Giáo dục kỹ năng tự bảo vệ

Một phần của tài liệu Đánh giá hoạt động bảo vệ trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi tại trung tâm bảo trợ xã hội trên địa bàn Hà Nội (nghiên cứu trường hợp tại Trung (Trang 102)

b. Nội dung và hình thức giáo dục kỹ năng tự bảo vệ

3.2.3.Giáo dục kỹ năng tự bảo vệ

Xã hội ngày càng phát triển đồng thời kéo theo những diễn biến hết sức phức tạp ảnh hưởng trực tiếp đến sự an toàn về thể chất, tính mạng của trẻ. Hiện tượng đó có nguyên nhân từ góc độ gia đình, nhà trường, xã hội và chính bản thân các em. Về phía gia đình, xu hướng gia đình hạt nhân (gia đình có hai thế hệ) đang dần chiếm ưu thế, do đó, sợi dây liên kết mối quan hệ giữa các nhiều thế hệ thành viên trong gia đình truyền thống đang trở nên lỏng lẻo hơn. Bên cạnh đó, nhịp sống hiện đại, hối hả, xô bồ đã khiến các bậc cha, mẹ luôn bận rộn, lo toan khiến họ không có nhiều thời gian để chăm sóc, quan tâm con cái, nhất là những gia đình ở khu vực thành thị. Nhiều gia đình có điều kiện kinh tế đã phòng ngừa con cái lây nhiễm các tệ nạn xã hội bằng cách cho trẻ suốt ngày ở trong nhà hoặc thuê các vệ sĩ giám sát. Điều đó có thể mạng lại phần nào sự an toàn về mặt cơ thể nhưng mặt khác lại rất không an toàn về đời sống tâm lý, tình cảm. Đặc thù lứa tuổi của trẻ là rất cần sự tiếp xúc, giao lưu tích cực để bổ sung và hoàn thiện nhân cách.

Về phía nhà trường, mặc dù đã có những cải tiến theo hướng giảm dần khối lượng kiến thức nhưng chương trình học của học sinh vẫn còn khá nặng nề phát sinh áp lực học hành lên các em. Phần lớn các em không còn thời gian dành cho vui chơi giải trí. Bên cạnh đó, tất bật với cuộc sống mưu sinh, giáo viên không có nhiều thời gian quan tâm, chia sẻ, uốn nắn kịp thời những suy nghĩ lệch lạc, nhất là những hành vi lệch chuẩn của các em. Một bộ phận giáo

103

viên chưa thật sự là tấm gương về đạo đức và lối sống khiến cho đời sống tâm lý của học sinh bị ảnh hưởng.

Mặt trái của cơ chế thị trường đã tác động tiêu cực đến nhận thức của một bộ phận trẻ, nhất là nhóm trẻ vị thành niên dẫn đến lối sống ích kỷ, buông thả, đua đòi, thích hưởng thụ. Trước sự phát triển của nền kinh tế và làn sóng đô thị hóa đang lan nhanh, số lượng nhà cửa, công trình được xây dựng đang có chiều hướng tỉ lệ nghịch với số lượng sân chơi bãi tập của các em. Thiếu sân chơi, nhiều em chỉ còn biết giải trí trong thế giới ảo đầy bạo lực, khiêu dâm dẫn đến những lệch lạc trong suy nghĩ và hành động.

Các dịch vụ xã hội dành cho những nhóm trẻ em dễ bị tổn thương như trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi mặc dù đã phát triển mạnh mẽ trong thời gian gần đây nhưng chưa thể đáp ứng kịp thời trước sự gia tăng nhanh chóng về số lượng và đối tượng trẻ em cần được trợ giúp. Những nỗ lực của tổ chức phi chính phủ, phi lợi nhuận quốc tế và trong nước mặc dù đã mang lại cho các em nhiều cơ hội được bảo vệ hơn nhưng không phải là giải pháp toàn diện bởi những vấn đề liên quan đến văn hóa, tôn giáo, chính sách... Mặt khác, hiệu quả hỗ trợ của các tổ chức này chỉ có thể đo lường được các mục tiêu ngắn hạn mà thiếu sự cam kết các mục tiêu trung hạn và dài hạn.

Do đó, một trong những giải pháp hữu ích trước mắt nhưng lại đảm bảo tính bền vững trong tương lai của các em là rèn luyện cho các em kỹ năng tự bảo vệ bản thân trước những tình huống rủi ro, nguy hiểm trong cuộc sống. Giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ đang sinh sống tại các cơ sở bảo trợ xã hội càng có ý nghĩa to lớn bởi ở độ tuổi này, các em tồn tại những trạng thái mâu thuẫn, phá cách, rất dễ phát sinh những ứng xử, ứng phó tiêu cực. Dưới góc độ phát triển tâm sinh lý, các em muốn khám phá và chinh phục những điều mới lạ xung quanh nhưng lại không có điều kiện về tài chính và cơ sở vật chất;

104

muốn được thể hiện mình trước bạn bè nhưng lại e dè do mặc cảm về hoàn cảnh; Dưới góc độ xã hội, các em có nhu cầu cao về giao thiệp, kết bạn nhưng luôn rụt rè, e ngại, tự ti; Ở góc độ gia đình, các em muốn nhận những tình yêu thương và thể hiện tình cảm của mình dành cho những người thân yêu như những bạn bè cùng trang lứa mà cũng không có cơ hội.

Công tác giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho các em tại Trung tâm Nuôi dưỡng trẻ em mồ côi Hà Cầu – Hà Đông đã đạt được một số kết quả rất đáng ghi nhận. Khảo nghiệm một số tình huống thường diễn ra trong cuộc sống hàng ngày của các em như gặp phải người lớn xin tiền giữa đường, bạn bè mời hút thuốc lá, bị bạn đi xe đạp nguợc chiều đâm phải hay nhìn thấy hai bạn cùng lớp đang đánh nhau, chúng tôi nhận được các phương án trả lời đáp ứng sự mong đợi về phương án xử lý phù hợp nhất của chúng tôi: hét lên cho nhiều người biết (22/29 ý kiến); vui vẻ từ chối và khuyên bạn không nên hút thuốc (28/29 ý kiến), vui vẻ nhấc xe nên và khuyên bạn nên cẩn thận (27/29 ý kiến); gọi bạn cùng lớp để khuyên can và lập tức thông báo cho giáo viên (24/29 ý kiến). 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100%

Khi bịxin tiền Được mời hút

thuốc lá Bị đâm xe Nhìn thấy 02 bạn đánh nhau

Phương án khác 7 1 2 5

Phương án mong đợi 22 28 27 24

T

l

105

Mặc dù đây chỉ là khảo nghiệm nhưng kết quả đã phần nào cho thấy đa phần các em sinh sống tại Trung tâm có nhận thức và xử lý tình huống tốt. Điều đó càng có ý nghĩa hơn trong bối cảnh các em sinh sống tại cơ sở bảo trợ xã hội trẻ em tập trung, thiếu thốn sự quan tâm giáo dục từ phía gia đình. Kết quả đó đã cho thấy công tác giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ em đã mang lại những kết quả rất đáng ghi nhận.

Hành vi của trẻ được xác lập do sự tác động của môi trường sống ngược lại hành vi trẻ em cũng tạo ra môi trường xung quanh mình. Đây là nỗ lực hai chiều trong đó trẻ em vừa là chủ thể hành động vừa là khách thể tiếp nhận những biến đổi từ môi trường do mình tạo ra. Hệ quả mà trẻ nhận lại phụ thuộc vào chính những hành vi ứng xử, giao tiếp, ứng phó với các tình huống xảy ra trong cuộc sống. Những kỹ năng tự bảo vệ đó không phải tự nhiên có mà phải trải qua qua trình rèn luyện lâu dài trong đó có sự nỗ lực từ phía cán bộ, nhân viên trong Trung tâm.

Việc trang bị kiến thức bảo vệ trẻ em, phương pháp giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho đội ngũ nhân viên tại Trung tâm có ý nghĩa rất quan trọng. Qua tìm hiểu cho thấy, công tác này còn một số hạn chế do những khó khăn về tài chính, số lượng nhân viên, thời gian và tính chất công việc. Điều đó dẫn đến thực trạng nhân viên còn thiếu và yếu kiến thức, kỹ năng liên quan đến bảo vệ trẻ em, nhất là những kiến thức, kỹ năng công tác xã hội trong bảo vệ trẻ em. Hoạt động bảo vệ trẻ em, giáo dục những kỹ năng tự bảo vệ cho các em tại Trung tâm hầu hết từ kinh nghiệm sống của cán bộ, nhân viên và năng lực truyền đạt những kinh nghiệm đó.

Trong bối cảnh các em không có nhiều thời gian, điều kiện tiếp xúc với cuộc sống bên ngoài do đặc thù môi trường sống và cách thức bảo vệ trẻ em của Trung tâm, trước thực trạng giáo dục kỹ năng tự bảo vệ chủ yếu dựa trên

106

kinh nghiệm sống và năng lực truyền đạt kinh nghiệm đó của đội ngũ cán bộ, nhân viên tại Trung tâm, Trung tâm đã có những giải pháp rất tích cực để hỗ trợ, khắc phục một số tồn tại đó. Một trong những giải pháp là tạo mọi điều kiện thuận lợi để các cá nhân, tổ chức, đoàn thể có điều kiện và sẵn sàng hỗ trợ, giáo dục các em cả về văn hóa, nâng cao thể lực và những kỹ năng ứng xử, ứng phó trong cuộc sống. Đây là một trong những khác biệt so với một số cơ sở bảo trợ xã hội mà chúng tôi có dịp chứng kiến thái độ thờ ơ, dửng dưng của cán bộ, nhân viên tại đó đối với sinh viên, cá nhân đến liên hệ thực tập, công tác, hỗ trợ sách vở, quần áo, dụng cụ học tập...

Ngoài mối quan hệ với cán bộ, nhân viên tại Trung tâm, các em còn có sự tương tác với các mối quan hệ xã hội khác. Đó là mối quan hệ giữa các em với những tổ chức, cá nhân đến thăm, chia sẻ và hỗ trợ cho các em với tư cách là người hỗ trợ và người thụ hưởng. Ngoài ra, mối quan hệ giữa các em với hệ thống bảo vệ trẻ em các cấp thông qua chính sách xã hội và chế độ hỗ trợ đối tượng có hoàn cảnh đặc biệt. Đây là ba mối quan hệ xã hội đặc trưng phản ánh sự tương tác xã hội ở trẻ em có hoàn cảnh mồ côi không nơi nương tựa, bị bỏ rơi sống tại trung tâm bảo trợ xã hội.

Một phần của tài liệu Đánh giá hoạt động bảo vệ trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi tại trung tâm bảo trợ xã hội trên địa bàn Hà Nội (nghiên cứu trường hợp tại Trung (Trang 102)