo vệ trẻ em. Theo tổ chức Lao động quốc tế (ILO), mỗi năm có khoảng 2.4 triệu người bi ̣ buôn bán vì mụ c đích cưỡ ng bức lao đô ̣ng. Trong đó có đến 43% bị buôn bán để bóc lô ̣t tình dục , chủ yếu là phụ nữ và trẻ em. Mỗi năm có đến 32 tỷ đô la lơ ̣i nhuâ ̣n đươ ̣c sinh ra từ viê ̣c buôn bán ngườ i. Hàng năm tạ i khu vực Đông Nam Á có đến 200.000-250.000 phụ nữ trẻ em bị buôn bán . Điều đó cho thấy, nạn buôn bán người đã mang lại nguồn lợi nhuận phi pháp khổng lồ

97

và song hành với đó là hàng triệu người rơi vào tình trạng bị áp bức, bóc lột và bị xâm hại.

Ở Việt Nam, chưa có một con số chính xác nào về số lượng trẻ em bị buôn bán bởi sự khó khăn khi xác định danh tính người bị hại do gia đình cũng người bị hại che dấu bởi những hệ lụy từ dư luận xã hội và sự đe dọa từ những đối tượng mua bán. Việc tiếp xúc những hình ảnh sex trên phim, truyện, internet… có nguy cơ dẫn tới hành vi cuồng dâm. Không chỉ có vậy, tình trạng cuồng dâm ở trẻ em gia tăng một phần nguyên nhân còn là do chính người phạm tội không ý thức được hành vi vi phạm pháp luật, do tác động của việc sử dụng chất kích thích (rượu, bia, ma túy tổng hợp…). Nhiều ý kiến cho rằng, chế tài xử lý tội hiếp dâm trẻ em hiện nay còn nhẹ, chưa đủ tính răn đe, trấn áp các đối tượng phạm tội hiếp dâm trẻ em đã và đang ngày càng gia tăng.

Bên cạnh đó, sự tha hóa nhân cách của một bộ phận cán bộ quản lý tại một số cơ sở bảo trợ xã hội đã biến những cơ sở này thành những “địa chỉ giao dịch trẻ em” dưới vỏ bọc là hành vi nhận con nuôi. Lợi dụng những kẽ hở từ Luật Nuôi con nuôi (Luật số 52/2010/QH12, có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2011), những đối tượng này đã móc nối với những tổ chức, cá nhân trong đường dây mua bán trẻ em qua biên giới, cung cấp cho những nhà thổ (phổ biến là các nhà thổ ở Trung Quốc, Đài Loan, Campuchia...) hoặc những cơ sở bóc lột lao động trẻ em nước ngoài.

Trong bối cảnh đó, việc đảm bảo môi trường sống an toàn, thân thiện, lành mạnh cho trẻ em nói chung, trẻ em sinh sống tại cơ sở bảo trợ xã hội nói riêng cần hết sức chú trọng.

Kết quả nghiên cứu cho thấy Trung tâm Nuôi dưỡng trẻ em mồ côi Hà Cầu đã xây dựng được một môi trường sống an toàn biểu hiện qua các tiêu chí: phòng ở của các em khá an toàn, kín đáo, có chỗ ngủ riêng; phòng ở của các em

98

được trang bị 8 giường và không xảy ra tình trạng cán bộ, nhân viên và trẻ em ngủ chung phòng với nhau; chưa từng có trường hợp thương tích nghiêm trọng nào xảy ra do hỏa hoạn, cháy nổ, trượt ngã...; các trang bị cứu thương (tủ thuốc), cứu hỏa (bình chữa cháy), biển báo nguy hiểm trong trạng thái sử dụng tốt; mọi hoạt động của trẻ em đều nằm trong sự kiểm soát của cán bộ, nhân viên trong Trung tâm.

Ý thức được hậu quả của những thương tích để lại đối với tâm lý các em, những thiệt hại về kinh tế đối với Trung tâm, giải pháp phòng ngừa luôn là những lựa chọn ưu tiên hàng đầu của Trung tâm “chúng tôi luôn kiểm tra cẩn thận các vật dụng khi cung cấp cho các chau chơi đặc biệt là những cháu nhỏ chưa thể nhận thức được nguy hiểm và an toàn là như thế nào” (nữ, 44 tuổi, nhân viên chăm sóc). Việc sắp xếp chỗ ngủ riêng nhằm tránh nguy cơ lạm dụng, xâm hại tình dục ngoài ra còn đảm bảo sự an toàn cho trẻ.

Bên cạnh đó, các biện pháp an ninh ngăn ngừa những người không có thẩm quyền tiếp cận với trẻ cũng được thực hiện rất nghiêm túc, luôn có cán bộ, nhân viên giám sát các hoạt động ra vào tại trung tâm, không có sự đồng ý của cán bộ, nhân viên tại đây sẽ không được tiếp xúc, giao tiếp với các em. Các thông tin về trẻ và gia đình trẻ được lưu trữ àn toàn, có tính bảo mật cao và không được tiếp cận nếu không được chính giám đốc Trung tâm cho phép. Ngoài ra, quy trình giao nhận vào cơ sở và từ cơ sở về cộng đồng thể hiện bằng văn bản giữa Trung tâm với gia đình và có sự chứng kiến của người hoặc cơ quan có thẩm quyền; gia đình được thông báo rõ mục đích chăm sóc tạm thời, quyền và nghĩa vụ của trẻ cũng như các nội quy, quy định của Trung tâm dành cho trẻ và gia đình khi đến thăm. Điều đó thể hiện nỗ lực của Trung tâm trong việc đảm bảo sự an toàn cho các em.

99

Theo Công ước Liên hiệp quốc về Quyền trẻ em, trẻ em được đối xử bình đẳng không phân biệt màu da, dân tộc, tôn giáo, hoàn cảnh sống. Mặt khác, khi trẻ đã bị thiệt thòi về hoàn cảnh thì càng lại dễ bị kích thích khi bị đối xử bất bình đẳng. Xây dựng môi trường sống thân thiện đảm bảo cho các em nhận thấy sự bình đẳng trong trung tâm, tránh ảnh hưởng đến sự tự tin và tự chủ ở trẻ là hết sức cần thiết và quan trọng.

Như chúng ta đều biết, khi trẻ bị tách ra khỏi gia đình thì những đồ dùng, vật dụng cá nhân có ý nghĩa rất quan trọng đối với trẻ vì chúng có thể gợi lại những ký ức liên hệ với cuộc sống gia đình và cá nhân trẻ. Do đó, đảm bảo sự an toàn cho trẻ cũng có nghĩa đảm bảo sự an toàn cho những đồ dùng cá nhân. Điều đó còn thể hiện sự tôn trọng dành cho các em. Kết quả nghiên cứu cho thấy không có sự ưu ái nào dành riêng cho trẻ nào trong Trung tâm nếu như em đó không rơi vào hoàn cảnh đặc biệt. Các em được quan tâm, đối xử ngang bằng nhau, được khen thưởng, xử phạt công bằng, đúng mực. Trẻ em cảm thấy thoải mái, vui vẻ và dễ dàng chia sẻ với cán bộ, nhân viên trong Trung tâm.

Mặc dù đã rất cố gắng xây dựng môi trường sống an toàn, thân thiện song Trung tâm vẫn còn tồn tại một số mâu thuẫn, thậm chí xung đột lẫn nhau giữa các thành viên trong gia đình và giữa thành viên trong gia đình này với thành viên gia đình khác. Đôi khi, một số em lớn tuổi trong gia đình chỉ bảo các em nhỏ nhưng không nhận được sự vâng lời đã dùng tới bạo lực. Đây là mầm mống của hành vi bạo lực trong tương lai nếu như các em không được uốn nắn kịp thời.

Thực trạng mâu thuẫn giữa các em với nhau có thể giải thích được thông qua lý thuyết hành vi của nhà tâm lý học J.Watson qua cơ chế S - R (S – kích thích, R – phản ứng). Với kích thích – em, nhỏ tuổi, không nghe lời – nảy

100

sinh phản ứng – quát mắng thậm chí bạt tai. Phản ứng đó lại là nguyên nhân của kích thích tiếp theo và tiếp tục chuỗi S – R – S – R kế tiếp đến khi hoặc kích thích hoặc phản ứng bị chặn lại. Do vậy, giải quyết mâu thuẫn trong các trường hợp này chỉ cần làm mất đi các điều kiện phát sinh S hoặc R.

Mặt khác, việc mâu thuẫn, xung đột trong sinh hoạt hàng ngày ở các em rất khó tránh khỏi bởi mỗi em có những hoàn cảnh gia đình đặc thù, chịu ảnh hưởng từ nền giáo dục gia đình ở các mức độ khác nhau, đặc biệt là thái độ tự ti, mặc cảm về bản thân, cuộc sống. Bên cạnh đó, một yếu tố khác cũng cần phải xem xét đó là thái độ thể hiện anh cả, chị cả trong gia đình của những anh, chị lớn tuổi trước sự ương bướng của các em. Tuy nhiên, nếu những hành vi xung đột có tính nghiêm trọng với tần suất cao sẻ trở thành vấn đề đáng lưu ý về môi trường sống thiếu an toàn. Quá trình nghiên cứu, chúng tôi không nhận thấy hiện tượng nào xảy ra.

Tuy nhiên, xem xét dưới góc độ bảo vệ trẻ em thì việc để xảy ra những mâu thuẫn, xung đột có phần trách nhiệm của cán bộ, nhân viên trong Trung tâm. Ở khía cạnh này, vai trò theo dõi, giám sát của cán bộ, nhân viên tại Trung tâm chưa được thực hiện tốt.

Bên cạnh môi trường an toàn, thân thiện, Trung tâm đã đảm bảo cho các em được sống trong một môi trường lành mạnh. Điều đó thể hiện qua những chỉ báo: không được phép hút thuốc lá, uống rượu bia, chơi bài hay cá cược ăn tiền dưới mọi hình thức; không tiếp cận với phim, truyện, tranh, ảnh có hình thức, nội dung mang tính bạo lực, khiêu dâm; các thành viên trong “gia đình” có tránh nhiệm giám sát lẫn nhau; cán bộ chăm sóc thường xuyên tâm sự, chia sẻ với các em; đối xử công bằng và bình đẳng; chủ động phòng ngừa tư tưởng tôn giáo thiếu tích cực; thực hiện nghiêm túc chế độ giặt giũ chăn màn, lau chùi đồ dùng và thay thế khi hư hỏng; đồ dùng nhà bếp được xử lý

101

vệ sinh thường xuyên; không mất điện, nước quá 01 ngày trừ các trường hợp sự cố khách quan bất khả kháng.

Tuy vậy, một số hạn chế về điều kiện cơ sở vật chất đã làm ảnh hưởng đến chất lượng bảo vệ trẻ em. Hệ thống chuông báo cháy, biển báo nguy hiểm chưa được trang bị đầy đủ tiềm ẩn nguy cơ gây ra những sự cố tai nạn không mong muốn. Tiêu chí về nhiệt độ không đảm bảo cho các em nhất là vào mùa hè. Sự xuống cấp của một số hạng mục cơ sở vật chất như mái nhà, nền nhà vệ sinh, cầu thang chưa đủ điều kiện sửa chữa, thay thế mới và thiếu trang thiết bị làm mát, không có che chắn cẩn thận khiến cho phòng ở của các em rất nóng. Các em thường phải di chuyển xuống nhà ăn tập thể để ngủ trưa trong khi nhà ăn chưa kịp khô, thoáng và vẫn còn nặng mùi thức ăn. Tình trạng này kéo dài có thể gây ra một số vấn đề liên quan đến hệ hô hấp và các bệnh ngoài da ở trẻ.

Về vấn đề này, theo ý kiến của Giám đốc Trung tâm là do Trung tâm chưa có đủ nguồn kinh phí để sửa chữa, thay thế mà chỉ có thể khắc phục tạm thời từng hạng mục khi có điều kiện. Thực tế cho thấy rằng, hầu hết các cơ sở bảo trợ xã hội ngoài công lập đều hạn chế về nguồn tài chính dẫn đến việc đáp ứng cơ sở vật chất tốt cho trẻ em gặp nhiều khó khăn.

Bên cạnh đó, hiện tượng nói tục, chửi bậy và chê bai lẫn nhau có xảy ra vào thời điểm vui chơi cuối giờ chiều trong ngày tại Trung tâm. Hiện tượng này diễn ra nhỏ lẻ ở một số em khi bị bạn bè chêu trọc hoặc tranh giành nhau một món đồ dùng hay đồ chơi. Mặc dù hiện tượng này chỉ diễn ra ở các nhóm nhỏ lẻ trong một số tình huống nhất định trong ngày nhưng nếu có những biện pháp ngăn ngừa sẽ tạo thành thói quen trong giao tiếp ở các em.

Trong khi một số cơ sở bảo trợ xã hội ngoài công lập khác, hiện tượng nói bậy, chửi tục, xách nhiễu khách đến thăm hoặc sinh viên tình nguyện diễn

102

ra khá phổ biến không chỉ ở các em sinh sống tại đó mà còn xuất phát từ chính cán bộ, nhân viên làm việc tại đó. Nhưng quan sát tại Trung tâm chúng tôi không hề thấy dấu hiệu này xảy ra. Đây được xem là một nỗ lực hết sức đáng ghi nhận của cán bộ, nhân viên tại Trung tâm trong việc tạo dựng môi trường thân thiện cho các em.

Một phần của tài liệu Đánh giá hoạt động bảo vệ trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi tại trung tâm bảo trợ xã hội trên địa bàn Hà Nội (nghiên cứu trường hợp tại Trung (Trang 96)