Xây dựng một khối liên minh toàn thế giớ

Một phần của tài liệu bài tập ôn thi về môi trường (Trang 35)

Đẩy mạnh việc thực hiện những hiệp ước quốc tế hiện có nhằm bảo vệ hệ nuôi dưỡng sự sống và tính đa dạng sinh học như:

Về khí quyển: có công ước Viên bảo vệ tầng ozone và Nghị định thư Montreal về những tính chất có liên quan đến việc suy giảm lớp ozone. Công ước Giơnevơ về ô nhiễm không khí trên một vùng rộng qua nhiều biên giới.

Về đại dương: Công ước Liên hiệp quốc về Luật biển, một loạt các văn kiện quốc tế và khu vực về bảo vệ các đại dương khỏi bị ô nhiễm vì tàu thủy (công ước IOM), về vứt bỏ phế thải (công ước Luân Đôn, Ôslô) …

Về nước ngọt: Công ước về vùng bờ của hồ Lớn (Canada-Hoa Kỳ), hiệp ước về các dòng sông chung (Ranh, Đanuýp).

Về chất thải: Công ước Basle về những hoạt động hạn chế chất thải độc hại và cách xử lý. Công ước Bamako cấm việc nhập khẩu chất thải độc hại vào Châu Phi và kiểm soát việc nhập qua biên giới và quản lý chất thải độc hại ở Châu Phi.

Về bảo vệ tính đa dạng sinh học: Công ước Ramsa về bảo vệ những vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế, đặc biệt là những vùng sinh sống của chim nước. Công ước liên quan đến bảo vệ di sản thiên nhiên và văn hóa thế giới (UNESCO, Paris), Công ước quốc tế về buôn bán các loài có nguy cơ bị tiêu diệt (CITES, Washington), Công ước bảo vệ các loài hoang dã di cư (Bon).

Ký kết những hiệp ước quốc tế mới để đạt được tính bền vững trên thế giới: về sự thay đổi khí hậu, bảo vệ an toàn các khu rừng thế giới.

Xây dựng một chế độ bảo vệ tổng hợp và toàn diện đối với Châu Nam cực và biển Nam cực. Soạn thảo và thông qua bản Công bố chung và Hiệp ước về tính bền vững.

Xóa hẳn những món nợ công, giảm nợ thương mại cho các nước thu nhập thấp để phục hồi nhanh sự tiến bộ về kinh tế của họ.

Nâng cao khả năng tự cường của những nước thu nhập thấp: bãi bỏ hàng rào thương mại cho các nước này về các hàng hóa không liên quan đến môi trường, hỗ trợ và giúp ổn định giá cả hàng hóa, khuyến khích đầu tư.

Tăng cường viện trợ cho sự phát triển, tập trung giúp các nước thu nhập thấp xây dựng một xã hội và một nền kinh tế bền vững.

Nhận thức được giá trị và đẩy mạnh hoạt động của tổ chức Phi chính phủ trong nước và thế giới: IUCN (The International Union for Conservating Nature), UNEP (United Nations Environmental Program), WWF (World Wide Find for Nature) là những tổ chức bao gồm các thành viên chính phủ và phi chính phủ, đã có những đóng góp xuất sắc trong sự nghiệp bảo vệ môi trường toàn cầu; cần mở rộng phạm vi hoạt động, cũng như gia tăng thêm các tổ chức tương tự như vậy.

• Tăng cường hệ thống Liên hiệp quốc để trở thành một lực lượng mạnh mẽ đảm bảo cho tính bền vững trên toàn cầu.

Câu 4. Nêu định hướng chiến lược bảo vệ môi trường và phát triển bền vững ở Việt Nam? Sự phát triển của Việt Nam thời gian qua đã đạt được phát triển bền vững hay chưa? Giải thích?

Định hướng chiến lược bảo vệ môi trường và phát triển bền vững

1.Mục tiêu phát triển kinh tế xã hội

Không chỉ là GDP mà còn là vấn đề thay đổi quan niệm, nhận thức thái độ, kiến thức kỹ năng.

2.Mục tiêu bảo vệ môi trường, phát triển bền vững Có 6 mục tiêu chủ yếu:

Ngăn chặn suy thoái, bảo vệ và cải thiện môi trường đô thị và công nghiệp. Ngăn chặn suy thoái, bảo vệ và cải thiện môi trường nông thôn và nông nghiệp.

Tiến hành qui hoạch, thực thi từng bước các qui hoạch môi trường, phát triển bền vững đã duyệt cho các sông lớn và vừa.

Ngăn chặn, đề phòng suy thoái môi trường tự nhiên, qui hoạch phát triển bền vững các vùng ven biển trọng điểm.

Bảo vệ, phát huy giá trị tài nguyên đa dạng sinh học.

Tăng cường khả năng kiểm soát, phòng chống thiên tai và tai biến môi trường.

Một phần của tài liệu bài tập ôn thi về môi trường (Trang 35)