Thu hút đầu tư là xu hướng chuyển đổi cơ cấu kinh tế và hướng tới nền
kinh tế phát triển của các nước đang phát triển, kể cả các nước phát triển. Đó là quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế nông nghiệp, công nghiệp chủ yếu dựa vào tài nguyên thiên nhiên và sức lao động để sản xuất ra của cải vật chất sang phương thức dựa vào tri thức và công nghệ cao, nhất là công nghệ thông tin, làm nguồn lực sản xuất ra của cải (như kinh nghiệm thu hút của tỉnh SaVanNaKet,PakSe…)
Toàn cầu hoá và thu hút đầu tư, chuyển dịch các dòng vốn đầu tư: Đây là quá trình thúc đẩy các quốc gia liên kết chặt chẽ với nhau trong một hệ thống kinh tế toàn cầu nhằm xoá bỏ hầu hết hàng rào thuế quan và phi thuế quan; chuyển dịch một cách thông thoáng, hàng hoá, vốn đầu tư, tiền tệ, dịch vụ, công nghệ và lao động giữa các quốc gia với quy mô ngày càng lớn. Tất cả các nước đều coi thu hút đầu tư, phát triển kỹ thuật cao là hướng chiến lược chủ đạo, coi phát triển kỹ thuật cao là một bộ phận quan trọng trong chiến lược phát triển quốc gia và chiến lược an ninh quốc gia.
Kinh nghiệm thu hút đầu tư của các nước thế giới. * Kinh nghiệm thu hút đầu tư trực tiếp ở Việt Nam .
Nhân loại bước vào thế kỷ XXI, Thiên niên kỷ III trong một bối cảnh suy thoái chung của nền kinh tế trên thế giới trong những năm đầu, nhất là sau cuộc tập kích vào nước Mỹ ngày 11 tháng 9 năm 2001, khiến cho tình hình kinh tế các nước gặp phải nhiều khó khăn, trước hết là vốn FDI khan hiếm và làn sóng FDI giảm nghiêm trọng ở tất cả các châu lục. Theo số liệu của Hội nghị thương mại và phát triển của LHQ (UNCTAD), tổng số vốn đầu tư trực tiếp trên thế giới giảm từ 1.300 tỷ USD năm 2000 xuống còn khoảng 760 tỷ USD năm 2001, còn năm 2002 mức giảm có chậm lại chút ít, trong đó FDI
vào khu vực các nước công nghiệp phát triển giảm từ 1000 tỷ USD xuống còn 500 tỷ USD, tổng số vốn FDI đầu tư vào các nước đang phát triển cũng giảm từ 240 tỷ USD xuống còn 225 tỷ USD. Số liệu trên cho ta thấy tình trạng cạnh tranh thị trường vốn đang vận động gay gắt, vì nhu cầu về vốn của các nước đang phát triển vượt quá khả năng cung cấp vốn của các nước giàu có hơn.
Đối với Việt Nam, việc thu hút được các nguồn vốn FDI trong những năm qua có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước, nhất là trong hai thập niên đầu của thế kỷ XXI nhằm bổ sung một nguồn vốn quan trọng cho đầu tư phát triển, tạo ra thế và lực phát triển mới cho nền kinh tế Việt Nam.
Nhìn lại bức tranh toàn cảnh đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, từ những ngày đầu ban hành Luật đầu tư nước ngoài vào Việt Nam cuối năm 1987, đến nay sau 4 lần sửa đổi, bổ sung (1990, 1992, 1996, 2000) cơ bản đã khắc phục được những hạn chế của pháp luật hiện hành và đưa ra được nhiều quy định pháp luật mới nhằm tiếp tục tạo dựng môi trường đầu tư lành mạn, có sức cạnh tranh ngày càng cao.
Trong hơn một thập kỷ qua, nguồn vốn FDI vào Việt Nam đã tăng lên nhanh chóng, trong đó các nhà đầu tư khu vực EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, Hồng Kông, Đài Loan và các nước Asean… chiếm tỉ lệ vốn ngày càng lớn, có hiệu quả cao với tổng số vốn đăng ký khoảng 40 tỷ USD.
Trong đó nếu tính riêng các nhà đầu tư EU từ năm 1988 đến năm 2000, EU có 322 dự án được cấp phép, vốn đăng ký đạt 5,38 tỷ USD, chiếm khoảng 10% vốn dự án và 12,2 vốn đăng ký của tất cả các dự án đầu tư vào Việt Nam. Trong số đó phải kể đến Pháp (104 dự án), Hà Lan (36 dự án), Anh (29 dự án), Đức (29 dự án) và Thụy Điển (8 dự án). Khu vực khác phải kể đến các nhà đầu tư Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan, Hồng Kông… chiếm tỷ lệ vốn lớn đầu tư vào Việt Nam với nhiều ngành, lĩnh vực đầu tư đa dạng và phong phú.
Riêng về khu công nghiệp và khu chế xuất, sau hơn 10 năm xây dựng và phát triển, đến nay các khu công nghiệp, khu chế xuất (gọi chung là khu công nghiệp) hiện có khoảng 1000 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài còn hiệu lực với tổng số vốn đăng ký khoảng 10 tỷ USD và gần 800 dự án đầu tư trong nước với tổng sốn vốn đăng ký 40.000 tỷ đồng. Với số vốn lớn như vậy nên khu công nghiệp ngày càng đóng vai trò trọng yếu trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Vụ nước Mỹ bị tấn công ngày 11 tháng 9 năm 2001 và cuộc chiến chống khủng bố do Mỹ phát động làm cho tình hình kinh tế thế giới bất ổn, toàn cảnh đầu tư nước ngoài không mấy sáng sủa, Việt Nam được đánh giá là môi trường chính trị – xã hội ổn định, an ninh, trật tự tốt nhất châu Á, là nơi đầu tư an toàn nhất châu Á – Thái Bình Dương, với nhịp độ tăng trưởng đứng hàng thứ 2 sau Trung Quốc ở khu vực Đông Á. Đây là một lợi thế to lớn để Việt Nam trở thành điểm đến của FDI quốc tế và điểm sáng của du lịch, dịch vụ, tài chính, tiền tệ quốc tế. Vì vậy, trong 9 tháng đầu năm 2002, kể cả vốn của các dự án mới cấp phép và vốn tăng thêm của các dự án đang hoạt động, Việt Nam đã thu hút thêm được trên 127 triệu USD vốn đầu tư nước ngoài, tính chung 9 tháng đạt 1.475 triệu USD. Theo dự báo mới nhất của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cả năm 2002 số vốn có thể đạt tới 2 tỷ USD và số vốn này chủ yếu sẽ tập trung vào các khu công nghiệp không chỉ trên các địa bàn kinh tế trọng điểm. Đáng chú ý ở một số địa phương như Hải Phòng từ đầu năm 2002 tới nay đã thu hút thêm 18 dự án đầu tư nước ngoài với tổng số vốn đang ký là 31,03 triệu USD. Thành phố Hồ Chí Mĩnh vẫn là địa phương dẫn đầu cả nước trong 9 tháng năm 2002 thu hút gần 239 triệu USD vốn đầu tư nước ngoài. Tính chung đến nay thành phố Hồ Chí Minh có 1.203 dự án đầu tư nước ngoài còn hiệu lực với tổng số vốn đầu tư 11.211 triệu USD, trong đó có 772 dự án 100% vốn nước ngoài với tổng số vốn là 3.625 triệu USD, 383 dự án liên doanh với tổng số vốn 6.177 triệu USD, 48 dự án hợp đồng hợp tác kinh doanh với số vốn 1.409 triệu USD. Hà Nội thu hút thêm 40 dự án với số vốn
đăng ký 101 triệu USD, nâng tổng số vốn hiện nay lên 3,3 tỷ USD đã thực hiện trên địa bàn thành phố; Bình Dương từ đầu năm 2002 đến nay thu hút thêm 109 dự án với tổng số vốn đăng ký 233,4 triệu USD, chủ yếu đầu tư vào ngành công nghiệp, chiếm 99,6 số vốn. Như vậy, trên địa bàn tỉnh Bình Dương hiện tại có 580 dự án với số vốn đăng ký hơn 2,9 tỷ USD. Bắc Ninh, Quảng Ngãi, vùng Đông Nam Bộ, mức gia tăng đầu tư nước ngoài vào các khu công nghiệp đang trở thành một xu hướng khá phổ biến. Đây quả là một tín hiệu đáng mừng cho nền kinh tế nước nhà trong một bối cảnh cạnh tranh gay go và nghiệt ngã của dòng chảy FDI quốc tế đang có xu hướng chậm lại.
Trên cơ sở pháp lý đã hình thành, Việt Nam đã phát huy được mặt tích cực của khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, từ chỗ có vai trò không đáng kể đến nay đã “nổi lên như một điểm sáng” trong bức tranh toàn cảnh của nền kinh tế Việt Nam trên con đường chủ động hội nhập kinh tế quốc tế để phát triển vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.
Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đã trở thành một bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã tạo ra hơn 34,5% sản xuất toàn ngành công nghiệp, khoảng 25% kim ngạch xuất khẩu (đó là chưa kể ngành dầu khí) và đóng góp 13% GDP cả nước. Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đã thu hút trên hàng trăm ngàn lao động trực tiếp và hàng chục vạn lao động gián tiếp làm việc trong các ngành xây dựng, thương mại, dịch vụ liên quan; góp phần quan trọng vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao trình độ tay nghề, chuyên môn, tiếp thu công nghệ hiện đại, trình độ quản lý và mở rộng thị trường.
Kinh nghiệm thành công trước hêt lá: Cải thiện tính không ổn định của các cơ quan quản lý nhà nước đối với kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đang là vấn đề nổi cộm. Do Việt Nam chưa có kinh nghiệm trong quản lý nhà nước
về đầu tư nước ngoài nên trong quá trình điều hành vĩ mô còn lúng túng, thiếu chủ động, còn nặng sự vụ hành chính, nhiều cấp, ngành, địa phương ban hành nhiều văn bản pháp quy thiếu thống nhất, thậm chí có văn bản dưới luật lại khó hiểu, trái luật, tạo ra kẽ hở gây nhiều tiêu cực đáng tiếc.
Thứ hai là quản lý kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài chủ yếu bằng văn bản pháp luật, trong khi hệ thống pháp luật vẫn còn tình trạng chồng chéo, thiếu đồng bộ, không nhất quán về chủ trương, mâu thuẫn lẫn nhau, thậm chí có vấn đề còn bỏ ngỏ.
Thứ ba là phạm vi quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chủ yếu tập trung vào giai đoạn cấp phép, còn quản lý sau khi được cấp phép đi vào hoạt động lại bị coi nhẹ, thiếu quy định cụ thể phạm vi quản lý trong quá trình hoạt động, nên cơ quan nhà nước không nắm sát tình trạng kinh doanh của khu vực này.
Thứ tư là tình trạng “phép vua thua lệ làng” ở một số địa phương, chỉ thấy lợi ích cục bộ của mình mà chưa thấy lợi ích toàn cục, lợi ích quốc gia. Chưa mở rộng các phương án góp vốn trong liên kết liên doanh, hợp tác kinh doanh với nước ngoài.
Năm là chưa có chiến lược tổng thể và quy hoạch cụ thể về đầu tư nước ngoài gắn kết với chiến lược phát triển kinh tế xã hội theo vùng, miền; gắn đầu tư nước ngoài với chiến lược an ninh quốc phòng, nhất là các khu vực nhạy cảm về bảo vệ an ninh quốc gia ở các đô thị và thành phố lớn trên phạm vi cả nước.
* Kinh nghiệm của Đài Loan
Chúng ta cũng đã được chứng kiến sự phát triển của Đài Loan trước đây, là một vùng lãnh thổ của Trung Quốc: Năm 1949 Quốc dân Đảng thua rút chạy ra Đài Loan, cơ sở vật chất kỹ thuật hầu như không có gì, nhờ ngoại việc của Mỹ cùng với sự trọng thị của chính quyền Đài Loan đối với giới trí thức, giới kinh doanh, lãnh thổ Đài Loan 40 năm sau đã vươn lên trở thành một
trong những con rồng của Đông á. Kinh nghiệm thành công trước hết là: sử dụng hiệu quả nguồn vốn bên ngoài và trọng thị nhân tài.
Hai là, tạo ra sự thân thiện giữa nhà đầu tư với Chính phủ: Chính phủ Đài Loan cũng không khoanh tay chờ đợi các công ty nước ngoài chủ động trước. Mà thông thường chính họ đi tìm kiếm những công ty nhất định nào đó, đôi khi mời và bao chi phí cho họ vào tham quan thị trường Đài Loan mà không có điều kiện ràng buộc gì. Chính phủ đã cố gắng để làm cho công ty nước ngoài cảm thấy được đón tiếp nồng nhiệt và một chiêu thức của họ là tìm ra trước một mối liên hệ cá nhân nào đó, giữa công ty và một quan chức cao cấp của Chính phủ Đài Loan. Một lãnh đạo cao cấp của một công ty của Mỹ được mời gặp mặt một bộ trưởng và nhạc mẫu của chính mình từng là bạn chung lớp hồi học ở đại học: Ông ta sửng sốt bởi vì điều này chứng tỏ Chính phủ Đài Loan đã điều tra kỹ càng về công ty của mình.
Ba là, luôn nhất quán đường lối phát triển kinh tế, tạo cho nhà đầu tư yên tâm bỏ vốn đầu tư: Trong những năm 60, 70 của thế kỷ XX, Đài Loan đã áp dụng một loạt các biện pháp khuyến khích thu hút đầu tư. đúng ngay thời điểm các nước Mỹ La tinh đang bắt đầu thấy lo ngại về việc đầu tư nước ngoài quá nhiều. Trong khi các nước Mỹ La tinh o ép các công ty liên doanh và đe doạ quốc hữu hoá, Đài Loan lại đề nghị sở hữu và quản lý 100% của nước ngoài, bảo đảm không có trưng dụng xung công. Trong khi các nước Mỹ La tinh tăng thuế đối với các công ty liên doanh, công ty nước ngoài thì Đài Loan lại cho miễn thuế 5 năm và áp dụng khấu hao nhanh. Việc thực hiện nhất quán đường lối phát triển của Chính phủ Đài Loan, đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ kinh tế đối ngoại, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, mở cửu thu hút FDI.
Bốn là, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư trong nước bỏ vốn đầu tư. Bên cạnh việc thu hút đầu tư nước ngoài, Đài Loan đặc biệt thành công khi khai thác tối đa nguồn lực bên trong. Thu hút đầu tư trực tiếp trong
nước Đài Loan đặc biệt quan tâm, tạo mọi điều kiện về cơ chế chính sách để thu hút các nhà đầu tư trong nước bỏ vốn để đầu tư phát triển. Năm 2004, với 1,17 triệu DN, trong đó 1,14 triệu doanh nghiệp nhỏ và vừa, bình quân 20 người dân có một DN. Nhờ có chính sách thu hút hiệu quả đầu tư đã góp phần đưa Đài Loan trở thành những con rồng ở Châu Á.
*. Ví Dụ Tỉnh Hưng Yên ( Của Việt Nam)
Các ch trủ ương, chính sách khuy n khích, thu hút ế đầ ưu t
Ngay t n m 1997 H ng Yên ã xây d ng chi n lừ ă ư đ ự ế ược phát tri n kinh tể ế
n n m 2010 và m t s nh h ng n n m 2020 trong ó xác nh rõ
đế ă ộ ố đị ướ đế ă đ đị
"H ng Yên không th làm gi u n u ch d a vào nông nghi p và ti u th côngư ể ầ ế ỉ ự ệ ể ủ
nghi p mà ph i t p trung cao ệ ả ậ độđể phát tri n nhanh m nh v ng ch c côngể ạ ữ ắ
nghi p và ti u th công nghi p làm ệ ể ủ ệ động l c cho phát tri n nông nghi p, d chự ể ệ ị
v và các l nh v c khác"ụ ĩ ự .
Xu t phát t ấ ừ đặ đ ểc i m tình hình s n xu t công nghi p, ti u th côngả ấ ệ ể ủ
nghi p c a t nh còn nh bé, ít v s lệ ủ ỉ ỏ ề ố ượng doanh nghi p, H ng Yên ã có nh ngệ ư đ ữ
chính sách khuy n khích m i thành ph n kinh t cùng phát tri n. Các thành ph nế ọ ầ ế ể ầ
kinh t tham gia ế đầ ưđượ đố ửu t c i x bình đẳng không có s phân bi t.ự ệ
n trung tu n tháng 6.2005, ã có 374 d án u t vào a bàn t nh
Đế ầ đ ự đầ ư đị ỉ
v i t ng s v n ớ ổ ố ố đầ ư đău t ng ký là 16.625 t ỷ đồng, 160 d án ã ho t ự đ ạ động
Chính sách thu hút đầ ưu t
ho ch các khu, c m công nghi p Nh Qu nh A, Nh Qu nh B, Ph N i A,ạ ụ ệ ư ỳ ư ỳ ố ố
Ph N i B, th xã H ng Yên, khu công nghi p B ch Sam, Minh ố ố ị ư ệ ạ Đức,... để ố b
trí các d án ự đầ ư Đồu t . ng th i, T nh y ã có Ngh quy tờ ỉ ủ đ ị ế “Đẩy m nh h p tácạ ợ
u t trên a bàn t nh H ng Yên”; y ban Nhân dân t nh ã ban hành quy t
đầ ư đị ỉ ư Ủ ỉ đ ế