0
Tải bản đầy đủ (.doc) (103 trang)

Sử dụng lao động (**) người 3.000 4.500 6.000 11,

Một phần của tài liệu ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO TỈNH SAVANNAKHET CỦA NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO GIAI ĐOẠN 2005 – 2015, THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP (Trang 47 -47 )

Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư Lào

(*): Chưa kể lao động gián tiếp: tính đến năm 2008 khoảng 15 ngàn lao động.

Trong giai đoạn 2005 – 2007 thực hiện nghị quyết 06/2005/NQ- CP về tăng cường thu hút và nâng cao hiệu quả ĐTNN thời kỳ 2005 -2007 tỉnh đã thu hút được 36 dự án từ13 nền kinh tế, tổng vốn đầu tư thu hút đạt 475,5 triệu USD, đưa số dự án đến hết năm 2007 lên con số 43, tổng vốn đăng ký đầu tư là 648,6 triệu USD và tính đến tháng 2/2009 tỉnh SaVanNaKet đã thu hút được 90 dự án FDI, với tổng vốn đăng ký 941 triệu USD, có thể nói đây là 1 kết quả đáng mừng, đáng khích lệ. Việc thu hút được số dự án FDI này đã làm cho nền kinh tế của tỉnh SaVanNaKet có bước phát triển vượt bậc với tốc độ tăng GDP bình quân/năm của thời kỳ (2005 – 2007) là 15,5% cao hơn bình quân chung của cả nước (7.5%), và tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2008 ước đạt 16,98%; cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực; công nghiệp – xây dựng 57,0%, dịch vụ 25,7%, nông, lâm nghiệp, thuỷ sản 17,3%. Thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đã tạo công ăn việc làm cho khoảng 15.000lao động và nhiều người lao động khác ở các đại lý phân phối và dịch vụ hậu mãu, phục vụ. Các doanh nghiệp nước ngoài cũng đã đóng góp trên 50% thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn và đóng góp nhiều cho các hoạt động nhân đạo, phúc lợi, xã hội. Một ưu điểm nữa của thành phần kinh tế này là cùng với vốn, thiết bị, công nghệ, các nhà đầu tư nước ngoài đã đem

vào SaVanNaKet một phong cách làm việc mới, phong cách quản lý mới và một tác phong làm việc hiện đại, khởi đầu từ triết lý “kinh doanh rõ ràng”, điều mà những năm gần đây Lào chưa bao giờ làm được.

2.2.2.2. Cơ cấu dòng vốn FDI vào SaVanNaKet. * Lĩnh vực đầu tư.

Cơ cấu đầu tư tại SaVanNaKet trong những năm qua càng ngày càng phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của cả nước nói chung và tỉnh nói riêng. Có thể nói, tổng thể cơ cấu ngành nghề trong thu hút vốn FDI phản ánh và thực hiện đúng định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh theo hướng CNH,HĐH, nhằm khai thác mọi tiềm năng, lợi thế để xây dựng Savannakhet thành một tỉnh trung tâm kinh tế, công nghiệp, thương mại, dịch vụ của khu vực Nam Bộ.

Bảng 2.4. Đầu tư trực tiếp nước ngoài của tỉnh Savan theo ngành và lĩnh vực tính đến 30/2/2009. Các ngành/lĩnh vực Số dự án Tổng vốn đầu tư Tỷ trọng (%) Về số dự án Về số vốn đầu tư I. Công nghiệp 50 525,941 55,55 55,7

+ Công nghiệp chế tạo 14 120,000

+ May mặc 13 135,000

+ Dệt nhuộm bao bì 2 941

+ Chế tạo vật liệu, nội thất 21 270,000

II. Nông nghiệp 15 179,825 16,66 19,2

+ Chăn nuôi, sản xuất thức ăn chăn nuôi 5 52,400 + Chế biến nông sản thực phẩm 10 127,425

III.Dịch vụ 25 235,417 27,77 25,10

Cộng 90 941,183 100 100

Nguồn : Sở kế họach và đầu tư của tỉnh SaVanNaKhet

Bảng 2.4 tổng hợp trên cho ta thấy đầu tư FDI vào SaVanNaKet trong 4 năm qua chủ yếu tập trung vào lĩnh vực Công nghiệp. Nông nghiệp và các

ngành khác chưa có nhiều dự án. Có lẽ đây cũng là xu thế tất yếu của các nhà đầu tư nước ngoài. Về kinh doanh họ nắm chắc công nghệ, vốn, kỹ năng quản lý. Trong khi đó đầu tư vào Lào nói chung và SAVanNaKet nói riêng sẽ tận dụng được các cơ hội về giá đất, giá nhân công rẻ và các chính sách về bảo hộ sản xuất trong nước cho phép được miễn thuế nhập khẩu, miễn thuế linh kiện, phụ tùng trong 5 năm nếu nhập khẩu để chế tạo sản phẩm cho xuất khẩu, các doanh nghiệp trong nước chỉ được nhập khẩu miễn thuế máy móc, thíêt bị, phương tiện vận tải tạo tài sản cố định mà trong nước chưa sản xuất được, điều này cũng đồng nghĩa với việc tạo điều kiện cho các doanh nghiệp FDI tiêu thụ được các sản phẩm là máy móc, thiết bị và phương tiện vận tải.

Tuy nhiên, cũng phải công nhận một sự thật rằng, số lượng các dự án FDI đầu tư vào SaVanNaKet những năm qua liên tục tăng như vậy là phù hợp với quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, nhất là đối với một tỉnh Có khởi đầu là nền kinh tế “thuần nông”. Việc có các dự án FDI công nghiệp vào tỉnh đã góp phần chuyển đổi nhanh và mạnh mẽ cơ cấu kinh tế của tỉnh chủ yếu từ nông nghiệp sang cơ chế kinh tế với công nghiệp là chủ đạo (cơ cấu kinh tế của tỉnh SaVanNaKet vào năm 2001; Nông nghiệp: 43,35%; công nghiệp: 23%; Dịch vụ 36,71%đến năm 2008 cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực: công nghiệp – xây dựng 50,7%, dịch vụ 24,8%; nông, lâm nghiệp, thủy sản 24,7% và đến tháng 2 năm 2009 tỷ lệ này là công nghiệp – xây dựng 55,7%; Dịch vụ 25,10%; nông, lâm nghiệp, thủy sản 19,20%. Rõ ràng sự chuyển đổi của cơ cấu kinh tế đã đi đúng hướng mong đợi.

So sánh với cơ cấu đầu tư theo ngành của cả nước đến hết tháng 2/2009 là công nghiệp là 54,8%; dịch vụ 24,3, nông, lâm nghiệp 20,9% thì hướng phát triển của tỉnh là phù hợp với định hướng đầu tư của cả nước là tập trung vào những ngành có mức độ bảo hộ cao và thay thế nhập khẩu như ô tô. Ngành công nghiệp dầu khí và công nghiệp thực phẩm không còn dự án nào do điều kiện tự nhiên của tỉnh... tuy nhiên ngành công nghiệp nặng chưa thu

hút được vốn FDI, đồng thời trong lĩnh vực dịch vụ chưa thực sự phát huy được những lợi thế của tỉnh để phát triển hơn nữa dịch vụ du lịch, dịch vụ tài chính ngân hàng theo xu thế của tỉnh để phát triển hơn nữa dịch vụ khách sạn du lịch, xây dựng văn phòng căn hộ, tài chính ngân hàng... Tỉnh cần có những chính sách khuyến khích đầu tư để thu hút hơn nữa vốn FDI vào lĩnh vực này nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Tỉnh cho phù hợp hơn với định hướng phát triển.

Việc thu hút các dự án FDI vào lĩnh vực nông nghiệp (nuôi, trồng, chế biến nông sản thực phẩm) chưa được như mong muốn. SaVanNaKet mới chỉ thu hút được 1 dự án của Indonesia đầu tư nuôi gà giống và chế biến thức ăn gia cầm, một dự án nuôi cá chình nước ngọt của Trung Quốc. Ý tưởng thu hút được các dự án FDI về các huyện miền núi, về vùng sâu, vùng xa là chưa thực hiện được và có lẽ sẽ rất khó thực hiện được trong tương lai, nếu không có sự cải thiện đáng kể về giao thông, điện, nước và viễn thông. Bốn yếu tố này là cơ bản và cần có trước hết để thu hút đầu tư. Lao động và chính sách ưu đãi thuộc thẩm quyền của tỉnh là không khó để quyết định và đáp ứng cho nhà đầu tư vào các vùng sâu, vùng xa của tỉnh SaVanNaKet.

*. Địa bàn đầu tư.

Bảng 2.5. Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Savan chia theo địa bàn đầu tư tính đến 30/2/2009. TT Huyện thị số dụ án tổng vốn đầu tư FDI (1000 USD) Tỷ trọngdự án Tỷ trọng vốn đầu tư 1 KAISONEPHOMVIHAN 35 309.548 38,88 32,86 2 UTHUMPHONE 15 216.393 16,66 22,97 3 SAYBULY 6 101.627 6,66 10,78 4 CHAMPHONE 2 1.950 2,22 00,2 5 ATSAPHUNGTHONG 2 2.545 2,22 0,27 6 ATSAPHONE 1 1.150 1,11 0,12 7 PHALANSAY 3 2.945 3,33 0,20

8 PHIN 4 9.585 4,44 1,019 SENO 6 180.102 6,66 19,11 9 SENO 6 180.102 6,66 19,11 10 VILABULY 1 1.502 1,11 0,15 11 NONG 4 3.652 4,44 0,38 12 SONBOULY 3 1.956 3,33 0,20 13 SAYPHUTHONG 1 1.212 1,11 0,12 14 SONGKHON 5 100.141 5,55 10,63 15 THAPANGTHONG 2 8.675 2,22 0,92 cộng 90 941.983 100 100

Nguồn: Ban quản lý KCN tỉnh SaVanNaKet

Nhìn vào bảng trên ta thấy các nhà đầu tư nước ngoài đã tập trung chú ý của mình vào các địa điểm thuộc huyện KaiSoNePhomViHan sau đó đến huyện UThumPhone tiếp đến SeNo,SayBuLy Có thể nói, FDI tập trung gần như tất cả vào 4 huyện này. Huyện AtSaPhone, ViLaBuLy, SayPhuThong duy nhất thu hút được 01 dự án nuôi cá chình nước ngọt, ChamPhone , AtSPhungThong ,ThaPangThong chỉ thu hút được 2 dự. Huyện SayBouLy thu hút được 3 dự án , huyện Phin,Nong thu hút được 4 dự án, huyện Songkhon thu hút được 5 dự án.

Thời gian qua, tỉnh SaVanNaKet đã có hẳn một chính sách cho các huyện AtSaPhone,ViLaBuLy,SayPhuThong để thu hút FDI vào các huyện này. Quyết định 241 về ưu đãi đầu tư trên địa bàn đã cho miễn 100% tiền thuê đất đối với các dự án nông nghiệp đầu tư vào AtSaPhone, ViLaBuLy, SayPhuThong. Tỉnh cũng sẵn sàng bỏ tiền trước để giải phóng mặt bằng cho nhà đầu tư... Nhưng tất cả những cố gắng đó đã không đủ để tạo ra một sức hấp dẫn vượt hơn những bất lợi mà họ phải đương đầu khi quyết định đầu tư vào những “vùng sâu, vùng xa” này của tỉnh SaVanNaKet.

Hậu quả của việc các dự án FDI tập trung quá nhiều vào các vị trí thuận lợi làm cho việc phát triển giữa các vùng không đồng đều và mục tiêu xoá đói, giảm nghèo của các huyện AtSaPhone,ViLaBuLy,SayPhuThong thật khó mà thực hiện được, chưa nói đến việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nông

nghiệp chiếm tỷ trọng lớn sang cơ chế kinh tế có tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ ngày càng tăng lên

* Đối tác đầu tư

Bảng 2.6. Đầu tư trực tiếp nước ngoài của Savan tính phân theo quốc tịch của các nhà đầu tư 30/2/2009.

ST T

Nước - Quốc tịch có dự án đầu tư vào tỉnh

Số dự án Tổng vốn đầu tư FDI Tỷ trọng (%) Trên số dự án Trên tổng số vốn đầu tư 1 Trung Quốc 11 110.000 6,66 11,68 2 Việt Nam 10 100.373 4,44 10,66 3 Nhật Bản 6 37.152 2,22 3,94 4 pháp 4 39.127 4,44 4,15 5 Hàn Quốc 2 5.000 2,22 0,53 6 Úc 21 323.531 23,33 34,37 7 Malaysia 4 27.300 4,44 2,90 8 Switzerland 3 12.139 3,33 1,28 9 Thái Lan 18 210.289 20 22,34 10 Mỹ 1 2.000 1,11 0,21 11 Nga 8 69.000 8,88 7,33 12 Ấn Độ 1 2.610 1,11 0,27 13 New Zealand 1 2.662 1,11 0,28 Cộng 90 941.183 100 100

Nguồn: Ban quản lý KCN tỉnh SaV anNaKet.

Xu hướng đầu tư trên thế giới hiện nay là nhiều công ty đã chọn các nước Asean và Ấn Độ làm cứ điểm đầu tư thay vì tăng thêm sản xuất tại Trung Quốc.Trong những năm gần đây thu hút FDI vào Lào tăng mạnh với nhiều đối tác mới, một số quốc gia đưa Lào vào sự lựa chọn hàng đầu khi mang vốn đi đầu tư và Thái Lan là một trong những ví dụ cụ thể.

Nhìn vào bảng trên ta có thể rút ra nhận xét rằng: Úc,Thái Lan vàTrung Quốc là 3 nước có số dự án đầu tư vào SaVanNaKet là nhiều nhất, kế đó là Việt Nam và Nga.Trong tổng số 13 quốc tịch đã đầu tư vào SaVanNaKet. Ở đây, chưa thấy xuất hiện nhiều các nhà đầu tư Âu, Mỹ, có lẽ do sự khó tính của họ với môi trường đầu tư, nhất là môi trường về hạ tầng và pháp lý. Lý do vì sao SaVanNaKet lại thu hút được nhiều các dự án của Úc và Thái Lan là do SaVanNaKet năm ở giửa hai cửa khẩu của 2 đất nước đó là Thái Lan và Việt

Nam nó không cách xa nhiều, giá đất, giá nhân công rẻ. Ngoài ra một trong những nguyên nhân quan trọng là thái độ thân thiện, nhiệt tình của lãnh đạo tỉnh và các công chức đối với các dự án của họ cũng gây một ấn tượng tốt và có tính chất lan truyền.

Về vốn, nước có số vốn đầu tư vào SaVanNaKet nhiều nhất theo thứ tự là Úc ,Thái Lan,Trung Quốc,Việt Nam,Nga,Nhật,Pháp, Malaysia, Switzerland, Hàn Quốc, Mỹ, Ấn Độ, New Zealand số vốn đầu tư chỉ có từ vài triệu đến vài trăm ngàn. Nguyên nhân có thể là do các nước này chưa có quan hệ đầu tư thương mại quy mô lớn với Lào và có thể là tiềm lực về kinh tế để đầu tư ra nước ngoài (trừ Mỹ) còn yếu trong khi Lào vẫn là một thị trường xa lạ đối với họ.

* Hình thức đầu tư.

Bảng 2.7. Đầu tư trực tiếp nước ngoài của Savan tính theo hình thức đầu tư đến 30/2/2009 Hình thức đầu tư Số dự án Vốn đầu tư (triệu USD) Tỷ trọng (%) Về số Dự án Về vốn đầu tư

1. Doanh nghiệp 100% FDI 70 705,301 77,77 74,93771

Một phần của tài liệu ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO TỈNH SAVANNAKHET CỦA NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO GIAI ĐOẠN 2005 – 2015, THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP (Trang 47 -47 )

×