Lý thuyết nhu cầu

Một phần của tài liệu Đánh giá hoạt động bảo vệ trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi tại trung tâm bảo trợ xã hội trên địa bàn Hà Nội (nghiên cứu trường hợp tại Trung (Trang 29)

Nhu cầu là cái gì đó được cho là cần thiết, đặc biệt khi nó được cho là thiết yếu cho sự sinh tồn của một con người, một tổ chức hay bất kỳ thứ gì khác [8, 416].

Nhà tâm lý học người Mỹ Abraham Maslow được xem là cha đẻ của lý thuyết nhu cầu. Theo ông, hành vi của con người bắt nguồn từ nhu cầu của họ. Nhu cầu tự nhiên của con người được chia thành các thang bậc khác nhau theo thứ tự từ thấp đến cao về tầm quan trọng. Thang nhu cầu của ông chia làm hai cấp: cấp thấp và cấp cao.

+ Nhu cầu cấp thấp gồm hai nhu cầu về vật chất (1) và an toàn (2). Nhu cầu về vật chất là nhu cầu tối thiểu nhưng cần thiết nhất đảm bảo cho con người tồn tại bao gồm các hành vi: ăn, uống, mặc, ở, ngủ nghỉ, đi lại… Nhu cầu về an toàn không bị đe dọa về sức khỏe, tính mạng, công việc, gia đình. Nhu cầu này thể hiện trong cả thể chất và tinh thần.

+ Nhu cầu cấp cao gồm ba nhu cầu về xã hội (3), tôn trọng (4) và phát triển (5). Nhu cầu về xã hội là các nhu cầu về tình yêu thương, được chấp nhận

1 1 2 3 1 4 5

30

và được tham gia vào tổ chức, đoàn thể nào đó trong xã hội. Khi thỏa mãn được nhu cầu được chấp nhận là thành viên trong xã hội thì con người có xu hướng được tôn trọng và ghi nhận những giá trị cá nhân như quyền lực, địa vị, uy tín… Cao nhất trong thang nhu cầu của con người là nhu cầu được phát triển toàn diện.

Theo ông, khi con người thỏa mãn các nhu cầu bậc thấp đến một mức độ nhất định sẽ nảy sinh các nhu cầu bậc cao hơn.

Vận dụng lý thuyết nhu cầu của A.Maslow trong nghiên cứu chúng tôi tìm hiểu nhu cầu của các em tại Trung tâm Nuôi dưỡng trẻ em mồ côi Hà Cầu theo năm bậc thang về nhu cầu. Từ đó xem xét các nhu cầu nào đã được đảm bảo, nhu cầu nào chưa được đảm bảo, đảm bảo ở mức độ nào, có ưu tiên đáp ứng nhu cầu nào trước, nhu cầu nào sau hay theo trình tự các bậc nhu cầu của nhà tâm lý học A.Maslow.

Mặt khác, trên cơ sở lý thuyết nhu cầu, chúng tôi còn tìm hiểu xem liệu các nhu cầu của nhân viên chăm sóc, bảo vệ trẻ em tại Trung tâm là gì và họ có được đáp ứng hay không khi làm việc tại Trung tâm. Ngoài ra, với tư cách là đại diện pháp lý của Trung tâm, Giám đốc Trung tâm thể hiện những nhu cầu gì để công tác bảo vệ trẻ em tại Trung tâm ngày một tốt hơn.

Tóm lại, lý thuyết hệ thống, lý thuyết cấu trúc – chức năng, lý thuyết vai trò, lý thuyết nhu cầu là nền tảng lý luận cho phép nhóm nghiên cứu phân tích, lý giải mối quan hệ giữa tương hỗ các thành phần, bộ phận của Trung tâm; chức năng của mỗi thành phần, bộ phận ấy tác động, ảnh hưởng lẫn nhau trong sự hài hòa của cấu trúc tổng thể; và mỗi thành phần, bộ phận đều có những vai trò cụ thể khi tham gia vào các mối quan hệ trong cùng hệ thống hoặc với hệ thống khác xung quanh. Ngoài ra, việc thể hiện nhu cầu và đáp ứng các nhu cầu của trẻ cũng như của cán bộ, nhân viên trong Trung tâm cũng là một trong những vấn đề cần đặc biệt quan tâm bởi hơn ai hết các em

31

đã và đang chịu thiệt thòi hơn về cuộc sống, tình yêu thương so với những trẻ em bình thường khác.

1.1.2. Một số khái niệm công cụ trong nghiên cứu a. Trẻ em a. Trẻ em

Hiện nay, khái niệm “Trẻ em” không đồng nhất tại nhiều quốc gia trên thế giới. Ở Australia và Anh, trẻ em được quy định là dưới 18. Tại Singapore, trẻ em là người dưới 14 tuổi. Trong khi đó ở Hồng Kông, trẻ em là nhóm người dưới 16 tuổi. Sở dĩ có sự khác nhau này là do có sự khác biệt về điều kiện lịch sử, kinh tế, văn hóa, xã hội. Một lập luận khác để giải thích về sự khác biệt đó là khả năng của nền kinh tế của mỗi quốc gia, bởi vì việc quy định về độ tuổi trẻ em bao giờ gắn liền với trách nhiệm đảm bảo các quyền của trẻ em, ngoài ra còn đảm bảo quyền công dân, quyền con người nói chung ở mỗi quốc gia.

Theo quan điểm của một số tổ chức quốc tế trực thuộc Liên hiệp quốc như Quỹ Dân số (UNFPA), Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa (UNESCO) xác định trẻ em là người dưới 15 tuổi.

Theo Điều 1, Công ước Quốc tế về Quyền trẻ em của Liên hiệp quốc công bố năm 1989 xác định “Trong phạm vi công ước này, trẻ em có nghĩa là dưới 18 tuổi, trừ trường hợp luật pháp áp dụng với trẻ em đó quy định tuổi thành niên sớm hơn” [19].

Tại Việt Nam, theo Điều 11, Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em thì “Trẻ em là công dân Việt Nam dưới 16 tuổi” [25].

Trong phạm vi của đề tài, chúng tôi vận dụng khái niệm Trẻ em theo Điều 11, Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục. Trên cơ sở đó, nhóm trẻ trong phạm vi nghiên cứu là những em có hoàn cảnh mồ côi không nơi nương tựa, bị bỏ rơi dưới 16 tuổi tại Trung tâm Nuôi dưỡng trẻ em mồ côi Hà Cầu, quận Hà Đông.

Một phần của tài liệu Đánh giá hoạt động bảo vệ trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi tại trung tâm bảo trợ xã hội trên địa bàn Hà Nội (nghiên cứu trường hợp tại Trung (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)