Đánh giá hoạt động FDI trong giai doan 2005-

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Savannakhet của nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào giai đoạn 2005 – 2015, thực trạng và giải pháp (Trang 55)

3. Hợp đồng hợp tác KD 2 7,737 2,22 0,8

2.2.3. Đánh giá hoạt động FDI trong giai doan 2005-

2.2.3.1. Những đóng góp của các dự án FDI

Đối với SaVanNaKet, từ lâu các dự án FDI đã là một bộ phận hữu cơ - động lực tăng trưởng kinh tế. Sự phát triển của khu vực có vốn đầu tư trực tiếp

nước ngoài ngày càng đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh. Sự đóng góp to lớn ấy được thể hiện qua các mặt chủ yếu sau:

* FDI bổ sung nguồn vốn cho đầu tư phát triển.

Trong ngắn hạn cũng như trong dài hạn, nguồn vốn FDI là rất cần thiết cho sự phát triển của đất nước nói chung cũng như của tỉnh SaVanNaKet nói riêng. SaVanNaKet là một tỉnh nghèo của cả nước, trình độ sản xuất thấp, cơ cấu kinh tế chưa hợp lý với tiềm năng của tỉnh, mức sống người dân nhìn chung còn thấp (trừ mức sống người dân tại trung tâm tỉnh SaVanNaKet). Do vậy nhu cầu về vốn đầu tư của tỉnh là rất lớn, mức sống của người dân còn thấp (năm 2001; GDP bình quân/người chỉ bằng 48% mức bình quân của cả nước) nên tỷ lệ tiết kiệm trong dân cư không nhiều. Với tình hình đó, để đáp ứng được nhu cầu về vốn đầu tư trong xã hội, đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế của tỉnh, theo kịp với sự phát triển của đất nước, tỉnh SaVanNaKet cần phải dựa vào nguồn vốn bên ngoài mà cụ thể FDI để từ đó phát huy được tối đa nội lực của mình.

Ước luỹ kế đến hết năm 2008, tổng số vốn dự án trên địa bàn tỉnh là 227- 230 dự án, gồm 45 dự án FDI, với tổng số vốn đăng ký 886 triệu USD và 170 – 175 dự án DDI, với tổng vốn đăng ký là 21.340 tỷ kịp. Đến T2/2009 đã có 90 dự án FDI với tổng số vốn đăng ký 941 triệu USD. Ta có thể thấy FDI chỉ chiếm 23,9% về số dự án nhưng chiếm tới 39,84% tổng vốn đầu tư toàn xã hội, khá cao so với sự đóng góp FDI vào vốn đầu tư toàn xã hội của cả nước là 20%.

Có thể thấy, mới trong vòng 10 năm trở lại đây SaVanNaKet đã cho thấy các dự án FDI đang đóng vai trò ngày một quan trọng trong việc tạo vốn cho phát triển kinh tế. Tốc độ tăng trưởng cao của FDI và những dự án với số vốn lớn đã không ngừng thúc đẩy kinh tế trên địa bàn tỉnh SaVanNaKet.

* FDI đóng góp tích cực và ngày càng lớn vào tăng trưởng kinh tế, thu ngân sách của tỉnh.

Những năm qua, hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại SaVanNaKet đã mang lại cho kinh tế tỉnh một diện mạo mới, đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp. Từ khi thực hiện chính sách mở cửa nền kinh tế, tích cực thu hút đầu tư. SaVanNaKet đã đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và ổn định, cao hơn nhiều so với mức chung của toàn quốc và các tỉnh thuộc vùng KTTĐ Nam Bộ.

Biểu đồ 2.1 Tốc độ GDP của tỉnh SaVanNaKet so với một số tỉnh giai đoạn 2005 – 2008.

Nguồn: Niên giám thống kê tính SaVanNaKet.

Tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm luôn ở mức 21,5%/năm trong giai đoạn 2001 – 2004 và 14,4%/năm trong giai đoạn 2005 – 2008, cao hơn mức tăng trưởng bình quân của cả nước từ 5 – 7%. Trong đó công nghiệp luôn duy trì ở tốc độ tăng trưởng 22,1%, dịch vụ tăng 12,3%, nông nghiệp tăng 6,7%

Bảng 2.8. Đóng góp của khu vực kinh tế có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào GDP của tỉnh tăng đều qua các năm, thể hiện ở bảng sau:

kíp) (triệu kíp) 2004 1.960.450 565.273 28,83 2005 2.215.569 612.065 27,63 2006 2.622.463,5 713.954,5 28,08 2007 3.249.066 946.639,5 29,14 2008 3.919.690,5 1.106.864,5 29,51

Nguồn: Sở kế khoạch và Đầu tư của tỉnh SaVanNaKhet

Ta có thể thấy tỷ trọng đóng góp của khu vực FDI trong GDP khá cao, luôn ở mức gần 30%. Hoạt động thương mại cũng có nhiều chuyển biến tích cực. Tổng mức bán lẻ hàng hoá tăng 1,5 lần, hoạt động xuất nhập khẩu cũng đạt được những thành tích đáng kể. Năm 2001, tổng giá trị xuất khẩu trên địa bàn tỉnh đạt 13,76 triệu USD thì đến năm 2008 đạt 241,57 triệu USD tăng 21,5% so với năm 2007 và tăng 17,56 lần so với năm 2001 trong đó đóng góp của FDI là 180,09 triệu chiếm 74,55%. Trong tổng giá trị nhập khẩu 638 triệu USD của SAVanNaKet năm 2008 thì FDI đóng góp 558,63 triệu USD, chiếm 87,56%. Như vậy ta có thể thấy FDI đóng góp phần lớn cho hoạt động xuất nhập khẩu trên địa bàn tỉnh.

Qua đó FDI cũng đóng góp một phần không nhỏ vào thu ngân sách của tỉnh.

Bảng 2.9. Đóng góp của khu vực FDI vào ngân sách của tỉnh SaVanNaKet.

Năm Thu ngân sách (triệu kịp) Đóng góp của khu vực FDI (triệu kịp) Tỷ trọng (%) 2005 906.975 174.459 19,24 2006 1.281.937 243.485 19,74 2007 1.720.290 345.500 20,08 2008 2.233.500 496.000 22,2

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh SaVanNaKet

Năm 2005 – 2008 FDI, chỉ đóng góp dưới 20% cho ngân sách của tỉnh nhưng từ năm 2008 đến nay đóng góp của FDI cho ngân sách của tỉnh tăng lên đáng kể, lần lượt là 20,08%, 22,2%. Từ năm 2007, tinh đã tự cân đối được thu chi ngân sách và có đóng góp cho ngân sách trung ương.

Khi mới tái lập, SaVanNaKet là một tỉnh nghèo, điểm xuất phát kinh tế thấp, cơ cấu kinh tế của tỉnh vẫn thể hiện là một tỉnh thuần nông, nông – lâm - thuỷ sản: 52,5%, công nghiệp xây dựng 12,9%, dịch vụ: 34,6%. Các cơ sở công nghiệp trong thời kỳ này chủ yếu là doanh nghiệp quốc doanh trong lĩnh vực chế biến nông – lâm - thực phẩm, cơ khí vật liệu xây dựng. Đó là do trước đây, hầu hết các cơ sở lớn đều tập trung tại tỉnh SaVanNaKet

Tuy nhiên sau gần 10 năm đổi mới, cơ cấu kinh tế của tỉnh đã có bước chuyển biến đáng kể. Tỷ trọng giá trị CN – XD và dịch vụ tăng lên, tỷ trọng giá trị nông nghiệp giảm xuống. Cụ thể: năm 2008 công nghiệp và xây dựng; 57%, dịch vụ: 25,7%, nông – lâm - thủy sản: 17,3%.

Biểu đồ 2.2 Cơ cấu kinh tế tỉnh SaVanNaKet năm 2002, 2005, 2008.

Nguồn: Niên giám thống kê tính SaVanNaKet.

Ta có thể thấy sản xuất công nghiệp của tỉnh đã tăng đáng kể chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế của Tỉnh. Năm 2001 giá trị sản xuất công nghiệp chỉ đạt 446.217 tỷ kịp thì đến năm 2008 đạt 10.207.200 tỷ kịp, tăng gần 25 lần. Trong đó, giá trị sản xuất công nghiệp của các doanh nghiệp FDI luôn chiếm ưu thế trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh. Đưa SaVanNaKet từ một tỉnh đứng vị trí thứ 10 về giá trị sản xuất công nghiệp năm 2001 đã vươn lên đứng vị trí thứ 3 cả nước năm 2008.

Bên cạnh việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và đóng góp cho các chỉ tiêu kinh tế nói chung, vốn FDI còn góp phần thúc đẩy các ngành công nghiệp phụ trợ và các ngành dịch vụ khác như vận tải, ngân hàng, bưu chính viễn thông, kinh doanh thương mại, du lịch.

Bưu chính viễn thông có tốc độ tăng trưởng cao, cơ sở vật chất phát triển khá nhanh. Tỷ lệ người dân sử dụng máy điện thoại cố định đạt 13,8 máy/100 dân (năm 2008). Khai thác dịch vụ mạng Internet đã bước đầu được triển khai rộng rãi tới các xã.

Hoạt động ngân hàng có nhiều đổi mới trong năm 2008 có một số chi nhánh ngân hàng được thành lập mới và đi vào hoạt động như chi nhánh PhongSaVang, chi nhánh ngân hàng công thương khu vực trung tâm tỉnh SaVanNaKet, đã góp phần đẩy mạnh hoạt động tín dụng ngân hàng trên địa bàn nói riêng và hoạt động dịch vụ nói chung. Đến 30/9/2008 toàn ngành ngân hàng đã huy động được 1.828.025 tỷ kịp vốn từ các nguồn, tăng gấp 5 lần so với năm 2004, tổng dư nợ cho vay đạt 2.533,55 tỷ kịp tăng 4,6 lần so với năm 2004. Các dịch vụ tài chính, bảo hiểm có bước phát triển khá so với giai đoạn 2000 – 2004.

FDI góp phần thúc đẩy chuyển giao công nghệ và phương pháp quản lý tiên tiến, phát triển lực lượng sản xuất.

SaVanNaKet là một tỉnh năm giữa 2 đầu mối công thương giao dịch của hai nước Việt Nam và Thái Lan , nhưng trước khi có đầu tư trực tiếp nước ngoài, ở tỉnh hầu như không có nhà máy sản xuất lớn, nền công nghiệp nhỏ manh mún. Hơn nữa, công nghệ sản xuất ở SaVanNaKet rất cũ kỹ và lạc hậu. Trong khi đó, để nâng cao trình độ sản xuất, phát triển kinh tế nhất thiết phải có công nghiệp mới và hiện đại. Tiếp nhận đầu tư trực tiếp nước ngoài là một phương thức cho phép tiếp cận với những thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến trên thế giới một cách nhanh nhất.

Thật vậy, hoạt động đầu tư nước ngoài đã làm thay đổi trình độ công nghệ của tỉnh. Khi các nhà đầu tư nước ngoài đến đầu tư tại tỉnh, họ không chỉ chuyển vốn bằng tiền mà còn bằng hiện vật thông qua máy móc, thiết bị (công nghệ phần cứng) và vốn vô hình như chuyên gia kỹ thuật, công nghệ, kiến thức khoa học, kinh nghiệm quản lý, bí quyết kỹ thuật (công nghệ phần mềm).

Cụ thể, qua những năm hợp tác đầu tư với nước ngoài, tỉnh SaVanNaKet đã tiếp nhận được một số công nghệ hiện đại trong các lĩnh vực như thông tin liên lạc (máy fax, điện thoại, máy vi tính); trong các ngành công nghiệp sản xuất,lắp giáp ô tô, SaVanNaKet cũng có một số dây chuyền hiện đại của các hãng nổi tiếng như: Honda, Toyota, ngành công nghiệp vật liệu xây dựng cũng có những bước tiến dài với công nghệ sản xuất bê tông, gạch men chất lượng cao, đá ốp lát.

- Trong quá trình hoạt động, các nhà đầu tư nước ngoài không chỉ mang theo những công nghệ hiện đại phục vụ cho dự án của mình mà còn hỗ trợ công nghệ với các doanh nghiệp sản xuất phụ tùng hay những dịch vụ hỗ trợ khác.

- Đặc biệt, các đối tượng đang đầu tư ở SaVanNaKet cũng có những đối tác hàng đầu đang đầu tư ở Lào hiện nay như: Trung Quốc Nhật Bản, Hàn Quốc, Nga . Đây là những quốc gia có trình độ khoa học công nghệ tiên tiến nhất trên thế giới.

- Cùng với đó là sự chuyển giao kinh nghiệm quản lý tiên tiến và khoa học, góp phần thay đổi sâu sắc phương pháp làm việc cứng nhắc và kém hiệu quả trước đây. Không chỉ giới lãnh đạo trong các doanh nghiệp và ngay cả những người công nhân cũng có cơ hội nâng cao trình độ tay nghề, rèn luyện kỷ luật và tác phong làm việc công nghiệp, nâng cao hiệu quả năng suất lao động.

Trong những năm tới, SaVanNaKet hy vọng sẽ tiếp nhận thêm được những công nghệ mới phù hợp, đồng thời cố gắng sử dụng có hiệu quả những

công nghệ này để đáp ứng mục tiêu công nghiệp hoá - hiện đại hóa nền kinh tế mà Tỉnh đề ra.

* FDI góp phần giải quyết việc làm, phát triển nguồn nhân lực.

Savannakhet có tiềm năng về lực lượng lao động rất lớn, song chưa được khai thác và sử dụng nhiều. Đến năm 2008 dân số trong độ tuổi lao động của tỉnh là 530,1 nghìn người, chiếm 63% tổng dân số nhưng trong đó có tới 70% là lao động nông nghiệp. Vì vậy thời gian qua các doanh nghiệp FDI đã khẳng định rất rõ vai trò của họ trong việc tạo công ăn việc làm cũng như nâng cao trình độ người lao động tại tỉnh

Bảng 2.10. Lao động công nghiệp trên địa bàn thời kỳ 2005 – 2008.

Năm Lao động công nghiệp toàn tỉnh (người)

Lao động công nghiệp khu vực có vốn ĐTNN (người) Tỷ trọng (%) 2004 16.411,5 1.049,5 6,39 2005 18.990 1.466,5 7,72 2006 22.871 5.875 12,84 2007 25.738,5 4.113,5 15,985 2008 27.622 5.594 20,25

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh SaVanNaKet

Bảng thống kê cho thấy số lao động công nghiệp trong khu vực kinh tế có vốn ĐTNN liên tục tăng lên.

Từ năm 2002 đến năm 2007, cứ 2 năm số lao động trong khu vực này lại tăng lên gấp đôi. Năm 2008, khu vực đầu tư nước ngoài đã giải quyết được việc làm cho 8.686 lao động. Tăng gần 11 lần so với năm 2002, nâng tổng số lao động trong khu vực ĐTNN giai đoạn 2002 – 2008 lên con số gần 26 nghìn người.

Đặc biệt, số lao động công nghiệp trong khu vực kinh tế có vốn ĐTNN chiếm tỷ lệ ngày càng lớn trong tổng số lao động công nghiệp trên địa bàn tỉnh. Nếu năm 2002 tỷ lệ này chỉ đạt 5,73% thì đến năm 2008 tỷ lệ này đã lên tới gần 20,3% tăng 4 lần so với năm 2002. Điều đó cho thấy các doanh nghiệp

ĐTNN đã và đang giữ một vai trò quan trọng trong việc giải quyết công ăn việc làm tại SaVanNaKet.

Ngoài ra, các dự án FDI đã gián tiếp tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động như công nhân xây dựng, lao động trong các ngành dịch vụ liên quan (bán hàng, giao nhận, vận chuyển). Đồng thời cũng đã góp phần hình thành các cụm dân cư quanh các KCN, CCN và thúc đẩy hoạt động dịch vụ ở các khu vực này phát triển mạnh mẽ, gián tiếp tạo việc làm cho hàng trăm người.

FDI không chỉ giải quyết việc làm, tạo thu nhập cho người lao động mà quan trọng hơn đó là thông qua làm việc cho các doanh nghiệp có vốn ĐTNN cùng với công nghệ thiết bị hiện đại, chính những điều này đã đang đem lại cho SaVanNaKet một đội ngũ quản lý giỏi, một lực lượng công nhân với tay nghề này càng được nâng cao, nhanh chóng tiếp cận với trình độ quản lý và tay nghề quốc tế.

Nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống nhân dân.

Năm 2001 GDP bình quân đầu người của tỉnh SaVânNKet ở mức rất thấp: 147USD/người/năm chỉ bằng 47,8% mức trung bình của cả nước. SaVanNaKet khi đó vẫn còn là một tỉnh nghèo, đời sống dân cư hết sức khó khăn.

Đến năm 2008 GDP bình quân đầu người đạt gần 750USD/người/năm tăng 5,1% so với năm 2001. Trong giai đoạn 2005 – 2008 bình quân mỗi năm tỉnh giải quyết việc làm cho 9.6 nghìn lao động, tăng 2,6%/năm, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 29,7%. Tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 12,26% xuống còn 4,2% bình quân giảm 1,25%/năm. Toàn tỉnh có gần 98,7% số Làng có trạm y tế, trong đó 21,7% đạt chuẩn quốc gia, 88,8% trạm y tế có bác sĩ. Tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi còn 25%, giảm 9% so với năm 2004.

Chỉ trong 4 năm, chất lượng cuộc sống được nâng lên rõ rệt. Đó chính là thành quả của việc tăng cường thu hút và nâng cao hiệu quả hoạt động đầu

tư trực tiếp nước ngoài. Nói cách khác ĐTNN đã trực tiếp và gián tiếp cải thiện đời sống của người dân SaVanNaKet.

Đóng góp của các dự án ĐTNN vào việc tăng mức sống cho người dân không những thể hiện trực tiếp bằng việc tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người lao động trực tiếp và gián tiếp tại các doanh nghiệp mà còn thể hiện qua việc đóng góp theo nghĩa vụ đối với nhà nước và đóng góp xây dựng tự nguyện, thực hiện các nghĩa vụ xã hội, cùng với tỉnh chăm lo đời sống nhân dân. Sự xuất hiện của các dự án đầu tư nước ngoài đã khiến nền kinh tế của tỉnh SaVanNaKet phát triển nhanh chóng mà người dân SaVanNaKet là những người được hưởng lợi đầu tiên từ những thành quả đó.

Có thể nói các dự án FDI hiện nay đang ngày càng trở nên gắn bó với địa phương và trở thành một bộ phận không thể thiếu trong xây dựng, củng cố và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh SaVanNaKet.

* Phát triển cơ sở hạ tầng, thúc đẩy quá trình đô thị hoá.

Gần đây, số lượng các nhà đầu tư nói chung và các nhà đầu tư nước ngoài nói riêng vào tỉnh tăng nhanh, đã đẩy nhanh sự phát triển cơ sở hạ tầng và hệ thống đô thị tại SaVanNaKet.

Sự thúc đẩy thể hiện trên nhiều khía cạnh: các nhà đầu tư đã cung cấp một lượng vốn lớn cho đầu tư phát triển tại địa phương, trực tiếp tham gia xây

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Savannakhet của nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào giai đoạn 2005 – 2015, thực trạng và giải pháp (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(103 trang)
w