CAM KẾT WTO VÀ CÁC CAM KẾT KHU VỰC LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP

Một phần của tài liệu đề xuất nghiên cứu về đánh giá tác động của thực hiện cam kết wto đối với nông nghiệp, nông thôn (Trang 41)

Xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế mà biểu hiện trực tiếp là việc tham gia các hiệp định thương mại tự do (song phương, đa phương và khu vực) đang và sẽ là xu hướng không thể đảo ngược của thế giới. Đối với Việt Nam, chúng ta đã chủ động tham gia vào tiến trình này. Từ giữa thập niên 1990, Việt Nam đã tích cực tham gia vào nền kinh tế thế giới bằng việc gia nhập các tổ chức quốc tế và khu vực như ASEAN/AFTA năm 1995, APEC năm 1998 và WTO năm 2007. Việt Nam cũng đã, đang và sẽ tham gia vào nhiều hiệp định thương mại tự do khác dưới các hình thức song phương hoặc khu vực: ASEAN- Trung Quốc, ASEAN-Hàn Quốc, ASEAN-Nhật Bản, ASEAN-Ấn Độ, ASEAN-Úc và New Zealand,v.v… Nhờ việc gia nhập các tổ chức này cùng với chính sách đổi mới kinh tế, Việt Nam đã đạt được rất nhiều thành tựu như tổng sản phẩm quốc nội và tổng sản phẩm quốc nội bình quân đầu người tăng, đầu tư nước ngoài tăng nhanh và tập trung vào nhiều lĩnh vực; và Việt Nam đã trở thành nhà xuất khẩu lớn các mặt hàng gạo, cà phê, cao su v.v...

1. Cam kết của Việt Nam trong khuôn khổ WTO

Do đặc thù của lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn, nên ngoài các quy định chung của WTO, lĩnh vực nông nghiệp phải cam kết theo nội dung của Hiệp định Nông nghiệp và Hiệp định về chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm (gọi tắt là Hiệp định SPS). Đàm phán gia nhập WTO, Việt Nam đã cam kết về nông nghiệp như sau:

a. Mở cửa thị trường:

Theo quy định của WTO, các nước khi gia nhập phải đàm phản về việc cắt giảm thuế quan và loại bỏ các hàng rào phi thuế. Sau nhiều năm đàm phán với trên 30 nước chủ chốt của WTO, Việt Nam đã cam kết trong lĩnh vực mở cửa thị trường nông sản như sau: * Thuế: Việt Nam cam kết cắt giảm 10,6% đối với thuế nhập khẩu hàng nông sản so với mức MFN hiện hành (nếu tính theo mức thuế ngoài hạn ngạch của một số mặt hàng áp dụng TRQ đường, trứng gia cầm và lá thuốc lá) và giảm khoảng xấp xỉ 20% so với mức MFN hiện hành, tức là từ trên 24,5 % xuống còn xấp xỉ 20 % (nếu tính theo mức thuế trong hạn ngạch của các mặt hàng trên). Nếu trừ đồ uống, rượu bia và thuốc lá, mức cam kết giảm thuế nông sản giảm 18% so với mức MFN hiện hành (từ 22% xuống 18%). Mức độ giảm có sự khác nhau giữa các sản phẩm hoặc nhóm sản phẩm. Nhưng tổng quát chung là các sản phẩm chế biến có hiện có mức thuế cao 40-50% thì bị yêu cầu giảm

nhiều hơn so với nông sản thô. Những nhóm hàng cụ thể phải giảm nhiều hơn là thịt, sữa, rau quả chế biến, thực phẩm chế biến, quả ôn đới. Ví dụ, trong nhóm quả, thì nhóm quả ôn đới như táo, lê, đào, nho, kiwi giảm nhiều. Các mặt hàng nông sản thô mà Việt Nam có khả năng xuất khẩu lớn như gạo, cà phê, cao su, hạt tiêu, hạt điều vv…không giảm hoặc giảm rất ít. Thời gian cắt giảm từ 3-5 năm.

* Phi thuế: Loại bỏ hoàn toàn các hàng rào phi thuế, nhất là các hạn chế định lượng nhập khẩu, trừ viêc áp dụng hạn ngạch thuế quan đối với 4 mặt hàng là đường, muối, trứng gia cầm và lá thuốc lá.

Bảng 7 – Hạn ngạch thuế quan trong cam kết với WTO

Mục Hạn ngạch ban đầu Mức thuế (%) Ghi chú Trong hạn ngạch Ngoài hạn ngạch 1. Trứng gia cầm (trừ trứng giống) 30.000 tá 40 80 Mức tăng trưởng hạn ngạch là 5%/năm.

2. Đường 55.000 tấn Mức tăng trưởng hạn

ngạch là 5%/năm.

+ Đường thô 25 85 Giảm từ 30% xuống 25%

năm 2009.

+ Đường tinh luyện 60

(đường từ củ cải là 50%)

85 Mức tăng trưởng hạn ngạch là 5%/năm. 3. Lá thuốc lá 31.000 tấn 30 80 -90 Mức tăng trưởng hạn

ngạch là 5%/năm.

4. Muối 150.000 tấn Mức tăng trưởng hạn

ngạch là 5%/năm.

+ Muối ăn 30 60

+ Muối công nghiệp 15 50

* Quyền kinh doanh xuất nhập khẩu (cam kết trong phần dịch vụ): Các doanh nghiệp nước ngoài được phép kinh doanh xuất nhập khẩu hàng nông sản ngay khi Việt Nam gia nhập WTO, trừ gạo đến năm 2011.

b. Hỗ trợ trong nước

Theo quy định của WTO, các chính sách nằm trong nhóm hộp xanh (Green box) là những chính sách không hoặc rất ít có tác dụng bóp méo thương mại thì tất cả các nước

đều được phép áp dung; sự ưu đãi đặc biệt và khác biệt (S&D) dành cho các nước đang phát triển và chậm phát triển là được phép hỗ trợ cho nông nghiệp nằm trong nhóm chính sách gọi là “chương trình phát triển”. Các nước phải cam kết cắt giảm những chính sách nằm trong nhỏm hộp đỏ (Amber Box) nếu vượt quá mức cho phép, gọi là mức tối thiểu (de minimis). Mức tối thiểu là 5% giá trị sản lượng nông nghiệp dành cho các nước phát triển và là 10% dành cho các nước đang phát triển.

Căn cứ vào hiện trạng chính sách trong nước và Việt Nam đàm phán với tư cách là nước đang phát triển, Việt Nam đã cam kết sẽ thực hiện các chính sách hỗ trợ trong nước cho ngành nông nghiệp theo đúng tinh thần của quy định nêu trên. Nghĩa là Việt Nam sẽ tự do áp dụng các chính sách nằm trong nhóm Hộp xanh và chương trình phát triển. Nhóm chính sách hộp đỏ sẽ áp dụng ở mức tối thiểu là 10% giá trị sản lượng nông nghiệp.

c. Trợ cấp xuất khẩu

Theo quy định của Hiệp định Nông nghiệp, mọi hình thức trợ cấp xuất khẩu nông sản đều bị nghiêm cấm áp dụng. Những nước thành viên WTO đang áp dụng các chính sách trợ cấp xuất khẩu phải kê khai và cam kết cắt giảm. Sự ưu đãi đặc biệt và khác biệt dành cho các nước đang phát triển là được phép áp dụng 2 hình thức trợ cấp xuất khẩu đó là trợ cước phí vận tải và chi phí tiếp thị đối với hàng xuât khẩu.

Do đây là chính sách có tính bóp méo thương mại nhiều nhất, nên các nước thành viên WTO thường đòi hỏi các nước đang đàm phán gia nhập WTO phải cam kết không trợ cấp xuất khẩu ngay khi gia nhập đổi lại để được hưởng quy chế MFN của họ. Do đó, Việt Nam cũng phải cam kết cam kết bỏ trợ cấp xuất khẩu ngay khi gia nhập và bảo lưu quyền được hưởng S&D trong lĩnh vực này.

d. Cam kết theo Hiệp định SPS

Nội dung chính của Hiệp định này là các nước chỉ được phép áp dụng các biện pháp tiêu chuẩn chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm theo đúng nghĩa là để bảo vệ sức khỏe con người, động thực vật và môi trường. Nghiêm cấm áp dụng các biện pháp này một cách trá hình như một rào cản thương mại để bảo hộ cho sản xuất trong nước. Khuyến khích áp dụng các tiêu chuẩn chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) do các tổ chức chuyên môn quốc tế hoặc khu vực ban hành và thừa nhận lẫn nhau. Trong trường hợp áp dụng các biện pháp cao hơn chuẩn mực quốc tế hoặc khu vực phải dựa trên các bằng chứng khoa học. Mỗi nước phải thành lập điểm hỏi đáp quốc gia nhằm thực hiện nghĩa vụ minh bạch hóa chính sách trong khuôn khổ Hiệp định này. Điều khoản ưu đãi đặc biệt và khác biệt dành cho các nước đang phát triển là được phép lùi lại 2 năm thực hiện Hiệp định.

Do đây là Hiệp định rất quan trọng, có tác động nhiều tới thương mại nên các nước thành viên WTO thường đòi hỏi các nước đang đàm phán gia nhập WTO phải cam kết thực hiện Hiệp định này ngay khi gia nhập WTO như một điều kiện tiên quyết bất kể nước đó là nước phát triển hay đang phát triển. Không ngoại lệ, Việt Nam đã cam kết thực hiện Hiệp định này ngay khi gia nhập WTO.

2. Cam kết của Việt Nam trong khuôn khổ Hiệp định ASEAN FTA

Việt Nam gia nhập ASEAN năm 1995 và ký kết tham gia Hiệp định khu vực mậu dịch tự do ASEAN(AFTA) một năm sau đó (1996) và cam kết hoàn thành thực hiện Hiệp định này vào năm 2006.

Cam kết cụ thể của Việt Nam đối với AFTA: Giảm thuế xuống 0-5% vào năm 2006 và

0% vào năm 2015 đối với danh mục cắt giảm theo CEPT (với một số linh hoạt đến năm 2018). Riêng đối với một số ngành thực hiện sáng kiến đẩy nhanh AFTA cho 11 nhóm hàng trong đó gỗ, ô tô, dệt may, nông sản, thuỷ sản, điện tử, thông tin, y tế) thì đa số sẽ giảm xuống 0% vào năm 2012. Danh mục nhạy cảm của Việt Nam sẽ giảm xuống 0-5% vào năm 2013, riêng đường là 2010 và áp dụng hạn ngạch thuế quan theo quy định của WTO.

3. Cam kết của Việt Nam trong khuôn khổ Hiệp định ASEAN Trung Quốc

Ngày 4/ 11/ 2002, tại Campuchia, Hiệp định Khung về hợp tác toàn diện ASEAN - Trung quốc (AC-FTA) đã được ký kết, bao gồm các nội dung chính về Thương mại hàng hoá, Thương mại dịch vụ và Đầu tư. Trong đó, bắt đầu sớm nhất là phần thương mại hàng hoá với chương trình thu hoạch sớm (Early harvest Program-EHP) đối với các hàng hóa nông sản và thủy sản nằm trong các chương từ 1-8 của biểu thuế. Hiệp định tự do hóa thương mại AC-FTA được ký kết vào tháng 11/2004. Các cam kết cắt giảm thuế quan trong AC- FTA thực hiện theo 2 kênh là Chương trình thu hoạch sớm và Chương trình cắt giảm thông thường.

Chương trình EHP thực hiện từ 1/1/2004 đối với nông sản quy định trong các chương từ 1-8 của biểu thuế quan, gồm gia súc, gia cầm sống, cá, thịt, sữa, rau quả tươi, sơ chế, hạt, mật ong ....

Bảng 8 - Cam kết và lộ trình cắt giảm của Việt Nam trong khuôn khổ EHP:

Nhóm TS 1/1/ 2004 1/1/ 2005 1/1/ 2006 1/1/ 2007 1/1/ 2008 1/1/ 2009 1/1/ 2010

- Nhóm 2 (15% - 30%) 10% 10% 5% 5% 0% 0% 0%

- Nhóm 3 (<15%) 5% 5% 0-5% 0-5% 0% 0% 0%

Ghi chú:

- Nhóm >30%: trứng gia cầm (40%), quả tươi các loại (40%).

- Nhóm từ 15 -30%: thịt các loại (20%), cá (30%), sữa thành phẩm (20-30%), mật ong, rau tươi các loại (30%).

- Nhóm < 15%: động vật sống (0-5%); các loại giống cây, con (0%); sữa nguyên liệu (10-15%).

Bảng 9 - Cam kết và lộ trình cắt giảm của Việt Nam trong chương trình cắt giảm thông thường Thuế suất MFN Mức thuế suất trần (%) 2005 2006 2007 2008 2009 2011 2013 2015 X ≥ 60% 60 50 40 30 25 15 10 0 45%<X<60% 40 35 35 30 25 15 10 0 35%<X<45% 35 30 30 25 20 15 5 0 30%<X<35% 30 25 25 20 17 10 5 0 25%<X<30% 25 20 20 15 15 10 5 0 20%<X<25% 20 20 15 15 15 10 0-5 0 15%<X<20% 15 15 10 10 10 5 0-5 0 10%<X<15% 10 10 10 10 8 5 0-5 0 7%<X<10% 7 7 7 7 5 5 0-5 0 5%<X<7% 5 5 5 5 5 5 0-5 0 X<5% Giữ nguyên 0 Ghi chú:

- Năm 2005: Thời điểm bắt đầu cắt giảm là 1/7/ 2005. - X%: Thuế suất MFN tại thời điểm 1/7/2003.

Điều kiện giảm thuế bổ sung của Việt Nam: Năm 2009, ít nhất 50% số dòng thuế có

thuế suất 0-5%.

Danh mục nhạy cảm (SL) của Việt Nam: Đường ăn, quả có múi (trừ cam, quýt), gia

cầm. Thời hạn hoàn thành cắt giảm xuống 0-5% vào năm 2020.

Một phần của tài liệu đề xuất nghiên cứu về đánh giá tác động của thực hiện cam kết wto đối với nông nghiệp, nông thôn (Trang 41)