KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA CÁC MẶT HÀNG NÔNG SẢN CHÍNH

Một phần của tài liệu đề xuất nghiên cứu về đánh giá tác động của thực hiện cam kết wto đối với nông nghiệp, nông thôn (Trang 28)

Theo nghiên cứu của Viện Chính sách và Chiến lược phát triển NNNT thì khả năng cạnh tranh của hàng nông sản Việt Nam thể hiện qua các mặt sau:

So sánh chỉ số RCA của các mặt hàng nông-lâm-thủy sản của Việt Nam với một số đối thủ cạnh

tranh trực tiếp trong khu vực như Trung Quốc, Thái Lan, Indonexia, Malaixia, Philippine cho thấy Việt Nam có lợi thế cạnh tranh cao ở các mặt hàng như thủy hải sản, ngũ cốc, cà phê, cao su nguyên liệu.

So sánh về hiệu quả sản xuất một số ngành hàng nông-lâm-thủy sản của Việt Nam với các đối thủ cạnh tranh: Về diện tích gieo trồng, Việt Nam có lợi thế trong các ngành hồ tiêu và

điều, diện tích trồng hồ tiêu của Việt Nam đứng thứ 4 thế giới và diện tích trồng hồ tiêu đứng thứ 3. Về năng suất, Việt nam có lợi thế trong hai ngành hàng cà phê và hạt điều so với các nước xuất khẩu cạnh tranh khác như Brazil, Indonesia, Ấn Độ. Về sản lượng sản xuất, Việt Nam có lợi thế về sản lượng đối với hai ngành hàng điều và hồ tiêu. Về sản lượng xuất khẩu, điều và tiêu là những mặt hàng xuất khẩu đứng đầu thế giới của Việt Nam.

So sánh về hiệu quả xuất khẩu: Tính theo chỉ số kim ngạch xuất khẩu nông-lâm-thủy sản/lao

động nông nghiệp thì Việt Nam cao hơn một số nước, cụ thể là Trung Quốc và Indonesia: Kim ngạch xuất khẩu nông sản/lao động nông nghiệp của Việt Nam đạt 290 USD/lao động (2005) và

355,7 USD/lao động (2006), Indonesia đạt 208 USD, Trung Quốc chỉ đạt 17 USD (2005). Cao nhất vẫn là Hoa Kỳ đạt 49270 USD (2006) và thứ hai là Thái Lan - 1218 USD (2005).

Bảng 5: Chỉ số RCA4

hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam

2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 Gạo RCA (1) 34.48 35.83 38.68 35.77 43.64 33.63 22.57 RCA-(2) 55.53 55.06 50.35 50.10 67.52 53.75 51.94 Cà phê RCA (1) 18.77 15.99 25.54 23.66 15.85 17.00 12.74 RCA-(2) 30.23 24.57 33.25 33.15 24.52 27.17 29.31 Cao su RCA (1) 15.55 18.88 20.29 22.01 21.00 26.79 17.17 RCA-(2) 25.05 29.02 26.42 30.83 32.49 42.82 39.51 Hạt tiêu RCA (1) 54.06 63.30 71.60 108.06 89.35 90.07 111.03 RCA-(2) 87.05 97.27 93.21 151.36 138.26 143.95 255.49 Hạt điều RCA (1) 56.99 68.97 98.58 98.53 79.93 62.53 48.18 RCA-(2) 91.77 105.98 128.33 138.02 123.68 99.94 110.87

Nguồn: Viện Chính sách và chiến lược phát triển NNNT - Bộ Nông nghiệp và PTNT

Với nền nông nghiệp nhiệt đới đa dạng, lợi thế sản xuất và khả năng cạnh tranh của mỗi loại nông sản Việt Nam có mức độ rất khác nhau. Trên cơ sở phân tích khả năng cạnh tranh của các mặt hàng cụ thể trên nhiều khía cạnh, có thể chia thành các nhóm như sau:

Nhóm 1 - Nhóm có lợi thế sản xuất, có khả năng cạnh tranh và có cơ hội mở rộng thị trường khi hội nhập. Bao gồm: lúa gạo, cà phê, cao su, hạt điều, hồ tiêu, lâm sản, và thủy sản.

Nhóm 2 – Nhóm các ngành hàng vừa có cơ hội mở rộng thị trường vừa phải đối mặt với nhiều thách thức. Hai ngành hàng thuộc nhóm này là rau quả và sản xuất muối.

Nhóm 3- Nhóm ít có lợi thế sản xuất, khả năng cạnh tranh yếu và có khả năng bị tác động mạnh khi hội nhập. Nhóm này gồm các ngành hàng chăn nuôi, mía đường, TACN, và sữa.

4 RCA (Revealed comparative advantage) Chỉ số lợi thế tương đối biểu hiện

RCA = (Eij / Eit) / (Enj / Ent) trong đó E là xuất khẩu, i là quốc gia, j là hàng hóa, n tập hợp các nước, t tập hợp các hàng hóa.

CHƯƠNG III: TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP TRONG NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN

Một phần của tài liệu đề xuất nghiên cứu về đánh giá tác động của thực hiện cam kết wto đối với nông nghiệp, nông thôn (Trang 28)