Kiến nghị chung để thu hút FDI.

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Savannakhet của nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào giai đoạn 2005 – 2015, thực trạng và giải pháp (Trang 79)

3. Hợp đồng hợp tác KD 2 7,737 2,22 0,8

3.2.1.Kiến nghị chung để thu hút FDI.

3.2.1.1. Hoàn thiện hơn nữa cơ sở hạ tầng.

Cơ sở hạ tầng là một trong hai yếu tố hàng đầu mà các nhà đầu tư quan tâm khi quyết định đầu tư. Thực tế cho thấy, địa phương nào có cơ sở hạ tầng yếu kém thì rất khó thu hút được các nhà đầu tư nước ngoài, ngược lại nếu

không thu hút được đầu tư thì khả năng cải tạo cơ sở hạ tầng cũng rất hạn chế. Cái vòng luẩn quẩn đó tạo nên tình trạng vùng kinh tế nào phát triển lại càng phát triển, còn vùng nào có cơ sở hạ tầng kém phát triển thì ngày càng tụt hậu. Do đó, việc cải tạo nâng cấp và xây dựng mới cơ sở hạ tầng được coi là nhiệm vụ kinh tế xã hội cực kỳ quan trọng của các địa phương. Giải quyết được vấn đề này mới mong thu hút được nhiều vốn đầu tư, đồng thời khai thác được tiềm năng thiên nhiên phong phú còn đang tiềm ẩn trong lòng đất hoặc tại các vùng xa xôi, hiểm trở.

Như vậy, quy hoạch đầu tư và xây dựng cơ sở hạ tầng cần thống nhất, hợp lý, tập trung dứt điểm, không dàn trải, vì như vậy hiệu quả đầu tư sẽ không cao, công trình chậm hoàn thành, khó đưa vào sử dụng. Không phân đều đầu cơ sở hạ tầng cho các huyện, thị mà phải căn cứ theo quy hoạch phát triển kinh tế của từng huyện.

Ngoài ra, cần có những ưu đãi rõ ràng, cụ thể về tài chính, tín dụng đối với các hình thức đầu tư BTO, BT, BOT vào các địa bàn trọng điểm để hình thức này nhanh chóng được các nhà đầu tư triển khai thực hiện, góp phần hỗ trợ vốn đầu tư cho ngân sách. Bên cạnh đó, khuyến khích đầu tư xây dựng khu công nghiệp, khu chế xuất và đặc biệt trong tương lai không xa, chúng ta phải nghĩ tới việc thành lập đặc khu kinh tế để cải thiện điều kiện cơ sở hạ tầng.

Cuối cùng, ngoài việc tập trung vốn đầu tư của nhà nước, huy động vốn đầu tư nước ngoài xây dựng cơ sở hạ tầng, chúng ta còn phải tranh thủ tối đa sự hỗ trợ, hợp tác quốc tế.

3.2.1.2. Quy hoạch đầu tư.

Trong những năm gần đây, mặc dù luật pháp, chính sách và môi trường đầu tư không ngừng được hoàn thiện nhưng hiệu quả thu hút FDI vẫn chưa thực sự tương xứng với tiềm năng của các tỉnh. Theo các chuyên gia quản lý dự án, nguyên nhân chủ yếu là do quy hoạch phát triển các ngành chủ chốt

đến nay vẫn chưa được xác định. Có những lĩnh vực dường như đã “bão hoà” giữa cung và cầu, còn những ngành mới đầy triển vọng thì quy hoạch lại chưa được phê duyệt và công bố như ngành cơ khí, công nghệ thông tin... Nhiều nhà đầu tư đã mất khá nhiều thời gian tìm hiểu và hình thành dự án nhưng đến khi dự án được hình thành thì lại phải huỷ bỏ vì quy hoạch thay đổi, đó cũng là do Lào chưa có quy hoạch, hướng dẫn đầu tư tổng thể. Vì thế, để tránh rủi ro, các nhà đầu tư phải chờ đợi để thăm dò. Do vậy, với định hướng thúc đẩy thu hút đầu tư, chúng ta cần xác định rõ những dự án trong nước đầu tư, những dự án có thể kêu gọi đầu tư theo ngành và lãnh thổ cũng như xác định yêu cầu tương ứng về công nghệ. Riêng đối với các khu công nghiệp, khu chế xuất, việc quy hoạch các ngành nghề còn là căn cứ để đưa ra các chính sách ưu đãi, cũng như giá thuê đất cho từng khu. Điều này giúp các nhà đầu tư định hướng được ngay từ khi thăm dò và hình thành dự án ban đầu, đồng thời xác định được khu công nghiệp, khu chế xuất nào trong số các khu công nghiệp, khu chế xuất đã mở ra đang hoạt động có hiệu quả.

Để thực hiện các định hướng đầu tư nói trên, chúng ta cần chú ý:

- Việc quy hoạch thu hút vốn đầu tư là phải gắn với phát huy nội lực và lợi thế so sánh của sản phẩm Lào, ưu tiên phát triển các ngành có thế mạnh ở các vùng, địa phương, đồng thời, tăng cường thu hút đầu tư của như sản các nước phát triển để phát triển một số ngành công nghiệp kỹ thuật cao như sản xuất thiết bị điện tử dùng trong công nghiệp điện tử, thiết bị điện tử để đo lường, phân tích. Trên cơ sở điều tra, khảo sát và tổng hợp các dữ liệu về tiềm năng của từng vùng, xác định nhiệm vụ cụ thể cho các dự án theo hình thức đầu tư, trong đó có báo cáo chuẩn xác nhu cầu thị trường, dự kiến quy mô, công suất, đối tác, địa điểm...

- Cần có chính sách hỗ trợ các dự án đầu tư vào, vùng sâu, vùng xa như đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng trên địa bàn, tại vùng nguyên liệu, đào tạo nhân lực, hỗ trợ chủ đầu tư trong việc giảm chi phí xây dựng và triển khai dự

án. Chỉ thu tượng trưng tiền thuê đãi đối với các dự án đầu tư vào nông lâm nghiệp ở các vùng này, miễn thuế nhập khẩu toàn bộ vật tư, nguyên liệu sản xuất (kể cả các loại trong nước đã sản xuất được) trong 5 năm đầu, cho phép tăng tỷ lệ tiêu thụ nội địa đối với những sản phẩm buộc phải bảo đảm tỷ lệ xuất khẩu.

-Trong quá trình quy hoạch đầu tư, các ngành cần phải có sự phối hợp với các huyện, địa phương, xây dựng quy hoạch đó trên các địa bàn và lãnh thổ cụ thể, nhằm thu hút vốn đầu tư có hiệu quả hơn và bảo đảm quản lý thực hiện dự án được thuận tiện hơn.

- Hướng thu hút đầu tư nước ngoài của các tập đoàn xuyên quốc gia là dự án quy mô lớn, đầu tư vào Lào kỹ thuật cao và phát triển cơ sở hạ tầng. Trong khi đó, đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ lại khuyến khích đầu tư vào công nghiệp phụ trợ cho các ngành điện, điện tử, cơ khí chế tạo, các dự án hướng về xuất khẩu trên cơ sở sử dụng tài nguyên, nguyên liệu tại chỗ.

3.2.1.3. Cải thiện chính sách đất đai

Phương hướng phát triển kinh tế của Savannakhet là phát triển KCN, CCN. Mục tiêu mà Tỉnh uỷ, HĐND và UBND Tỉnh đề ra là tập trung thu hút được nhiều các nguồn vốn từ bên ngoài vào Tỉnh. Trong đó đặc biệt chú trọng đến nguồn vốn FDI. Để đẩy nhanh quá trình thu hút vốn FDI và triển khai các dự án FDI ở các KCN, CCN, Tỉnh Savannakhet đã lập kế hoạch quy hoạch phát triển KCN, CCN đến năm 2012. Với 9 KCN, CCN có tổng diện tích quy hoạch là 703,1 ha. Trong đó tổng diện tích đất công nghiệp là 385,8 ha,chiếm 64,57% tổng diện tích đất quy hoạch. Như vậy, số diện tích đất quy hoạch là rất lớn. Điều đó cho thấy nhiệm vụ đền bù, giải phóng mặt bằng và làm mọi thủ tục liên quan đến việc cho thuê đất là rất nặng nề, cấp bách, đòi hỏi Tỉnh phải có các biện pháp cụ thể và thiết thực hơn nữa nhằm giải quyết những khó khăn, tồn tại trong công việc này như: diện tích đất nằm trong qui hoạch chủ yếu là đất đồi, gò, đường giao thông đi lại vào khu vực này là rất khó khăn,

chưa nói đến vấn đề san, lấp làm phẳng mặt bằng. Những máy móc hiện đại, các xe to lớn cồng kềnh nhằm phục vụ cho việc san, lấp, ủi rất khó có thể đi vào được khu vực quy hoạch. Ngoài ra, đối với những phần đất quy hoạch nằm trong diện đền bù cũng gặp nhiều khó khăn. Nông dân ở một số huyện không chấp nhận giá đền bù mà Tỉnh đưa ra, họ thường yêu cầu một giá trị cao hơn. Thông thường, UBND Tỉnh có trách nhiệm lập phương án bồi thường, cùng chính quyền địa phương triển khai thực hiện phương án bồi thường, hướng dẫn chủ đầu tư chi trả tiền bồi thường cho chủ được bồi thường. Trường hợp người có đất khiếu nại về phương án đền bù, UBND Tỉnh phối hợp với chính quyền địa phương giải quyết các vướng mắc. Nhưng ở Savannakhet, chính doanh nghiệp phải tham gia đàm phán với người nông dân để xác định giá đền bù, như vậy làm tăng thêm khó khăn cho nhà đầu tư. Để khắc phục những khó khăn này Tỉnh cần phải:

- Trong thời gian tới Tỉnh Savannakhet cần xây dựng nguồn kinh phí khoảng 25 - 30 tỷ kíp để hỗ trợ cho việc nâng cấp cơ sở hạ tầng, cải tạo và làm mới các tuyến đường giao thông trên trục đường đi vào các khu quy hoạch. Xây dựng, làm mới các trạm cung cấp điện, nước cho các KCN, CCN trong khu vực quy hoạch.

- Khuyến khích các dự án đầu tư vào KCN, CCN tự làm công việc cải tạo cơ sở hạ tầng.

- Nhanh chóng tiến hành san, lấp, ủi gò đồi, làm phẳng mặt bằng quy hoạch. Tập trung huy động các phương tiện hiện đại giải quyết việc san, lấp, ủi mặt bằng. Huy động một lực lượng lao động đáng kể tham gia thực hiện công việc này. Bên cạnh đó khuyến khích các chủ đầu tư FDI dùng các phương tiện máy móc hiện đại của mình để tham gia cùng làm.

- Chính sách đền bù giải phóng mặt bằng phải nhất quán, biện pháp phải kiên quyết, dứt điểm không để tình trạng dây dưa làm ảnh hưởng thời cơ

và hiệu quả đầu tư. Điều này không chỉ đòi hỏi sự vào cuộc của chính quyền mà còn cần sự nhận thức, lòng tự trọng và khẳng khái của người dân vì sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá.

- Đồng thời cần có những biện pháp kịp thời và nghiêm khắc đối với những trường hợp làm trái pháp luật về đất đai, gây phiền hà, cản trở đến việc đền bù, giải phóng mặt bằng.

3.2.1.4 Cải cách hành chính: * Cải cách thủ tục hành chính

Việc cần làm bây giờ là gấp rút cải thiện môi trường đầu tư trong đó hàng đầu là cải cách thủ tục hành chính. Đặc biệt là khi thẩm quyền cấp phép đã được phân cấp cho Tỉnh, nếu Tỉnh không chú ý đến việc cải cách thủ tục hành chính, giảm chi phí cho các nhà đầu tư thì sẽ gây ra tình trạng phiền hà trong lĩnh vực hành chính. Thực tế thời gian qua đã chứng minh là một số tỉnh đã cải cách thủ tục hành chính, tạo môi trường đầu tư thông thoáng thì thu hút trên cùng một mặt bằng pháp lý, song có địa phương thu hút được nhiều vốn FDI, có địa phương thu hút được ít, chứng tỏ rằng thủ tục hành chính của địa phương đó chưa tốt.

Về cải cách thủ tục hành chính, cần tập trung trong công tác thẩm định, cấp giấy phép đầu tư, cấp giấy phép xây dựng cho các dự án, cấp giấy phép nhập khẩu theo hướng mở cửa, nhanh gọn và thuận lợi; điều chỉnh công tác thanh kiểm tra, giám sát hoạt động doanh nghiệp sau cấp phép.

UBND Tỉnh chỉ đạo các ngành chức năng tạo điều kiện thuận lợi nhất cho tất cả các dự án thuộc đối tượng được hưởng ưu đãi theo Luật đầu tư nước ngoài tại Lào và Luật khuyến khích đầu tư trong nước. Khi đầu tư vào tỉnh Vĩnh Phúc, chủ đầu tư làm thủ tục (từ khâu tiếp xúc, giới thiệu địa điểm, hình thành dự án, hồ sơ xin giấy phép đầu tư, triển khai dự án và nhận kết quả) tại Sở Kế hoạch và Đầu tư Vĩnh Phúc hoặc Ban quản lý các dự án khu công nghiệp Vĩnh Phúc. Cụ thể như sau:

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Savannakhet của nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào giai đoạn 2005 – 2015, thực trạng và giải pháp (Trang 79)