Đánh giá và lập kế họạch tiếp theo

Một phần của tài liệu bài giảng các phương pháp khuyến nông (Trang 46 - 48)

* Đánh giá kết quả thực hiệ n các chủ đề học tập/mô hình trình diễ n

Mục đích

Đánh giá kết quả của các mô hình trình diễn/chủ đề học tập.

Đánh giá mức độ thành công và khả năng lan rộng/mở rộng ứng dụng của mô hình.

Tổng hợp kết quả, chia sẻ kết quả với cộng đồng.

Cách tiến hành

Công việc này được thực hiện khi kết thúc mô hình/kết thúc một chu trình học tập. Đánh giá có thể tiến hà nh theo từng nhóm nhỏ và chia ra các nội dung để đánh giá,

các nhóm báo cáo và tổng kết các nội dung thành đánh giá chung của lớp.

Nội dung chính của đợt đánh giá cần tập trung vào trả lời các câu hỏi ở các vấn

đề sau:

+ Đánh giá hiệu qu kinh tế và k thut ca mô hình

Mô hình tốt hơn hay xấu hơn kỹ thuật đang dùng ở địa phương

Có phù hợp với điều kiện đất đai và điều kiện kinh tế của các nhóm hộ không? Thời gian sinh trưởng phát triển dài hay ngắn? ...

Mức đầu tư cao hay thấp?

Năng suất bao nhiêu?

Chất lượng sản phẩ m như thế nào?

Sản phẩ m có bán được không và giá cả bao nhiêu?

Hiệu quả kinh tế như thế nào? Vượt bao nhiêu phần tră m so với đối chứng /sản xuất đại trà?

+ Đánh giá về hiu qu khuyến nông

Một thành công quan trọng của việc xây dựng mô hình là việc học từ quá trình triển khai thực hiện mô hình. Thông qua hoạt động mô hình có sự tham gia nông dân

có điều kiện học hỏi, nâng cao năng lực để tự giải quyết những vấn đề của chính họ

cũng như phát triển những kỹ năng trong điều kiện có sự trợ giúp bên ngoài .

Sau đây là các vấn đề cần đánh giá về những bài học từ mô hình: - Cái gì tốt của mô hình?

- Cái gì xấu của mô hình? - Cái gì nên là m khác?

- Người nông dân đã hiểu những gì và được học những kỹ thuật gì từ mô hình?

- Bao nhiêu người được học từ mô hình?

- Bao nhiêu người được học tập từ những người tha m gia mô hình

- Bao nhiêu người có thể áp dụng kỹ thuật đó vào sản xuất? (khả năng nhân

rộng của mô hình như thế nào?)

- Tác động của mô hình đến cộng đồng là gì?

+ Đánh giá hiệu qu v bo vệ môi trường, xã hi và tính bn vng

Mô hình có gây ô nhiễ m cho môi trường không?

Mức độ cải tạo và nâng cao độ phì của đất cao hay thấp?

Tạo việc là m cho người dân nhiều hay ít? (nhất là người nghèo và phụ nữ) Khả năng bền vững như thế nào? Kỹ thuật có sử dụng được lâu dài hay không?

Trong điều kiện biến động của thị trường và sự ra đời của các kỹ thuật mới?

So sánh kết quả mô hình và các tiêu chí đánh giá được xác định khi thiết kế mô hình trình diễn từ đầu để biết mô hình có thành công hay không? Lý do thành công và thất bại?

Kế hoạch chia sẻ kết quả của nhóm với cộng đồng như thế nào?

Đánh giá quá trình FFS và lập kế hoạch tiế p theo.

Mục đích

Đánh giá quá trình tổ chức thực hiện lớp học tại hiệ n trường FFS (các nội dung,

phương pháp tổ chức thực hiện, sự phối hợp… )

Xác định được kế hoạch tiếp theo/các cơ hội học tập mới của nhóm.

Cách tiến hành

Công việc này thường được thực hiện vào cuối nă m để đánh giá việc tổ chức quá trình FFS và lập kế hoạch cho nă m tiếp theo.

Nội dung của kỳ đánh giá này cần tập trung vào việc tổ chức quá trình học tập, nội dung các bài học, phương pháp tổ chức/thúc đẩy của tập huấn viên quá trình tổ

chức nhó m, sự tha m gia của các thành viên, kết quả của lớp học (bao nhiê u người

được nâng cao kiến thức? nâng cao kỹ năng?..).

Xác định nhu cầu/mong muốn học tập tiếp theo của các thành viên trong nhóm

Một phần của tài liệu bài giảng các phương pháp khuyến nông (Trang 46 - 48)