Thứ nhất, do bản thân Công ty phát triển trải qua nhiều cơ chế quản lý khác nhau, cho nên nhiều vấn đề về sử dụng nguồn nhân lực đặt ra chưa thể giải quyết ngay trong thời gian ngắn.
Các vấn đề liên quan đến lao động dôi dư trong quá trình cổ phần hoá DNNN và cơ chế tiền lương, cơ chế tuyển dụng cán bộ vì vậy còn chưa kịp thay đổi theo quan hệ cung cầu trên thị trường lao động.
Thứ hai, trình độ máy móc và thiết bị công nghệ hiện nay mới chỉở mức trung bình so với ngành Thép.
Trong khi sản xuất Thép là một ngành công nghiệp nặng, năng suất lao động phụ thuộc rất nhiều vào trình độ máy móc thiết bị và công nghệ. Vì vậy, trình độ máy móc thiết bị còn thấp cũng là nguyên nhân chính dẫn đến năng suất lao động của Công ty còn chỉ đạt ở mức trung bình của nền kinh tế và mức thấp so với ngành Thép.
Hiện nay, ngành Thép của một số nước đã áp dụng công nghệ sản xuất sạch, tiên tiến, hiện đại vào sản xuất thép để nâng cao năng suất, sản lượng và giảm
thiểu ô nhiễm môi trường. Còn hoạt động sản xuất thép của Công ty vẫn gặp hạn chế về vốn đầu tư và tầm nhìn chiến lược, nên vẫn sử dụng công nghệ cũ, lạc hậu, năng suất thấp và gây ô nhiễm môi trường.
Thứ ba, công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực mặc dù đã được quan tâm trong nhiều năm, nhưng vẫn chưa đáp ứng kịp với nhu cầu phát triển của doanh nghiệp.
Trong những năm gần đây, các dự án đầu tư vào Công ty liên tục tăng với qui mô lớn cả về sản lượng và trình độ kỹ thuật công nghệ. Vì vậy, tạo ra sự thiếu hụt về nhân lực, nhất là nhân lực trình độ cao cho các dự án cán thép sắp đi vào triển khai. Bên cạnh đó, Công ty vẫn còn lao động dôi dư cần xử lý trong quá trình cổ phần hoá DNNN.
Đây là nguyên nhân tác động trực tiếp đến những khó khăn trong công tác bố trí, sử dụng nguồn nhân lực.
Thứ tư, do sự bất ổn định về kinh tế vĩ mô và thách thức từ quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam đã tác động trực tiếp đến quá trình sử
dụng nhân lực nói riêng và hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung của Công ty.
Cơ chế quản lý nhà nước, trong đó đặc biệt là chính sách thuế đối với thép thành phẩm và phôi thép phải thay đổi liên tục do đòi hỏi của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và thực hiện các cam kết của Việt Nam khi tham gia các thoả thuận thương mại đa phương và song phương đã gây khó khăn cho ngành Thép, qua đó tác động đến qui mô sản xuất ngành Thép và tác động dây chuyền, đến thu nhập, tiền lương và sử dụng nhân lực của ngành Thép. Sự bất ổn định của kinh tế vĩ mô trong những năm gần đây, nhất là khủng hoảng kinh tế tài chính toàn cầu đã làm cho công tác dự báo về nhu cầu và sản lượng của thép trở nên khó khăn hơn. Đến lượt nó, dẫn đến khó khăn trong việc xây dựng các kế hoạch sản xuất và kế hoạch sử dụng nhân lực của ngành Thép.
TÓM TẮT CHƯƠNG 2
Tại chương 2, luận văn đã đánh giá thực trạng sử dụng nguồn nhân lực sử dụng nguồn nhân lực của Công ty, bao gồm các nội dung chính sau:
Thứ nhất, đánh giá tổng quan về tình hình sản xuất kinh doanh thép của Công
ty CP Gang thép Thái Nguyên.
Thứ hai, đánh giá thực trạng vấn đề sử dụng nguồn nhân lực như: công tác qui
hoạch/kế hoạch hoá nguồn nhân lực; bố trí sắp xếp nhân lực; đánh giá việc thực hiện công việc; thực hiện chế độ đãi ngộ nhân lực.
Thứ ba, đánh giá thực trạng các yếu tố bên trong và bên ngoài doanh nghiệp
ảnh hưởng đến việc sử dụng nguồn nhân lực của Công ty.
Thứ tư, trên cơ sở phân tích về thực trạng sử dụng nguồn nhân lực, luận văn
đã khái quát lại những ưu điểm, hạn chế về sử dụng nguồn nhân lực. Đồng thời, chỉ ra những nguyên nhân dẫn đến hạn chế về sử dụng nguồn nhân lực của Công ty CP Gang thép Thái Nguyên.
Việc xác định rõ ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân trong sử dụng nguồn nhân lực là căn cứ quan trọng để xây dựng hệ thống các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực trong thời gian tới.
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO VIỆC SỬ
DỤNG NGUỒN NHÂN LỰC CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN GANG THÉP