Ở Việt Nam, tác động của nước biển dâng sẽ ảnh hưởng theo mức độ và đối tượng khác nhau của từng tiểu vùng. Nhìn tổng thể, kinh tế-xã hội vùng ven biển điển hình như đồng bằng sông Cửu Long có thể phác họa một số tác động do biến đổi khí hậu, nước biển dâng trên các mặt sau đây:
(1) Thay đổi thời tiết: Lượng mưa dự kiến sẽ gia tăng vào mùa mưa, giảm vào mùa khô và sẽ đối mặt với những trận bão nhiệt đới mạnh hơn. Quỹ đạo bão dịch chuyển dần về các vĩ độ phía Nam và mùa bão kết thúc muộn hơn.
(2) Thay đổi, biến động ranh giới giữa các vùng mặn, lợ, ngọt sẽ tác động lớn đến hệ thống canh tác truyền thống, cơ sở hạ tầng và đời sống xã hội của người dân.
(3) Về kinh tế, do địa thế thấp, nếu mực nước biển dâng cao như dự báo, qua đánh giá sơ bộ, diện tích ảnh hưởng mặn trên 4 g/l ở ĐBSCL với mực nước dâng 0,69 m sẽ tăng 45% (tương ứng chiếm 48% diện tích tự nhiên) và với mực nước dâng 1,00 m sẽ tăng 51% (tương ứng chiếm 58% diện tích tự nhiên). Năng suất lúa dự báo sẽ giảm 9%.
(4) Nước biển dâng cũng sẽ làm tăng mức độ ngập lụt ở vùng ngập lũ và ngập triều ven biển. (5) Cơ sở hạ tầng kỹ thuật bị hủy hoại và ảnh hưởng nghiêm trọng. Nếu muốn nâng cấp, xây
mới kết cấu hạ tầng rất tốn kém.
(6) Tác động lớn đến đời sống dân cư, xã hội. Biến đổi phân bố dân cư, đô thị và các trung tâm, cơ sở kinh tế sẽ diễn ra sự dịch chuyển trong nội vùng và ra ngoài vùng ĐBSCL. Cuộc sống của hàng chục triệu người dân sẽ gặp nhiều xáo trộn lớn.
(7) Môi trường bị đảo lộn. Mặn xâm nhập sâu, thiếu nguồn nước ngọt trầm trọng. Các hiện tượng xói lở và xâm thực bờ biển, cửa sông sẽ diễn ra mạnh mẽ hơn.
(8) An ninh quốc phòng sẽ phải đặt ra những vấn đề thích ứng hơn với bối cảnh mới.
(9) Theo kinh nghiệm của thế giới, có ba cách ứng phó với nước biển dâng: bảo vệ, thích nghi và rút lui về phía sau. Để đối phó với nước biển dâng một cách chủ động, hiệu quả, phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của Việt Nam, trước hết cần có nghiên cứu sâu mang tính định lượng để xác định ranh giới cụ thể của các tiểu vùng chịu tác động của nước biển dâng theo các phương án. Mô phỏng các tác động tự nhiên kinh tế-xã hội với các phương án tổ hợp tác động của nước biển dâng và phía thượng nguồn để tìm ra các giải pháp thích hợp. Đối với công tác thủy lợi, phải quy hoạch lại, tính toán, hiệu chỉnh, bổ sung, với các tham số mới theo phân vùng thủy văn, thủy lực, đề xuấtcác giải pháp công trình và phi công trình trước mắt cũng như lâu dài.
Câu 4. Năng lượng hóa thạch là gì? Nêu các tác động đến môi trường do khai tác và sử dụng năng lượng hóa thạch?
Năng lượng hóa thạch là:Năng lượng được sinh ra trong quá trình đốt cháy nguyên liệu hoá
thạch.Nhiên liệu hoá thạch chủ yếu là than đá và dầu mỏ
Các tác động đến môi trường do khai tác và sử dụng năng lượng hóa thạch:
Các nguồn nhiên liệu chính cho nhóm này gồm có than, dầu và khí đốt. Các lọai nhiên liệu này hình thành thông qua sự hóa thạch của động thực vật dưới một thời gian rất dài tính trên hàng triệu năm. Chính vì vậy việc bổ sung cho loại nhiên liệu này gần như là không có, và một ngày nào đó chúng sẽ vĩnh viễn không còn để phục vụ đời sống con người. Ngoài ra, năng lượng đến từ nhiên liệu hóa thạch còn là tác nhân chính trong việc tác hại đến môi trường như làm tăng độ ấm của trái đất thông qua chất thải CO2 phát sinh từ việc đốt than, dầu và khí. Cũng như SO2 là nhân tố chính của những cơn mưa axit được hình thành từ việc đốt than. Nếu không được quan tâm đúng mức từ cơ quan quản lý và chính quyền, môi trường cục bộ địa phương cũng như trên toàn bề mặt của quả đất sẽ bị tàn phá một cách nghiêm trọng và đời sống của con người sẽ bị ảnh hưởng rất lớn.sống con người Tuy nhiên cho đến thời điểm hiện tại, năng lượng đến từ loại nhiên liệu hóa thạch vẫn đóng
góp trên 90% năng lượng tiêu thụ trên toàn thế giới thông qua những ứng dụng sưởi ấm, sinh hoạt, vận chuyển và phát điện. Do những đặc tính như dễ khai thác, dể sử dụng, tương đối rẻ cũng như ít nguy hiểm và dễ dàng vận chuyển, xây dựng mô hình tiêu thụ nên lọai nhiên liệu này vẫn được sử dụng nhiều nhất để phục vụ đời sống con người
Câu 5. Năng lượng hạt nhân là gì? Năng lượng sinh khối là gì? Năng lượng thủy năng là gì? Phân tích các tác động tới môi trường và xã hội từ các công trình thủy điện?
Năng lượng hạt nhân:l à m ột loaị năng lượng được tách từ năng lượng hữu ích từ hạt nhân
nguy ên tử thông qua các lò phản ứng hạt nhân có kiểm soát.Năng lượng nguyên tử được sản sinh từ Uranium thông qua những quá trình phản ứng chuỗi liên kết. Một lượng nhiệt khổng lồ được sinh ra trong quá trình phân hạch của phân tử Uranium-235 được dùng để đun sôi nước.
Năng lượng sinh khối:Là năng lượng được cung cấp từ thực vật và các chất thải của sinh vật
bị phân huỷ. Đây là nguôn năng lượng khá hấp dẫn với nhiwuf lợi ích to lớn cho MT, KTXH nhất là về mặt phát triển nông thôn.
Năng lượng thuỷ năng: Là năng lượng nhận được từ lực hoặc NL của dòng nước, dung để
sử dụng vào các mục đích co lợi.
Các tác động môi trường và xã hội
*Các tác động về môi trường a) Thuận lợi
Như đã đề cập ở trên, thủy điện có rất nhiều mặt lợi thế trong các dạng năng lượng sản xuất điện khác, trong đó cần kể đến mức độ tin cậy cao, giá thành phải chăng và dễ dàng đáp ứng với sự thay đổi nhanh chóng về tiêu thụ điện.
Mặt khác, các nhà máy thủy điện không thải các khí độc hại. Các nhà máy thủy điện chỉ thải ra một lượng rất nhỏ các khí CO2 và mêtan (chủ yếu từ các hồ trữ), và không thải ra các chất khí độc hại khác như SO2, NO2 và các khí ô nhiễm bắt nguồn từ việc đốt nhiên liệu như ở các nhà máy nhiệt điện.
Hồ trữ nước còn có thể được sử dụng như một phương tiện cung cấp nước, kiểm soát lũ lụt. Tại khu vực các nhà máy thủy điện, có rất nhiều cơ hội để phát triển các sinh hoạt giải trí ngoài trời. Các hồ trữ tạo các khu vực cho các hoạt động như chèo thuyền, câu cá, trượt nước và bơi. Khu vực hạ lưu có thể tạo điều kiện cho các hoạt động giải trí liên quan đến dòng chảy như câu cá, chèo thuyền, trượt nước (water rafting)... Khu vực đất đai xung quanh nhà máy thủy điện có thể tạo ra rất nhiều nguồn lợi, ví dụ như các hoạt động cắm trại, pinic, leo đồi, cũng như các hoạt động văn hóa và giáo dục khác.
b) Bất lợi
Tuy rằng thủy điện được xem là nguồn năng lượng sạch và tái tạo, việc phát triển các nhà máy thủy điện có thể gây ra các tác động lớn về môi trường. Sau đây là một số ví dụ thường gặp:
• Việc xây dựng các hồ trữ làm thay đổi cảnh quan thiên nhiên
• Việc thay đổi dòng chảy của sông dẫn tới sự thay đổi môi trường sống của cá • Các đập thủy điện gây ra sự đứt đoạn đường di trú của các loài cá khác nhau như cá hồi sông Mê Kông – Xem Mekong Commission)
• Làm chết hoặc bị thương các loài cá trên đường di chuyển của chúng qua turbin • Các đập thủy điện có thể gây thay đổi lớn trong chất lượng và khối lượng của nguồn nước uống và sinh hoạt
• Thủy điện gây ra đoạn sông chết từ sau đập đến nhà máy và gây các ảnh hưởng khác ở hạ lưu
Như vậy rõ ràng rằng, việc xây dựng các đập thủy điện lớn ở thượng nguồn có thể gây xáo động rất lớn về quần thể sinh thái, cảnh quan, tác động lớn đến ngành đánh cá và tưới tiêu nông nghiệp. Trước nhất, nước sông chảy qua turbin chứa rất ít phù sa, từ đó có khả năng gây ra hiện tượng sục sạch bùn ở lòng sông và gây ra lở bờ ở phía hạ lưu. Thứ hai, do turbin thường được đóng mở một cách gián đoạn, dẫn đến dao động bất thường và đột xuất của lưu lượng sông. Cuối cùng, nước chảy trong turbin thường có nhiệt độ thấp hơn nhiều so với nhiệt độ bình thường của sông, điều này dẫn đến sự thay đổi quần thể động thực vật, trong đó có thể có những loài đang bị nguy cơ tuyệt chủng.
*Các tác động về xã hội
Các tác động về mặt xã hội do dự án thủy điện thường liên quan đến vấn đề chuyển hóa đất sử dụng trong khu vực khai triển thủy điện và vấn đề di dời dân cư trong vùng xây dựng bể chứa. Mức độ ảnh hưởng của các tác động này phụ thuộc vào qui mô khai triển dự án. Đây là một vấn đề quan trọng mà các nhà qui hoạch dự án thủy điện cần phải đưa vào tính toán ngay những giai đoạn đầu trong quá trình thiết kế và lên kế hoạch khả thi, nhằm mục đích xác định cụ thể các mặt tiêu cực của việc khai triển thủy điện trong khu vực có tiềm năng, và cân nhắc kỹ lưỡng với các mặt tích cực mà thủy điện có thể đem tới.
Một vấn đề khác trong quá trình xây dựng đập thủy điện là việc tái định cư cho người dân sống trong khu vực qui hoạch hồ nước. Việc đền bù giải tòa không chỉ đơn thuần là vấn đề về tài chính mà còn phải xét đến các vấn đề khác như di sản văn hóa, di tích lịch sử và các địa điểm gắn liền với các truyền thống tôn giáo và tín ngưỡng.
Chương 5 DÂN SỐ VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
Câu 1. Nêu công thức tính tác động của dân số với môi trường và mối quan hệ giữa dân số với vấn đề phát triển bền vững?
Nêu công thức tính tác động của dân số với môi trường
Đáp ứng nhu cầu nâng cao mức sống của con người là tác động lên hệ thống trái đất mạnh nhất. Tác động đó được tính như sau:
TÁC ĐỘNG MT = Dsố x GDP/người x TĐMT/đơn vị của GDP/ng - GDP là thu nhập quốc nội = thước đo hoạt động CN & kinh tế
- Dân số và tốc độ thay đổi dân số đều tăng nhanh. Tốc độ thay đổi dân số (R) của một khu vực địa lý cụ thể được tính như sau:
R = (Rb – Rd) + (Ri – Re)
Trong đó: Rb, Rd, Ri và Re tương ứng với tốc độ sinh, tử vong, nhập cư và di cư. Khi biết R của một khu vực địa lý có thể dự báo dân số khu vực đó sau khoảng t (số năm) P theo công thức sau:
P = PoeRt , trong đó Po = Số dân ở thời điểm hiện tại
- GDP/người, phụ thuộc vào sự tăng trưởng kinh tế của từng nước
- Thừa số thứ ba là mức độ tác động MT của một đơn vị GDP/người biểu thị trình độ công nghệ hiện có cho phép phát triển không gây hệ quả nghiêm trọng về môi trường
Dân số đông thì sức lao động nhiều (lao động thủ công), sản xuất nhiều của cải vật chất và cũng tiêu thụ nhiều của cải hơn. Dân số quá thấp thì sức lao động không đủ, không thể có tồn tại và phát triển xã hội.
Mục tiêu đặt ra đối với quốc gia, lãnh thổ là đảm bảo dân số ổn định, phát triển kinh tế xã hội bền vững đảm bảo chất lượng cuộc sống tốt cho cộng đồng. Dân số và phát triển tác động qua lại chặt chẽ với nhau. Bước tiến của lĩnh vực này thúc đẩy, tạo thuận lợi cho lĩnh vực kia. Giải quyết tốt dân số nhưng kinh tế xã hội không phát triển thì chất lượng cuộc sống cũng không được đảm bảo. Ngược lại kinh tế xã hội phát triển nhưng dân số tăng quá cao thì tổng sản phẩm quốc nội theo đầu người (GDP) sẽ sụt giảm và cuối cùng chất lượng cuộc sống vẫn cứ thấp. Vấn đề đặt ra cho toàn thế giới là việc lồng ghép vấn đề dân số với phát triển để đảm bảo sự hài hòa.
Hội nghị dân số ở Cairô năm 1994 đã bàn đến các nội dung dân số, nghèo đói, hình mẫu sản xuất và tiêu dùng, môi trường sinh thái. Hội nghị cho rằng 4 vấn đề này liên quan chặt chẽ với nhau, không thể giải quyết riêng rẽ từng vấn đề. Hình mẫu sản xuất và tiêu dùng thiếu bền vững thì sẽ gây ra việc sử dụng tài nguyên không có kế hoạch và tác động xấu đến chất lượng môi trường.
Mục tiêu lồng ghép 2 nội dung là đảm bảo sự hài hòa giữa dân số ổn định và phát triển kinh tế xã hội bền vững.
Tóm lại, dân số vừa là phương tiện vừa là động lực của phát triển bền vững. Điều quan trọng nhất khi lồng ghép vấn đề dân số với phát triển bền vững là việc đặt chúng vào mối quan tâm tổng thể trong chiến lược và chính sách chung.
Câu 2. Trình bày khái niệm phát triển bền vững? Phân tích nội dung của sự phát triển bền vững?
KN: Phát triển bền vững là sự phát triển hay sự tiến bộ đáp ứng nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm phương hại đến khả năng đáp ứng các nhu cầu đó của thế hệ tương lai.
Phân tích nội dung của sự phát triển bền vững?
+ Tính bền vững về kinh tế thể hiện ở sự tăng trưởng cao và ổn định của nền kinh tế, đạt hiệu
quả cao trong sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Lượng hóa tính bền vững về kinh tế bằng các chỉ số như: GDP/người, PPP/người. Vd: Theo phân loại của LHQ: GDP < 736 USD/người/năm = thu nhập thấp; từ 736 đến < 3.000 = TN trung bình thấp; từ 3.000 đến 10.000 = TN cao và > 10.000 = TN Cao.
+ Tính bền vững về xã hội thể hiện ở sự bảo đảm về dinh dưỡng, chăm sóc sức khỏe cộng đồng, tăng tỷ lệ dân cư được học hành, giảm tình trạng đói nghèo và kìm hãm sự dãn rộng khoảng cách giữa các tầng lớp giàu nghèo trong xã hội, bảo đảm công bằng xã hội và tạo cơ hội bình đẳng cho mọi thành viên trong xã hội trong việc tiếp cận các cơ hội phát triển. Để lượng hóa tính bền vững về xã hội người ta sử dụng một số chỉ số như:
Chỉ số phát triển nhân văn HDI (Human Development Index):
HDI phản ánh các nỗ lực giải quyết vấn đề XH của mỗi quốc gia như: tuổi thọ bình quân, tỷ lệ % người biết chữ, GDP/người tính theo PPP
Thông qua một loạt phép tính phức tạp, người ta xác định được HDI nằm trong khoảng 0-1 và phân loại như sau: HDI<0,5 thấp(chậm phát triển, HDI=0,5-0,8 trung bình, HDI>0,8 phát triển cao)
Chỉ số HDI của một số nước trên thế giới (nguồn: UNDP 20004) Tên nước HDI (1975) HDI (1990) HDI (2002) Xếp thứ Ấn Độ 0,411 0,514 0,595 127 Việt Nam - 0,610 0,691 112
Chỉ thị phát triển có xét đến vấn đề giới GDI (Gender Development Indicator)
GDI phản ánh sự bình đẳng nam nữ, xét trên cả phương diên KT, XH GDI được xác định qua HDI của nữ và nam
+ Tính bền vững về môi trường thể hiện ở việc khai thác và sử dụng môi trường một cách bền vững, tức là sử dụng các loài và hệ sinh thái ở mức độ thấp hơn khả năng mà các quần thể động thực vật có thể sinh sản và tự duy trì, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, bảo tồn được sự đa dạng sinh thái, hạn chế ô nhiễm cải thiện môi trường. Và những đòi hỏi như vậy chỉ có thể thực hiện được khi những mục tiêu về kinh tế và công bằng xã hội được đảm bảo. Tính bền vững về môi trường có thể được lượng hóa qua một số chỉ số: