Tác hại của mưa axit:

Một phần của tài liệu bài tập ôn thi về môi trường (Trang 43)

 Mưa axit ảnh hưởng xấu tới các thuỷ vực (ao, hồ). Các dòng chảy do mưa axit đổ vào hồ, ao sẽ làm độ pH của hồ, ao giảm đi nhanh chóng, các sinh vật trong hồ, ao suy yếu hoặc chết hoàn toàn. Hồ, ao trở thành các thuỷ vực chết.

 Mưa axit ảnh hưởng xấu tới đất do nước mưa ngầm xuống đất làm tăng độ chua của đất, hoà tan các nguyên tố trong đất cần thiết cho cây như canxi (Ca), Magiê (Mg),... làm suy thoái đất, cây cối kém phát triển. Lá cây gặp mưa axit sẽ bị "cháy" lấm chấm, mầm sẽ chết khô, làm cho khả năng quang hợp của cây giảm, cho năng suất thấp.

 Mưa axit còn phá huỷ các vật liệu làm bằng kim loại như sắt, đồng, kẽm,... làm giảm tuổi thọ các công trình xây dựng.

Chương 7: Ô NHIỄM NƯỚC

Câu 1. Ô nhiễm nước là gì? Trình bày nguồn gốc gây ô nhiễm môi trường nước? Khái niệm về ô nhiễm nước

Ô nhiễm nước là sự thay đổi thành phần và tính chất nước, có hại cho hoạt động sống bình thường của sinh vật và con người, bởi sự có mặt của một hay nhiều chất lạ vượt qua ngưỡng chịu đựng của sinh vật. Theo Hiến chương Châu Âu về nước đã định nghĩa về ô nhiễm nước như sau:

"Sự ô nhiễm nước là một biến đổi chủ yếu do con người gây ra đối với chất lượng nước, làm ô nhiễm nước và gây nguy hại cho việc sử dụng, cho công nghiệp,nông nghiệp, nuôi cá, nghĩ ngơi- giải trí, cho động vật nuôi cũng như các loài hoang dại".

“Việc thải các chất thải hoặc nước thải sẽ gây ô nhiễm vật lý, hóa học, hữu cơ, nhiệt, phóng xạ. Việc thải đó phải không gây nguy hiểm đối với sức khỏe cộng đồng và phải tính đến khả năng đồng hóa các chất thải đó của nước (khả năng pha loãng, tự làm sạch…). Những hoạt động kinh tế, xã hội của các cộng đồng, những biện pháp xử lý nước đóng vai trò rất quan trọng trong vấn đề này”.

Nguồn gốc gây ô nhiễm môi trường nước

Ô nhiễm nước có nguồn gốc tự nhiên và nhân tạo:

- Nguồn gốc tự nhiên: Do mưa, tuyết tan, gió, bão, lũ lụt. Ô nhiễm này còn được gọi là ô

nhiễm không xác định nguồn gốc.

- Nguồn gốc nhân tạo: Là sự thải các chất độc hại chủ yếu dưới dạng lỏng, chủ yếu do xả

nước thải từ các vùng dân cư, khu công nghiệp, hoạt động giao thông vận tải, thuốc trừ sâu, diệt cỏ, phân bón trong nông nghiệp.

Theo bản chất các tác nhân gây ô nhiễm, người ta phân ra các loại ô nhiễm nước: Ô nhiễm vô cơ,

Ô nhiễm hữu cơ, Ô nhiễm hoá chất, Ô nhiễm sinh học,

Ô nhiễm bởi các tác nhân vật lý .

Dưới đây trình bày tóm tắt các nguồn gây nhiễm bẫn và tình hình nhiễm bẫn làm suy giảm chất lượng nguồn nước:

Hình 7.1.Sơ đồ các nguồn gây ô nhiễm môi trường nước

1. Nguồn gốc nhân tạo

Nguồn nhiễm bẩn ảnh hưởng đến chất lượng nước có liên quan mật thiết với việc sử dụng nước của con người, bao gồm:

a/ Nguồn nhiễm bẩn từ đô thịNguồn nhiễm bẩn dưới dạng lỏng Nguồn nhiễm bẩn dưới dạng lỏng

Nguồn nước thải ở các đô thị từ sinh hoạt, công nghiệp, các hoạt động kinh tế xã hội và từ dòng chảy do mưa tạo ra. Phần lớn các nguồn nước này được xử lý ở những mức độ khác nhau trước khi thải vào nguồn nước mặt.

Do sự rò rỉ của hệ thống cống thải nước

Thông thường hệ thống thải nước phải kín, nhưng do các hoạt động của con người như đào bới, để các vật năng trên hệ thống thải hoặc xe cộ đi lại, các điều kiện tự nhiên như sạt lở đất, rễ cây đâm vào...làm cho hệ thống nước thải bị rạn nứt hoặc vỡ ra và nước vừa thấm vào đất vừa chảy tràn trên bề mặt đất. Sự rò rĩ của hệ thống nước thải mang theo các hợp chất vô cơ, hữu cơ, các vi khuẩn độc hại với nồng độ cao vào nguồn nước. ại các khu công nghiệp, việc rò rỉ sẽ mang theo các kim loại nặng ất nguy hiển như As, Cd, Cr, Cu, Hg...đi vào nguồn nước ngầm.

Chất thải dưới dạng rắn

Nguồn gây ô nhiễm môi trường nước

Tự nhiên - Lũ, lụt - Phân huỷ xác động thực vật trong môi trường nước. - Phú dưỡng tự nhiên. - Các hiện tượng ô nhiễm nước ngầm do nguyên nhân tự nhiên như Asen, dầu mỏ…

Nhân tạo

- Công nghiệp: công nghiệp thực phẩm, chế biến, hoá chất, luyện kim, khoáng sản,...

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu bài tập ôn thi về môi trường (Trang 43)