Môi trường đâu tư và khả năng thu hút vốn FDI của nước tiếp nhận đầu tư.

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Savannakhet của nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào giai đoạn 2005 – 2015, thực trạng và giải pháp (Trang 26)

nhận đầu tư.

Do sự phát triển không đồng đều về trình độ phát triển sản xuất, về mức sống, thu nhập....giữa các nước nên đã tạo ra chênh lệch về điều kiện và giá cả các yếu tố đầu vào của sản xuất. Đồng thời để thu hút dòng vốn đầu tư FDI các nước cần thiết lập một môi trường đầu tư hấp dẫn với các chính sách ưu đãi nhằm tạo lợi thế cạnh tranh giữa các nước tiếp nhận đầu tư. Do đó đầu tư nước ngoài cho phép lợi dụng các lợi thế cạnh tranh này để giảm chi phí sản xuất, thu lợi nhuận thông qua viên hưởng ưu đãi của nước nhận đầu tư. Những nhân tố tác động khác có thể kìm hãm hay đẩy nhanh việc mở rộng

dòng di chuyển vốn, song nếu kèm hãm cũng không thể dập tắt được đường đi của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến nơi có lợi thế so sánh tốt hơn, hoặc nếu có thúc đẩy cũng không vượt qua được những điều kiện thực tế hiện có cho phép về những điều kiện cần và đủ cả nơi đi đầu lẫn nơi nhận đầu tư.

- Môi trường kinh tế vĩ mô ổn định, tăng trưởng kinh tế cao và bền vững, lạm phát được kiểm soát tốt. Đây là nhân tố quan trọng trong thu hút FDI, bởi vì trong một môi trường kinh tế vĩ mô thiếu ổn định thì sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro, do vậy nhà đầu tư sẽ không sẵn lòng bỏ vốn đầu tư.

- Môi trường chính trị – xã hội lành mạnh là nhân tố quan trọng trong thu hút FDI. Nếu hệ thống chính trị thiếu ổn định sẽ tạo ra rủi ro quốc gia và nguy cơ mất vốn là rất lớn, do vậy, nhà đầu tư không thể an tâm khi bỏ vốn của mình để đầu tư. Hơn nữa, trong một môi trường xã hội thiếu lành mạnh, thiếu dân chủ, bất công xã hội lớn, tâm lý dân cư thiếu niềm tin vào một sự công bằng xã hội....thì cũng khiến các nhà đầu tư không an tâm bỏ vốn đầu tư.

- Hệ thống cơ sở hạ tầng đầy đủ và đồng bộ. Hạ tầng cơ sở bao gồm hạ tầng cơ sở vật chất kỹ thuật (hệ thống giao thông, thông tin..) và hạ tầng cơ sở kinh tế – xã hội (hệ thông thị trường trong nước, hệ thống pháp luật pháp và hiệu lực thực thi, số lượng và chất lượng nguồn nhân lực...). Hệ thống hạ tầng cơ sở liên quan đến cả các yếu tố đầu vào lẫn đầu ra của hoạt động kinh doanh, nên nó là điều kiện nền tảng để các nhà đầu tư có thể khai thác lợi nhuận. Nếu hạ tầng cơ sở kém và thiếu đồng bộ thì nhà đầu tư khó khăn để triển khai dự án, chi phí đầu tư có thể tăng cao, quyền lợi của nhà đầu tư có thể không được bảo đảm và do vậy, nhà đầu tư sẽ không muốn đầu tư vốn của mình. Mặt khác, việc chuyển vốn ra nước ngoài của nhà đầu tư nhằm khai thác thị trường, nên nếu thị trường của nước tiếp nhận đầu tư nhỏ, khả năng thanh toán của dân cư bị hạn chế thì sẽ không hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài. Điều này lý giải tạo sao một nước dành rất nhiều ưu đãi cho các nhà đầu tư nước ngoài nhưng không hấp dẫn được luồng vốn FDI.

Chính vì vậy môi trường đầu tư và khả năng thu hút vốn FDI của nước nhận đầu tư là một nhân tố quan trọng quyết định đến hiệu quả thu hút vốn FDI.

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Savannakhet của nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào giai đoạn 2005 – 2015, thực trạng và giải pháp (Trang 26)