Nhiễm đất do phân bón hoá học và thuốc bảo vệ thực vật

Một phần của tài liệu bài tập ôn thi về môi trường (Trang 52)

- Thuỷ ngân: Thuỷ ngân được tìm thấy trong nhiều khoáng sản thông thường trên trái đất,

2.1 nhiễm đất do phân bón hoá học và thuốc bảo vệ thực vật

Trong nông nghiệp loại ô nhiễm này gây nên do sử dụng phan bón hoá học, thuốc trừ sâu hại, chất diệt cỏ và các chất kích thích tố thực vật.

Để tăng năng suất mùa màng, ở trên thế giới cũng như ở nước ta có xu hướng tăng cường sử dụng các chất hoá học, vì vậy nó tác động đến môi trường đất càng mạnh mẽ hơn. Chúng làm thay đổi thành phần và tính chất của đất, có khi làm chua đất, làm cứng đất, làm thay đổi cân bằng các chất dinh dưỡng giữa cây trồng và đất.

Sử dụng phân hoá học quá liều cũng làm cho ddaatbị chua. Đất chua ảnh hưởng tới trạng thái sinh lý cây trồng và hiệu quả sử dụng phân hoá học.

Do hệ thống hệ thống tưới tiêu không hợp lý hoặc do mưa nắng nhiều, đất trồng trọt bị rửa trôi mất lớp hữu cơ, dưới tác dụng của ánh sáng một số chất hữu cơ của lưu huỳnh bị oxi hoá thành axit sunfuric. Axit này tác dụng với sắt, nhôm trong keo đất tạo thàng sunfat sắt hoặc sunfat nhôm gây ra đất phèn.

Đất phèn có độ pH thấp và khó trồng trọt. Phân hoá học được bón vào đất,một phần được thực vật hấp thụ (cây trồng chỉ sử dụng được 50% nitơ bón vào đất), một phần được đất giữ lại, một ohaanf bị nước rửa trôi vào các nguồn nước, một phần khác giải phóng vào khí quyển, gây ô nhiễm chung cả thạch quyển, khí quyển và thuỷ quyển.

Ở nước ta đã sử dụng thuốc bảo vệ thực vật từ lâu,ngày nay nó càng tăng lên đáng kể về khối lượng và chủng loại. Cũng giống như phân hoá học, các loại thuốc bảo vệ thực vật cũng bị rủa trôi theo nguồn nước rất lớn, tác dụng trừ vật hại chỉ có 1-2%. Ngoài ra thuốc bảo vệ thực vật cũng để lại một số hậu quả xấu cho con người và môi trường. Con người tiếp xúc lâu dài với thuốc có thể bị gây rối loạn sinh lý, sinh hoá, ung thư, quái thai và ảnh hưởng đến tính chất di truyền của con người.

Số người bị ngộ độc do thuốc trử sâu (do ăn rau, quả phun thuốc trừ sâu chưa bị phân huỷ) tăng lên khá nhiều. Cũng do thuốc bảo vệ thực vật đã làm giảm số lượng của nhiều loài sinh vật có ích (như ong mắt đỏ, nấm có ích) làm giảm đa dạng sinh học, làm xuất hiện

các loài sâu bệnh kháng thuốc và là nguyên nhân bùng nổi nạn dịch của rầy nâu, bệnh đạo ôn ở một số vùng.

Một phần của tài liệu bài tập ôn thi về môi trường (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)