Xác định nhu cầu sản xuất và mối quan tâm

Một phần của tài liệu bài giảng các phương pháp khuyến nông (Trang 36 - 40)

* Phâ n tích nhu cầu sản xuất (xác định nhu cầu hiện tại và tương lai)

Mục đích:

Mô tả được nhu cầu của người dân đối với mỗi sản phẩm tha y đổi theo thời gian và dự đoán nhữ ng thay đổi trong tương la i.

Liệt kê nhu cầu của các thành viên và đưa ra một số dự đoán thay đổi về các

phương thức sản xuất để đáp ứng nhu cầu sản xuất mà họ quan tâ m

Cách tiến hành.

Chuẩn bị một sơ đồ ma trận với 4 cột (cột 1 tên sản phẩm,cột 2 nhu cầu hiện tại,cột 3 nhu cầu tương lai và cột 4 ghi chú) sơ đồ được ghi trên giấy hoặc lên mặt đất (xe m ví dụ).Yêu cầu các thành viên liệt kê những sản phẩ m đóng góp quan trọng đối với đời sống hàng ngày của họ (Chú ý những sản phẩm trong phạm vi triển kha i FFS tại cộng đồng.Ví dụ FFS về cây trồng sơ đồ ma trận chỉ thực hiệ n đối với các loại cây trồng).

Ghi lầ n lượt tên các sản phẩm vào cột 1 phía bên trái ma trận.

Đề nghị nhó m thảo luận và phân tích từng nhu cầu về: Thực trạng hiện nay ra

sao và trong tương lai sẽ như thế nào. Luôn nhắc đến câu hỏi tại sao có sự thay đổi?

(Hướng học viên vào những thuận lợi về điều kiện sản xuất về chính sách, về thế mạnh của địa phương, nhu cầu về đời sống của cộng đồng, về yêu cầu của thị trường và khả năng mở rộng thị trường).

Sau khi thống nhất sơ đồ ma trận, thúc đẩy nhó m thảo luậ n để xác định nhu cầu

ưu tiên nhất là gì? (xếp thứ tự mức độ ưu tiên). Những nhu cầu này sẽ thay đổi thế nào

trong tương lai (liệt kê 4-5 sản phẩm) và nhó m phải thay đổi cách là m như thế nào để đáp ứng được các nhu cầu của nhóm trong tương lai?

Xe m xét những nhu cầu không thể đáp ứng được qua quá trình FFS (Ví dụ: Đối với những nhu cầu chỉ xảy ra khi chính sách thay đổi như thay đổi mức độ thuế hoặc

thay đổi luật nông lâm nghiệp… .và giải thích một cách thoả đáng tại sao? để học viên thoả mãn).

Bảng 1: Xác định nhu cầu về một số sản phẩm trồng trọt (ví dụ)

Sản phẩm Nhu cầu hiện tại Nhu cầu tương lai Ghi chú

Lúa Ngô Lạc Rau Hoa Mè Sắn Khoai

Thảo luận với nhóm về những nhu cầu liên quan đến thị trường, bảo quản, chế

biến sản phẩm nhằ m phân tích được lý do cho việc đầu tư vào quá trình học hỏi những

phương thức sản xuất gắn liền với thị trường.

Cuối cùng, một danh sách các nhu cầu (không quá 4- 5 nhu cầu/sản phẩm) sẽ được xác định. Sau đó tóm tắt các ý kiến của học viên về cách là m để đạt được những nhu cầu này theo kế hoạch ngắn hạn và dài hạn.

* Xác định các nhu cầu ưu tiê n bằng phương phá p so sánh cặp đôi

Mục đích

Xác định ưu tiê n của các nhu cầu/sản phẩm liê n quan đến cải tiế n phương thức sản xuất.

Cách tiến hành

Đếm số nhu cầu /sản phẩm kẻ bảng có số cột lớn hơn nhu cầu là 1 và số hàng bằng số cột. Viết các nhu cầu/sản phẩm vào các ô hàng nga ng (1 ô 1 sản phẩm) và viết tên các sản phẩm vào hàng dọc tương ứng hành nga ng. Tiến hành so sánh theo cặp đôi

và viết nhu cầu/sản phẩ m được chọn vào ô.

Đếm số lần xuất hiện của mỗi nhu cầu/sản phẩm (sản phẩm nào xuất hiện nhiều nhất được ưu tiên thứ nhất, hai, ba….

Sau đó xếp hạng theo thứ tự ưu tiên cho các sản phẩm.

Ví dụ về kết quả xếp loại của các cây ngắn ngày của trường hợp trên: Thứ nhất là cây rau (4 lần xuất hiện), thứ 2 là cây hoa (3 lần xuất hiện), thứ 3 là ngô (2 lần xuất hiện)

Bảng 2: So s ánh cặp đôi các nhu cầu/sản phẩm đã được xác định (Ví dụ)

Rau Lạc Ngô Hoa Lúa

Rau

Rau Rau Rau Rau

Lạc Ngô Hoa Lạc

Ngô Hoa Ngô

Hoa

Hoa Lúa

* Xác định mối quan tâm

Mục đích:

Xác định được những vấn đề quan tâm của các thành viê n liên quan đến cải tiến

phương thức sản xuất.

Cách tiến hành:

Thảo luận từng nhu cầu/sản phẩm ưu tiên đã được xác định ở phần trên.

Đặt những câu hỏi mở để khuyến khích/thúc đẩy sự quan tâm của học viên.

Ví dụ:

Tại sao cần phải phát triển sản phẩm này?

Có thị trường tiêu thụ cho sản phẩm nà y hay không?

Phương thức sản xuất sản phẩ m này như thế nào?

Anh (chị) muốn học thê m những gì liên quan đến việc đẩy mạnh phát triển sản phẩ m này trong tương lai?

Những giải pháp nào cần được thực hiện? Các hoạt động nào cần được triển kha i?

Ai là người được hưởng lợi nhiều nhất (người sản xuất, nhà quản lý, thương nhâ n hay người tiêu dùng… )

Có nhâ n tố liên quan nào bịảnh hưởng khi sản phẩ m ưu tiên phát triển? (Ví dụ:

Tăng đàn bò thịt có thể ảnh hưởng đến mở rộng diện tíc h trồng rừng).

Quy chế hiện hành có ảnh hưởng gì đến việc sử dụng và phát triển sản phẩm này? (ví dụ: Luật bán phá giá, quy luật cạnh tranh… .).

Sự phát triển của sản phẩm này có ảnh hưởng gì đến các tài nguyên khác? (Ví dụ: Mở rộng diện tích nuô i cá có ảnh hường gì đến tài nguyên đất và nước sạch không?)

Sự phát triển sản phẩ m ưu tiên có ảnh hưởng gì đến môi trường sống không? … Cần kiểm tra một lần nữa liệu nhó m có đủ khả năng để giải quyết tất cả các yêu cầu đã được chọn. Nếu không nên loại bỏ yêu cầu nào? Tại sao? Những nhu cầu không

đủ khả năng giải quyết hoặc những nhu cầu có ảnh hưởng xấu đến nguồn tài nguyên và

môi trường cần được xe m xét để loại bỏ.

Tập hợp tất cả ý kiến thảo luận/nhu cầu đã thống nhất, chuyển nhu cầu ưu tiên được xác định là có khả năng khả thi thành mối quan tâ m bằng cách viết dưới dạng câu hỏi.

Một phần của tài liệu bài giảng các phương pháp khuyến nông (Trang 36 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(49 trang)