1. Thực hiện cam kết WTO
Về mở cửa thị trường:
Việt Nam đã thực hiện nghiêm túc các cam kết WTO trong tất cả các lĩnh vực. Trước khi bắt đầu vào năm mới, Bộ Tài chính đều ban hành biểu thuế hàng năm thực hiện các cam kết WTO, FTAs và các thỏa thuận khác.
Năm 2007, năm đầu tiên thực hiện nghĩa vụ cam kết WTO về thuế, Việt Nam không chỉ thực hiện đúng tiến độ cam kết mà đã giảm thuế nhiều mặt hàng nông sản (nhóm thịt tươi sống như thịt trâu bò, lợn, gia cầm) rất cao so với mức cam kết trước yêu cầu lạm phát, tăng giá thực phẩm trong nước (từ 20-30% xuống còn 12%).
Chính sách hỗ trợ trong nước:
Qua cơ cấu chính sách hiện hành cho thấy, nhìn chung, các chính sách hỗ trợ sản xuất trong nước của Việt Nam phù hợp với quy định của Hiệp định Nông nghiệp và cam kết WTO của Việt Nam. Mức hỗ trợ cho nông nghiệp còn rất thấp không chỉ so với quy định WTO mà còn so với các nước trong khu vực. Chính vì vậy, Về cơ bản, Việt Nam không phải điều chỉnh chính sách cho phù hợp với quy định và cam kết mà chỉ là xây dựng các chính sách mới nhằm hỗ trợ nông nghiệp phát triển bền vững trước bối cảnh hội nhập, khủng hoảng kinh tế và biến đổi khí hậu toàn cầu.
Trong những năm qua, do ảnh hưởng của biến động kinh tế, Thủ tưởng Chính phủ đã ký quyết định hỗ trợ lãi suất tín dụng để mua tạm trữ thóc gao và cà phê khi giá xuống thấp.
Chính sách về trợ cấp xuất khẩu: Từ năm 2006 đến nay, Việt Nam đã không áp dụng bất cứ hình thức trợ cấp xuất khẩu nào.
Thực hiện Hiệp định SPS: Bộ Nông nghiệp và PTNT đã phối hợp với các Bộ ngành
khác tiến hành rà soát các quy định trong nước cho phù hợp với Hiệp định SPS, tổ chức phổ biến cam kết và tập huấn nội dung Hiệp định cho các cán bộ liên quan. Đã triển khai cổng thông tin điện tử của Văn phòng SPS để trao đổi thông tin giữa văn phòng với mạng lưới SPS của các Bộ ngành và Ban thư ký Ủy ban SPS của WTO (8/1/2008); Xây dựng và ban hành quy chế tổ chức và phối hợp hoạt động giữa Văn phòng SPS Việt Nam với các điểm thông báo, hỏi đáp về SPS thuộc các Bộ ngành (QĐ 04/2008/QĐ-BNN ngày
10/1/2008) nhằm đảm bảo thực thi đầy đủ nghĩa vụ minh bạch hóa của Việt Nam đối với Hiệp định SPS.
2. Thực hiện cam kết AFTA
Có thể nói, về cơ bản, AFTA đã hoàn thành mục tiêu của mình. Các nước ASEAN 6 đã có 99% số dòng thuế hoàn thành giảm thuế xuống 0-5% từ năm 2003. Việt Nam có 96,2% số dòng thuế trong danh mục CEPT đã giảm xuống 0-5% từ 1/1/2006; Đã đưa toàn bộ các mặt hàng thuộc danh mục Nông sản nhạy cảm của Việt Nam vào cắt giảm để đạt 0-5% vào năm 2013 (riêng đường ăn là 2010).
Ngày 12 tháng 6 năm 2008, Bộ Tài chính đã ban hành Quyết định số 36/2008/QĐ-BTC về việc ban hành biểu thuế CEPT/AFTA giai đoạn 2008-2013 nhằm đưa biểu thuế của Việt Nam phù hợp với danh mục hàng hóa được áp dụng chung trong ASEAN (AHTN 2007) và tuân thủ cam kết của Việt Nam trong ASEAN.
Về khả năng tác động của AFTA đến Nông nghiệp Việt Nam
Qua xem xét tình hình thương mại hàng nông sản của Việt Nam với các nước ASEAN cho thấy, Việt Nam xuất khẩu các mặt hàng chính sang các nước ASEAN là gạo, cà phê, hồ tiêu, điều, chè, rau quả, trong đó, lớn nhất là gạo. Kim ngạch dao động từ 500 triệu đến 1,2 tỷ USD tuỳ thuộc rất nhiều vào mặt hàng gạo. Tuy gạo và đường là 2 mặt hàng nhạy cảm cao của nhiều nước, đặc biệt Indonesia và Philipin. Indonessia đề nghị chỉ giảm 50% thuế cho 2 mặt hàng này vào năm 2010. Nhưng do 2 nước này đều ký các hợp đồng cấp Chính phủ về nhập khẩu gạo, nên hầu như đề nghị trên không làm ảnh hưởng đến thương mại. Trong khi đó, Việt Nam nhập khẩu các mặt hàng chính các nước ASEAN: dầu thực vật thô, gỗ nguyên liệu, đường ăn, trái cây, nguyên liệu TACN. Đối với dầu thực vật thô, gỗ nguyên liệu và nguyên liệu TACN, do Việt Nam đã áp dụng mức thuế thấp (0%) nên tác động của AFTA đối với các ngành hàng này hầu như không nhiều. Riêng ngành công nghiệp đường sẽ gặp khó khăn lớn trong AFTA vì Thái Lan là nước xuất khẩu đường lớn thứ 3 thế giới, có giá thành sản xuất thấp hơn Việt Nam rất nhiều. Hiện nay, mỗi năm Việt Nam cần nhập khẩu từ 150 - 200 ngàn tấn đường. Do thực hiện TRQ đối với đường với thuế suất tương đối cao nên tình trạng nhập lậu đường từ Thái Lan xảy ra thường xuyên với khối lượng khá lớn.
3. Thực hiện cam kết AC-FTA
AC-FTA là khu vực mậu dịch tự do không chỉ lớn nhất trong số các FTA mà ASEAN đã ký với các nước mà còn là khu vực mậu dịch tự do lớn nhất thế giới với khoảng 1,9 tỷ dân. Quan hệ thương mại giữa ASEAN và Trung Quốc thời gian qua đã đạt được bước tiến quan trọng. Thương mại giữa 2 khối tăng trưởng 26%/năm trong giai đoạn 2003- 2008. Năm 2008, Trung Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của ASEAN, chiếm 11,3%
tổng giá trị thương mại của ASEAN (192,6 tỷ USD). Kim ngạch thương mại giữa ASEAN - Trung Quốc chiếm 13,3% giá trị thương mại toàn cầu và trên 50% giá trị thương mại toàn châu Á.
Đối với Việt Nam, ngay từ năm đầu tiên thực hiện Chương trình thu hoạch sớm (năm 2004), Chính phủ đã ban hành Nghị định số 99/2004/NĐ-CP công bố lộ trình cắt giảm thuế của 484 mặt hàng nông sản cắt giảm thuế theo chương trình thu hoạch sớm từ 2004- 2008 (để có thuế suất 0% vào 1/1/2008); Ban hành Quyết định số 35/2006/QĐ-BTC của Bộ Tài Chính công bố danh mục cắt giảm thuế năm 2006 của Việt Nam trong AC-FTA với khoảng 9000 dòng thuế (8 số) được đưa vào cắt giảm; Ngày 5/5/2008 đã ban hành Quyết định số 20/2008/QĐ-BTC của Bộ Tài Chính công bố danh mục cắt giảm thuế năm 2008 của Việt Nam trong AC-FTA với khoảng 93% số dòng thuế trong biểu thuế nhập khẩu được đưa vào cắt giảm. Trong giai đoạn 2009-2011, Bộ Tài Chính đã ban hành Quyết định số 111/2008/QĐ – BTC, ngày 1/12/2008, về biểu thuế ưu đãi đặc biệt thực hiện AC-FTA cho giai đoạn 2009-2011. Đến nay, thuế suất thuế nhập khẩu thực hiện AC-FTA của Việt Nam đã rất thấp.
Theo số liệu tổng hợp từ biểu thuế năm 2009 cho thấy, mức độ giảm thuế từ các cam kết khu vực là rất cao:
Bảng 10 – So sánh mức thuế cam kết của Việt Nam đối với các tổ chức quốc tế
Mục Thuế MFN (WTO) CEPT/AFTA ACFTA
Số dòng thuế nông lâm thủy sản 1.743 1.671 1.593
Số mức thuế 45 5 15
Mức thuế bình quân đơn giản (%) 18.01 3.25 8.35 Số dòng thuế có mức thuế suất 0-5% 569 1627 928 Tỷ lệ so với tổng số dòng thuế (%) 33 97.3 58.2 Nguồn: Bộ Tài chính
Về khả năng ảnh hưởng của AC-FTA đến nông nghiệp Việt Nam, qua gần 6 năm thực hiện thương mại nông lâm sản giữa Việt Nam và Trung Quốc tăng lên theo thời gian. Việt Nam xuất siêu về kim ngạch thương mại đối với nhóm nông sản và thủy sản, riêng nhóm hàng lâm sản là có sự trồi sụt về kim ngạch xuất nhập khẩu với Trung Quốc. Những mặt hàng nhập khẩu chính từ Trung quốc: rau quả, lúa mì, bột mỳ, gạo, malt, dầu thực vật, lá thuốc lá, nguyên liệu TACN như khô dầu, ngô.
Bảng 11 - Thương mại nông lâm sản của Việt Nam với Trung quốc trong những năm gần đây
Mục 2005 2006 2007 2008 10 tháng 2009 Kim ngạch XK (tr.USD) 861,4 1.244,5 1.373,3 1.846,7 1.679,8 Tr. Đó: - Nông sản 796,88 1.154,3 1.194,4 1.599,5 1.422,3 - Lâm sản 64,0 89,3 158,0 149,6 157,2 - Thủy sản 0,54 1,0 21,0 97,6 100,4 Kim ngạch NK (tr.USD) 325,8 373,3 538,3 936,5 495,9 Tr. Đó: - Nông sản 253,8 278,7 406,4 594,1 406,8 - Lâm sản 71,2 94,0 124,0 319,4 80,5 - Thủy sản 0,7 0,5 7,9 23,0 8.6
Nguồn: Agroinfo, tổng hợp từ số liệu Tổng cục Hải Quan
Trong số các mặt hàng nhập khẩu, đa phần là nhập khẩu nguyên liệu để phục vụ cho công nghiệp chế biến. Các mặt hàng này vốn đã có thuế suất thuế nhập khẩu rất thấp chủ yếu là 0% . Tuy nhiên, đáng lo ngại nhất và tác động rõ thấy rõ nhất từ AC-FTA đó là trường hợp đối với ngành rau quả. Qua số liệu xuất nhập khẩu rau quả với Trung quốc một số năm gần đây cho thấy, từ một nước xuất siêu rau quả sang Trung quốc trong những năm đầu của thập kỷ, nước ta đã trở thành nước nhập siêu rau quả từ Trung quốc với khối lượng ngày một tăng.
Bảng 12 - Thương mại rau quả của Việt Nam và Trung Quốc, giai đoạn 2001-2008 (triệu USD)
2001 2005 2006 2007 2008 Tổng kim ngạch xuất khẩu sang Trung Quốc 142.8 30.9 23.8 14.3 26.7 Tổng kim ngạch nhập khẩu từ Trung Quốc 62.6 79.9 81.9 101.8 123.8 Nguồn: Tổng cục Hải quan