Hoàn thiện việc xác định vị trí việc làm

Một phần của tài liệu SỬ DỤNG NGUỒN NHÂN LỰC CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN GANG THÉP THÁI NGUYÊN (Trang 90)

Việc xác định rõ vị trí việc làm cho từng người lao động là cơ sở hết sức quan trọng để Công ty xác định định biên lao động và bố trí sử dụng lao động hợp lý cho từng chức danh công việc. Trong thời gian qua, do quá trình chuyển đổi từ DNNN sang CTCP cho nên doanh nghiệp còn dựa vào mô hình cũ để định biên lao động. Điều này đã gây khó khăn cho việc sắp xếp, sử dụng lao động hợp lý.

Vì vậy, trong thời gian tới, Công ty để hoàn thiện việc xác định vị trí việc làm cần phải làm rõ bản tiêu chuẩn thực hiện công việc. Yêu cầu đối với bản tiêu chuẩn thực hiện công việc phải cho thấy những gì người lao động cần làm và phải làm tốt đến mức nào. Các tiêu chuẩn phải phản ánh các mức độ yêu cầu về số lượng và chất lượng công việc phải hoàn thành.

Để tiến hành việc xác định vị trí việc làm, có thể tiến hành theo các bước sau :

Bước 1: Mỗi nhân viên phải dự thảo tiêu chuẩn công việc và tên các công việc phải thực hiện.

Bước 2: Lãnh đạo dự thảo tiêu chuẩn công việc và tên các công việc mà mỗi nhân viên phải làm theo từng nhóm công việc có tính chất chuyên môn giống nhau.

Bước 3: Lãnh đâọ và tập thể nhân viên tiến hành cùng thảo luận để xác định rõ vị trí việc làm và nhu cầu về số lượng, trình độ lao động cần thiết để hoàn thành các công việc đã được xác định.

Bước 4: Ra thông báo về yêu cầu, tiêu chuẩn, nhu cầu về lao động cho từng vị trí việc làm.

Việc hoàn thiện xác định vị trí việc làm cho phép người lao động tự nhận thấy rõ mình đang ở đâu, trình độ nào và đã phù hợp với tiêu chuẩn chức danh công việc mà mình đảm nhận chưa. Từ đó có kế hoạch cho bản thân trong việc học tập, đào tạo, bồi dưỡng để đáp ứng yêu cầu về vị trí việc làm. Cũng thông qua việc xác định vị trí việc làm, nhà quản lý thấy được rõ công việc của nhân viên phải làm là gì, nhu cầu cho từng vị trí là bao nhiêu và hiện tại tại vị trí việc làm đó đang thừa hay thiếu nhân viên. Trên cơ sở đó, có kế hoạch sử dụng nhân viên hợp lý hơn.

3.2.4.Hoàn thiện quy trình đánh giá thực hiện công việc và tổ chức đánh giá thực hiện công việc một cách định kỳ

Điều quan trọng nhất của công tác đánh giá là đưa ra được những tiêu chí để làm căn cứ cho đánh giá. Những tiêu chí này cần chính xác, phù hợp đối với mỗi loại lao động khác nhau. Việc đánh giá cần công bằng và công khai nên các căn cứ đưa ra phải có tác dụng khuyến khích người lao động phấn đấu hoàn thiện mình, mặt khác giúp đơn vị đánh giá được mức độ hoàn thành công việc của người lao động, đánh giá được mức độ đóng góp của người lao động đối với thành quả chung.

Hiện nay, đánh giá của Công ty dựa vào chấm điểm thi đua là chính. Vì vậy, qui trình chấm điểm cần chú ý một số nội dung sau:

Thực hiện chấm điểm theo ngày, ca làm việc: Dựa vào hệ thống chỉ tiêu chất lượng công tác đã được ban hành, từng tổ đội sản xuất, phòng ban sẽ theo dõi và chấm điểm cho từng ngày hoặc từng ca một. Cuối tháng sẽ thống kê tổng hợp để đánh giá chất lượng cho cả tháng.

Thường xuyên cập nhật, bổ sung chức danh mới chưa có trong bảng xác định hệ số mức độ phức tạp công việc: Bảng xác định hệ số mức độ phức tạp công việc cho từng chức danh, nội dung công việc của toàn đơn vị được thực hiện tại một thời điểm. Trong quá trình phát triển, với sự thay đổi về công nghệ, mở rộng thêm thị trường, triển khai dịch vụ mới, áp dụng những tiến bộ mới vào trong sản xuất và quản lý sẽ nảy sinh những công việc mới, yêu cầu những chức danh mới.

Tiến hành cung cấp thông tin phản hồi cho CBCNV và nhận thông tin phản hồi từ phía CBCNV: thực chất là một cuộc thảo luận với CBCNV, về kết quả thực hiện công việc của họ. Thông qua cuộc thảo luận, người lao động biết mình được đánh giá như thế nào và họ cần phải làm gì để thực hiện công việc tôt hơn. Sẽ có những phản ứng khác nhau từ phía CBCNV, họ có thể nói ra trong cuộc thảo luận hoặc không nói ra, hoặc tỏ ra bất mãn. Do vậy cần khuyến khích tất cả CBCNV chủ động, tích cực tham gia vào quá trình đánh giá. Đơn vị có thể lập các hòm thư để nhận ý kiến phản hồi khi người lao động không muốn phản hồi trực tiếp.

Cần có sự công bằng trong đánh giá và khuyến khích tất cả CBVNV chủ động, tích cực tham gia, hợp tác trong quá trình đánh giá.

Một phần của tài liệu SỬ DỤNG NGUỒN NHÂN LỰC CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN GANG THÉP THÁI NGUYÊN (Trang 90)