CHƯƠNG IX : QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG

Một phần của tài liệu bài tập ôn thi về môi trường (Trang 55)

- Thuỷ ngân: Thuỷ ngân được tìm thấy trong nhiều khoáng sản thông thường trên trái đất,

CHƯƠNG IX : QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG

Câu1. Quản lý môi trường là gì? Trình bày các mục tiêu chủ yếu của quản lý môi trường?

a) QLMT là một hoạt độngtrong lĩnh vực quản lý xã hội, có tác động điều chỉnh các hoạt động của con người dựa trên sự tiếp cận có hệ thống và kỹ năng điều phối thông tin đối với các vân đề môi trường có liên quan đến con người, xuất phát từ định lượng, hướng tới phát triển bền vững và sử dụng hợp lý tài nguyên.

b)Các mục tiêu chủ yếu

Mục tiêu của QLMT là phát triển bền vững ( PTBV) là sự đảm bảo cân bằng giữa sự phát triển kinh tế - xã hội và BVMT. Nói cách khác, phát triển kinh tế- xã hội tạo ra tiềm lực kinh tế để BVMT, còn BVMT tạo ra các tiềm năng tự nhiên và xã hội mới cho công cuộc phát triển kinh tế - xã hội trong tương lai. Tùy vào điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, hệ thống pháp lý, mục tiêu phát triển ưu tiên của từng quốc gia, mục tiêu QLMT có thể thay đổi theo thời gian và có những ưu tiên riêng.

Theo chỉ thị 36 CT/TW của Bộ chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng Sản Việt Nam, một số mục tiêu cụ thể của công tác QLMT Việt Nam hiện nay là:

- Khắc phục và phòng chống suy thoái, ô nhiễm MT phát sinh trong hoạt động sống của con người. Trong giai đoạn hiện nay các biện pháp khắc phục và phòng chống ô nhiễm chủ yếu là:

+ Thực hiện nghiêm chỉnh quy định của Luật bảo vệ môi trường về báo cáo đánh giá tác động môi trường trong việc xét duyệt cấp phép các quy hoạch, các dự án đầu tư. Nếu báo cáo đánh giá tác động môi trường không được chấp nhận thì không cho thực hiện các quy hoạch, dự án này.

+ Đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh đang hoạt động, căn cứ vào kết quả đánh giá tác động môi trường, các bộ, ngành, các tỉnh, thành phố tổ chức phân loại các cơ sở gây ô nhiễm và có kế hoạch xử lý phù hợp : cơ sở nào gây ô nhiễm quá mức cho phép, thì phải quy định thời gian xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường cho phép, cơ sở nào gây ô nhiễm nghiêm trọng nhất thì kiên quyết đěnh chỉ hoạt động hoặc di chuyển địa điểm.

- Hoàn chỉnh hệ thống văn bản pháp luật bảo vệ môi trường, ban hành các chính sách về phát triển kinh tế - xã hội phải gắn liền với bảo vệ môi trường, nghiêm chỉnh thi hành Luật Bảo vệ môi trường.

+ Rà soát và ban hành đồng bộ các văn bản dưới luật, bảo đảm nâng cao hiệu lực của luật. + Ban hành các chính sách về thuế, tín dụng nhằm khuyến khích áp dụng các công nghệ sạch.

+ Thể chế hoá việc đóng góp chi phí bảo vệ môi trường.

+ Thể chế hoá việc phối hợp giải quyết các vấn đề phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường : trong các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội phải có các chỉ tiêu, biện pháp bảo vệ môi trường. Tính toán hiệu quả kinh tế, so sánh các phương án phải tính toán cả chi phí về bảo vệ môi trường.

- Tăng cường công tác quản lý nhà nước, nghiên cứu, đào tạo cán bộ về MT từ Trung ương đến địa phương.

+ Nâng cấp cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường ở trung ương, tạo điều kiện cần thiết về tổ chức, nhân lực, cơ sở vật chất kỹ thuật để cơ quan này đủ sức thực hiện tốt chức năng quản lý môi trường, kết hợp chặt chẽ với việc tư vấn hoạch định các chủ trương, chính sách về phát triển bền vững, sử dụng hợp lý các loại tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là tài nguyên rừng, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản và nguồn lợi thuỷ sản.

+ Tăng cường năng lực quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường cho các địa phương.

- Phát triển bền vững KTXH của quốc gia theo 9 nguyên tắc của một xã hội bền vững do Hội nghị Rio - 1992 đưa ra

- Xây dựng các công cụ có hiệu lực quản lý MT quốc gia và các vùng lãnh thổ. + Mở rộng hợp tác khu vực và quốc tế về bảo vệ môi trường.

+ Tham gia các chương trình hợp tác có mục tiêu để giải quyết các nhiệm vụ bảo vệ môi trường chung với các quốc gia có liên quan (chung biên giới, chung vùng biển, vùng trời, chung dòng sông...).

- Nghị quyết số 41/NQ/TW ngày 15/11/2004 của Bộ chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa IX nêu lên 3 mục tiêu chủ yếu về BVMT nước ta trong thời gian tới:

+ Ngăn ngừa, hạn chế mức độ gia tăng ô nhiễm, suy thoái và sự cố môi trường do hoạt động của con người và tác động của tự nhiên gây ra. Sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ đa dạng sinh học.

+ Khắc phục ô nhiễm môi trường, trước hết ở những nơi đã bị ô nhiễm nghiêm trọng, phục hồi các hệ sinh thái đã bị suy thoái, từng bước nâng cao chất lượng môi trường.

+ Xây dựng nước ta trở thành một nước có môi trường tốt, có sự hài hoà giữa tăng trưởng kinh tế, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường; mọi người đều có ý thức bảo vệ môi trường, sống thân thiện với thiên nhiên.

Câu 2. Luật môi trường là gì? Trình bày c ác nguyên tắc chủ yếu của luật môi trường? a. Định nghĩa luật môi trường

“Luật môi trường là lĩnh vực pháp luật chuyên ngành bao gồm các quy phạm pháp luật, các nguyên tắc pháp lý điều chỉnh các quan hệ phát sinh giữa các chủ thể trong quá trình khai thác, sử dụng hoặc tác động đến một hoặc một vài yếu tố của môi trường trên cơ sở kết hợp các phương pháp điều chỉnh khác nhau nhằm bảo vệ một cách hiệu quả môi trường sống của con người”

Các quan hệ xã hội mà các quy phạm luật môi trường điều chỉnh có thể được phân loại theo các nhóm sau:

- Các quan hệ giữa một bên là các cá nhân, tổ chức với một bên là nhà nước phát sinh từ hoạt động quản lý nhà nước về môi trường; Nhóm quan hệ này có những đặc trưng của quan hệ pháp luật hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

- Quan hệ phát sinh giữa các cá nhân, tổ chức với nhau do thoả thuận ý chí của các bên.

b.Các nguyên tắc chủ yếu của luật môi trường

- Bảo vệ môi trường phải gắn kết hài hòa với phát triển kinh tế và bảo đảm tiến bộ xã hội để phát triển bền vững đất nước; bảo vệ môi trường quốc gia phải gắn với bảo vệ môi trường khu vực và toàn cầu.

- Bảo vệ môi trường là sự nghiệp của toàn xã hội, quyền và trách nhiệm của cơ quan nhà nước, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân.

- Hoạt động bảo vệ môi trường phải thường xuyên, lấy phòng ngừa là chính kết hợp với khắc phục ô nhiễm, suy thoái và cải thiện chất lượng môi trường.

- Bảo vệ môi trường phải phù hợp với quy luật, đặc điểm tự nhiên, văn hóa, lịch sử, trình độ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong từng giai đoạn.

- Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân gây ô nhiễm, suy thoái môi trường có trách nhiệm khắc phục, bồi thường thiệt hại và chịu các trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật.

Câu 3. Trình bày các nguyên tắc chủ yếu của quản lý môi trường và sơ đồ hệ thống tổ chức bộ máy quản lý môi trường của Việt Nam?

Trình bày các nguyên tắc chủ yếu của quản lý môi trường :

Tiêu chí chung của công tác QLMT là đảm bảo quyền được sống trong môi trường trong lành phục vụ sự phát triển bền vững của đất nước, góp phần gìn giữ môi trường chung của loài người trên Trái Đất. Các nguyên tắc chủ yếu của công tác QLMT bao gồm:

- Hướng công tác quản lý MT tới mục tiêu phát triển bền vững KTXH đất nước, giữ cân bằng giữa phát triển và BVMT. Nguyên tắc này cần được thể hiện trong quá trình xây dựng và thực hiện đường lối, chủ trương, luật pháp và chĩnh sách nhà nước, ngành và địa phương. - Kết hợp các mục tiêu quốc tế - quốc gia - vùng lãnh thổ và cộng đồng dân cư trong việc

quản lý MT. Môi trường không có ranh giới không gian, do vậy sự ô nhiễm hay suy thoái thành phần môi trường ở quốc gia, vùng lãnh thổ này sẽ ảnh hưởng có trực tiếp tới quốc gia khác và các vùng lãnh thổ khác.

- Quản lý MT cần được thực hiện bằng nhiều biện pháp và công cụ tổng hợp thích hợp. Các biện pháp và công cụ quản lý môi trường rất đa dạng, mỗi loại biện pháp và công cụ trên có phạm vi và hiệu quả khác nhau trong từng trường hợp cụ thể.

- Phòng chống, ngăn ngừa tai biến và suy thoái MT cần được ưu tiên hơn việc phải xử lý, hồi phục MT nếu để gây ra ô nhiễm MT. Phòng ngừa là biện pháp ít tốn kém hơn xử lý, nếu để xảy ra ô nhiễm.

- Người gây ra ô nhiễm phải trả tiền cho các tổn thất do ô nhiễm MT gây ra và các chi phí xử lý, hồi phục MT đa bị ô nhiễm.

Đây là nguyên tắc quản lý môi trường do các nước OECD đưa ra. Nguyên tắc được dùng làm cơ sở để xây dựng các quy định về thuế, phí, lệ phí môi trường và các quy định xử phạt hành chính đối với các vi phạm về quản lý môi trường. Nguyên tắc trên cần thực hiện phối hợp với nguyên tắc người sử dụng trả tiền, với nội dung là người nào sử dụng các thành phần môi trường thì phải trả tiền cho việc sử dụng và các tác động tiêu cực đến môi trường do việc sử dụng đó gây ra.

Câu 4. Trình bày khái niệm ISO 14001 về hệ thống QLMT? Lợi ích của các doanh nghiệp khi áp dụng hệ thống QLMT theo ISO 14001?

Tiêu chuẩn ISO 14001 đã đưa ra định nghĩa về Hệ thống Quản lý Môi trường (HTQLMT) như sau: “HTQLMT Là một phần của hệ thống quản lý chung bao gồm cơ cấu tổ chức,

các hoạt động lập kế hoạch, trách nhiệm, qui tắc, thủ tục, quá trình và nguồn lực để xây dựng và thực hiện, xem xét và duy trì chính sách môi trường”.

Lợi ích của các doanh nghiệp khi áp dụng hệ thống QLMT theo ISO 14001?

Tiêu chuẩn ISO 14001 yêu cầu doanh nghiệp phải có phương pháp đào tạo thích hợp cho nhân viên của mình, những người mà công việc của họ có thể gây ra những tác động đáng kể tới môi trường.

Việc đào tạo nhằm giúp mọi người nhận thức được tầm quan trọng của việc tuân thủ với chính sách môi trường, các quy trình và với HTQLMT. Họ cũng phải hiểu rõ công việc của họ có thể tạo ra những tác động tới môi trường như thế nào và trách nhiệm cụ thể của họ là gì.

Mọi người tại mọi phòng ban chức năng đều có vai trò nhất định trong việc quản lý môi trường của doanh nghiệp. Bởi vậy, chương trình đào tạo phải rất đa dạng.

Mọi người trong doanh nghiệp cần được đào tạo về chính sách môi trường, các tác động môi trường đáng kể của công việc của họ... Muốn vậy, doanh nghiệp phải xác định các phòng ban liên quan có thể gây ra các tác động môi trường đáng kể, từ đó xây dựng một ma trận về nhu cầu đào tạo cho các phòng ban nhằm xác định được yêu cầu cụ thể đối với từng cá nhân, phòng ban.

Một phần của tài liệu bài tập ôn thi về môi trường (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)