Sinh hoạt và dịch vụ: nước thải sinh hoạt khu đô

Một phần của tài liệu bài tập ôn thi về môi trường (Trang 45)

nước thải sinh hoạt khu đô thị, khu dân cư, các ngành dịch vụ…

Chất thải dưới dạng rắn là một nguồn gây ô nhiễm cho nước mặt và nước ngầm. Thông thường nước thải bao gồm các chất rắn được thải ra mặt đất, các vùng đất này nếu có các khe nứt thì phần lớn các chất thải, cặn bã dưới dạng rắn sẽ theo nước thải tích đọng vào đất và đi xuống nước ngầm làm giảm chất lượng nước.

b/ Nguồn nhiễm bẩn do các hoạt động công nghiệp

Nước được sử dụng trong công nghiệp dễ làm lạnh, làm vệ sinh, sản xuất và gia công các sản phẩm. Trong quá trình đó có rất nhiều chất độc hại, các chất cặn bã bị thải ra. Các loại này có thể thải trực tiếp bằng dòng chảy bề mặt ra các hệ thống sông suối và có thể tạo nồng độ chất độc hại cao.

Cùng với sự phát triển cao của nền công nghiệp, tình hình nhiễm bẩn nguồn nước từ các nước đang phát triển đang được quan tâm.

c. Nguồn nhiễm bẩn từ nông nghiệp

Nguồn nước này được tạo ra do sản xuất nông nghiệp và chăn nuôn. Ngoài ra để bảo vệ mùa màng, hàng năm một lượng lớn thuốc diệt trừ sâu bọ và côn trùng được sử dụng, nó đã giết chết các vi sinh vật có ích, đồng thời cũng thải ra một lượng khổng lồ các chất độc hại vào đất và nước. Ở một số điểm cục bộ như Đông Anh (Hà Nội) bị ô nhiễm do dư lượng DDT (tuy chỉ 0,07mg/l dưới ngưỡng cho phép) là thuốc bị cấm sử dụng. Để tăng độ phì của đất, phân bón hóa học cũng được sử dụng nhiều. Ô nhiễm nước uống do nitrat (NO3-) từ nông nghiệp là một vấn đề quan trọng. Nông nghiệp hiện đại chừng 20 năm qua đã làm cho lượng NO3- khuyếch tán trong đất và gây ô nhiễm nước ngày càng nhiều. Việc phát triển chăn nuôi và nguồn phân hữu cơ do chăn nuôi thải ra khi gặp trời mưa sẽ chảy tràn trên bề mặt đất gây nhiễm bẩn nguồn nước mặt, đồng thời thấm xuống sâu ảnh hưởng các tầng chứa nước ngầm. Ngoài những độc tố gây hại thì lượng vi khuẩn, vi trùng trong nguồn chất thải này cũng rất lớn sẽ là mầm mống gây bệnh cho các sinh vật trong vùng.

2. Nguồn gốc tự nhiên

Nguồn tự nhiên gây ô nhiễm môi trường nước chủ yếu do sự tác động qua lại giữa các thành phần môi trường, các quá trình địa hóa, do thời tiết như: mưa lũ làm rửa trôi bùn đất, chất thải rắn đưa vào môi trường nước làm cho nước bị ô nhiễm bởi các tác nhân vật lý: màu, mùi, độ đục, làm giảm chất lượng sử dụng nước, ảnh hưởng tới các thủy sinh vật.

Hiện tượng ô nhiễm môi trường nước lớn nhất hiện nay trên thế giới là sự ô nhiễm Asen (thạch tín) trên phạm vi toàn cầu với hàng trăm triệu ngượi bị phơi nhiễm do sử dụng nước có nồng độ Asen cao quá tiêu chuẩn hướng dẫn của WHO trong thời gian dài (tiêu chuẩn hướng dẫn là 10ppb). Việt Nam là một trong những nước được xác định là khu vực có mức độ và phạm vi ô nhiễm Asen lớn trên thế giới. Ô nhiễm Asen trong nước ngầm do nguyên nhân tự nhiên, các quá trình phong hóa đá, rửa trôi trầm tích có chứa Asen sẽ tích tụ theo thời gian ở các vùng đồng bằng châu thổ và làm tăng hàm lượng Asen trong nước ngầm, trong khi đó nước ngầm là nguồn nước sử dụng cho sinh hoạt và ăn uống chiếm tỷ lệ cao.

Câu 3. Trình bày các t ác nhân gây ô nhiễm môi trường nước ?

Tác nhân gây ô nhiễm môi trường nước

Các chất gây ô nhiễm nước có thể được phân chia theo nguồn gốc, có nhiều tác nhân ô nhiễm môi trường nước, tuy nhiên có một số tác nhân chính được trình bày theo bảng sau.

Bảng 7.3. Một số tác nhân chính gây ô nhiễm môi trường nước

Loại tác nhân Tác động - Các nguyên tố vi lượng - Kim loại nặng - Hợp chất cơ kim - Phóng xạ hạt nhân - Chất vô cơ - Amiăng - Phú dưỡng

- Kiềm, axit, trầm tích (vượt tiêu chuẩn) - Chất hữu cơ

- PCBs

- Thuốc trừ sâu - Dầu mỡ

- Chất thải của người và động vật nuôi - BOD

- Vi sinh vật gây bệnh

- Tác nhân vật lý: mùi, màu, vị, độ đúc

- Có hại cho thủy sinh vật và người - Có hại cho thủy sinh vật và người - Vận chuyển kim loại

- Độc

- Độc với thủy sinh vật

- Tác đồng tới sức khỏe con người - Phú dưỡng

- Chất lượng nước, thủy sinh vật - Độc

- Độc

- Độc, tác động nhanh đến thủy sinh vật - Chất lượng nước, oxy hòa tan

- Chất lượng nước, oxy hòa tan - Phú dưỡng

- Tác động đến sức khỏe con người - Giảm chất lượng nước

(Nguồn: Stanley E. Manahan, Environmental chemistry, 2000) 3.1. Nguyên tố vết

Là những nguyên tố có hàm lượng rất nhỏ trong các mẫu nước phân tích, thông thường chỉ vài ppm đến vài chục ppb. Một số nguyên tố vết là chất dinh dưỡng cần thiết cho sinh vật ở nồng độ rất thấp, tuy nhiên ở nồng độ cao thì độc tính được thể hiện rõ thông qua các tác động lên chức năng sống của cơ thể sinh vật. Nhiều nguyên tố vết tạo liên kết bền với các nhóm sulfua trong enzim và làm mất hoạt tính của enzim, gây rối loạn quá trình tổng hợp protein. Một số nguyên tố vết dạng á kim gây ô nhiễm nước như Asen, Selen rất được quan tâm hiện nay.

3.2. Kim loại nặng

Kim loại nặng là những kim loại có tỷ khối ≥ 5 g/cm3. Nhóm các kim loại nặng gây ô nhiễm môi trường nước gồm cóHg, Cd, Pb, As, Sb, Cr, Cu, Zn, Mn, v.v... thường không tham gia hoặc ít tham gia vào quá trình sinh hoá của các thể sinh vật và thường tích luỹ trong cơ thể chúng. Vì vậy, chúng là các nguyên tố độc hại với sinh vật. Hiện tượng nước bị ô nhiễm kim loại nặng thường gặp trong các lưu vực nước gần các khu công nghiệp, các thành phố lớn và khu vực khai thác khoáng sản. Ô nhiễm kim loại nặng biểu hiện ở nồng độ cao của các kim loại nặng trong nước. Trong một số trường hợp, xuất hiện hiện tượng chết hàng loạt cá và thuỷ sinh vật.

Nguyên nhân chủ yếu gây ô nhiễm kim loại nặng là quá trình đổ vào môi trường nước nước thải công nghiệp và nước thải độc hại không xử lý hoặc xử lý không đạt yêu cầu. Ô nhiễm nước bởi kim loại nặng có tác động tiêu cực tới môi trường sống của sinh vật và con người. Kim loại nặng tích luỹ theo chuỗi thức ăn thâm nhập và cơ thể người. Nước mặt bị ô nhiễm sẽ lan truyền các chất ô nhiễm vào nước ngầm, vào đất và các thành phần môi trường liên quan khác. Để hạn chế ô nhiễm nước, cần phải tăng cường biện pháp xử lý nước thải công nghiệp, quản lý tốt vật nuôi trong môi trường có nguy cơ bị ô nhiễm như nuôi cá, trồng rau bằng nguồn nước thải.

Một phần của tài liệu bài tập ôn thi về môi trường (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)