LAO ĐỘNG NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN

Một phần của tài liệu đề xuất nghiên cứu về đánh giá tác động của thực hiện cam kết wto đối với nông nghiệp, nông thôn (Trang 38)

1. Lực lượng lao động nông thôn vẫn tiếp tục tăng về số lượng

Theo TCTK, dân số cả nước 1/4/2009 là gần 86 triệu người, trong đó dân số nông thôn là 60,4 triệu người. Như vậy về cơ bản nông thôn vẫn là địa bàn cư trú của đại bộ phận dân cư Việt Nam. Trong gần hai thập kỷ qua, tỷ trọng dân cư nông thôn trong tổng dân số vẫn ở mức cao và

tốc độ giảm rất chậm. Nếu năm 2000 tỷ lệ này là 75,8%, năm 2007 là 72,6%, năm 2008 là 72,1%, năm 2009 là 70,4%. Do cơ cấu dân số Việt Nam thuộc diện trẻ nên lực lượng lao động nói chung và lao động nông thôn tăng đều với quy mô tương đối lớn. Lao động nông thôn đã tăng từ 28 triệu người năm 1996 lên trên 34,8 triệu người năm 2007, 36 triệu năm 2009 đưa tốc độ tăng bình quân hàng năm lên tới 2%, cao hơn nhiều tốc độ tăng bình quân hàng năm của dân số nông thôn (0,6%/năm).

Hàng năm có thêm trên nửa triệu người dân nông thôn đến tuổi tham gia vào lực lượng lao động đã làm cho tỷ lệ lao động trong dân số nông thôn tăng đáng kể từ 48,5% năm 1996 lên 56,4% năm 2007 và 60% năm 2009. Tỷ lệ lao động nông thôn trong tổng lực lượng lao động cả nước đã giảm từ 79,9% năm 1996 xuống còn 77,4% năm 2000, 74,8% năm 2007 và 73,1% năm 2009. Xu hướng chung cho thấy cả dân số và lao động nông thôn đều tăng nhưng tốc độ tăng của lao động nhanh hơn tốc độ tăng của dân số nông thôn.

2. Nông nghiệp vẫn là ngành nghề chính của lao động nông thôn

Trong giai đoạn 2001-2006, cơ cấu ngành nghề của lao động nông thôn tuy có thay đổi nhưng chưa thật mạnh mẽ. Tổng số lao động nông thôn tăng thêm trên 1,52 triệu người, nhưng số lượng lao động tham gia vào các ngành hoạt động kinh tế có sự thay đổi. Lao động làm các ngành công nghiệp CN, TTCN ở nông thôn cả nước đã tăng thêm gần 1,12 triệu người trong 5 năm 2001- 2006. Bình quân mỗi năm tăng thêm trên 223 ngàn người, nghĩa là mỗi năm chuyển dịch được trên 223 ngàn lao động từ khu vực nông, lâm thủy sản vào các ngành nghề CN, TTCN; đưa tỷ trong lao động CN, TTCN tăng từ 5,86% lên 9,21% trong giai đoạn 2001-2006.

Tỷ trọng lao động làm việc trong lĩnh vực nông, lâm ngư nghiệp đã giảm mạnh từ 79,6% năm 2001 xuống 70% năm 2006. Mặc dầu tỷ lệ này còn cao nhưng cũng cho thấy xu hướng chuyển dịch tích cực đang diễn ra trên địa bàn nông thôn. Khu vực hoạt động phi nông nghiệp đã thu hút và giải quyết được việc làm cho trên 3,5 triệu lao động trong đó có trên 2 triệu lao động chuyển từ nông nghiệp sang trong giai đoạn 2001-2006.

Số lượng lao động thủy sản trong cả nước đã tăng thêm trên 392,7 ngàn người trong giai đoạn 2001-2005, từ khoảng 1 triệu lên 1,39 triệu người. Trên thực tế ngành thủy sản trong những năm vừa qua đã trở thành mũi nhọn của khu vực nông, lâm, thủy sản, vì vậy đã thu hút đáng kể lao động từ nông nghiệp chuyển sang.

3. Thị trường lao động nông thôn đang dần phát triển

Lao động nông thôn đang có sự dịch chuyển rõ rệt về vị thế việc làm trong khu vực nông thôn kể từ khi Việt Nam gia nhập WTO. Năm 2005 ở nông thôn lao động tự làm và lao động gia đình không hưởng lương là hai nhóm lao động chủ đạo (41,7% và 39,6%)) thì đến năm 2007 nhóm tự làm vẫn dẫn đầu, chiếm 3/5 số việclàm ở nông thôn trong khi đó, nhóm lao động làm công tăng thêm gần 5% (từ trên 18,5% lên 23,3%) thay thế dần vị thế của nhóm lao động gia đình không

hưởng lương (giảm hơn một nửa từ 39,6% xuống còn 14,8%). Nhóm chủ sử dụng lao động mặc dù chiếm tỷ lệ nhỏ nhưng đã tăng gấp 10 lần trong giai đoạn 2005-2007 (từ 0,2% lên 2%) góp phần quan trọng trong việc làm gia tăng việc làm cho lao động làm công ở khu vực nông thôn. Hội nhập WTO mở đưởng cho các chủ sử dụng lao động, doanh nghiệp phát triển, mở rộng thị trường trong nước và nước ngoài, là cơ hội để ngày càng có nhiều lao động vào làm việc trong doanh nghiệp.

Việc lao động làm công tăng nhanh trong giai đoạn 2005-2007 cho thấy thị trường lao động nông thôn đang có xu hướng phát triển. Lao động khu vực phi nhà nước là chủ yếu trong khi lao động khu vực nhà nước giảm do các chính sách về cổ phần hoá, sáp nhập, giải thể. Xu hướng làm công, làm thuê của lao động nông thôn ngày càng tăng trong nhiều lĩnh vực, nhưng chủ yếu vẫn là phi nông nghiệp.

Trình độ chuyên môn kỹ thuật của lực lượng lao động là nhân tố then chốt trong góp phần nâng cao năng suất và chất lượng lao động. Năm 2007, tỷ lệ lao động đã qua đào tạo chuyên môn kỹ thuật ở khu vực nông thôn chỉ là 10,7%, tỷ lệ lao động có trình độ đại học trở lên chỉ là 1,3%.

CHƯƠNG V: CAM KẾT HỘI NHẬP LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP VÀ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN

Một phần của tài liệu đề xuất nghiên cứu về đánh giá tác động của thực hiện cam kết wto đối với nông nghiệp, nông thôn (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)