II. ĐỀ XUẤT NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG
1. Mô hình cân bằng tổng thể CGE
Nếu áp dụng phương pháp này, chúng ta có thể sử dụng mô hình MONASH-VN. Đây là một mô hình CGE do Trung tâm Nghiên cứu Chính sách của Monash đã xây dựng và chuyển giao cho Nhóm Tư vấn Chính sách, Bộ Tài chính Việt Nam. Mô hình này có khả năng đánh giá tác động chính sách rất tốt và nghiên cứu những ảnh hưởng của các thay đổi chính sách tới các ngành hàng trong nông nghiệp.
Giới thiệu mô hình MONASH-VN:
Với mục tiêu của dự án là: (a) phân tích và đánh giá tác động của việc thực hiện các cam kết trong WTO và các cam kết vùng đối với các khía cạnh kinh tế và xã hội, khu vực nông thôn, doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nông nghiệp; và (b) đề xuất các chính sách phù hợp để khai thác các cơ hội và giảm thiểu các tác động bất lợi của việc thực hiện các cam kết đối với nông nghiệp, nông thôn và nông dân.
Các chính sách liên quan đến hội nhập quốc tế có thể có các tác động trực tiếp lên các ngành sản xuất chịu tác động trực tiếp của chính sách, và các tác động gián tiếp lên các ngành khác trong nền kinh tế. Các chính sách này cũng có thể có tác động lên thị trường yếu tố sản xuất và phân phối thu nhập giữa các hộ gia đình.
Mô hình CGE là một hệ phương trình mô tả các mối quan hệ qua lại giữa các tác nhân kinh tế trong một quốc gia, như các ngành sản xuất, các hộ gia đình, chính phủ, và thế giới bên ngòai. Sự khác biệt quan trọng nhất giữa các mô hình cân bằng riêng phần và mô hình CGE là các mô hình phân tích riêng phần thông thường chỉ tập trung vào một ngành sản xuất, bỏ qua sự tương tác giữa các thị trường. Trong khi đó, mô hình CGE có tính đến các mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau giữa các tác nhân kinh tế thông qua các quan hệ đầu vào-đầu ra, các luồng thu nhập – chi tiêu, và sự cạnh tranh để có được các nguồn lực có giới hạn. Như vậy, các mô hình CGE là công cụ hữu hiệu để phân tích các vấn đề về chính sách thương mại và hội nhập.
Cơ cấu lý thuyết căn bản của mô hình MONASH-VN
MONASH-VN là một mô hình cân bằng tổng thể chi tiết cho nền kinh tế Việt Nam. Mô hình bao gồm các mối quan hệ kinh tế giữa 158 ngành sản xuất, 116 mặt hàng, 8 vùng địa
lý6, và 10 hộ gia đình. Các ngành nông nghiệp7được thể hiện chi tiết trong mô hình. Cụ thể, có 18 mặt hàng nông nghiệp, và 60 ngành sản xuất nông nghiệp (xem Bảng 1 dưới đây). Bảng 1 cho thấy là các ngành trồng trọt chính (lúa gạo, mía, cà phê, ngô, sắn, và rau) được phân biệt theo 8 vùng của Việt Nam. Điều này cho phép phân tích tác động của các chính sách lên các ngành này ở từng vùng.
Bảng 13 - Các mặt hàng và ngành sản xuất nông nghiệp trong MONASH-VN
Các mặt hàng nông nghiệp Các ngành sản xuất nông nghiệp
1 Lúa gạo Lúa gạo x 8 vùng
2 Cà phê chưa chế biến Cà phê x 8 regions
3 Mía Mía x 8 regions
4 Ngô Ngô x 8 regions
5 Sắn Sắn x 8 regions
6 Rau các loại Rau x 8 regions
7 Cao su chưa chế biến Cao su chưa chế biến 8 Trà chưa chế biến Trà chưa chế biến
9 Các sản phẩm trồng trọt khác Các sản phẩm trồng trọt khác
10 Lợn Lợn
11 Bò Bò
12 Gà Gà
13 Các vật nuôi khác Các vật nuôi khác
14 Thủy lợi Thủy lợi
15 Các dịch vụ nông nghiệp khác Các dịch vụ nông nghiệp khác
16 Lâm nghiệp Lâm nghiệp
6 Xin xem danh sách các mặt hàng, các ngành sản xuất và các vùng ở phần Phụ lục. Các mặt hàng và ngành sản xuất này có thể được phân nhỏ hơn nữa nếu cần, và nếu số liệu hiện có cho phép.
7 Bao gồm cả nông, lâm và ngư nghiệp
17 Đánh bắt thủy sản Đánh bắt thủy sản 18 Nuôi trồng thủy sản Nuôi trồng thủy sản
Mười hộ gia đình là các hộ gia đình được phân biệt theo thành thị/nông thôn, và theo 5 mức chi tiêu. Mô hình được cân chỉnh với bảng Cân đối liên ngành cho năm 2005 và các cuộc Điều tra mức sống hộ gia đình cho các năm 2004 đến 2008.
Các phương trình của mô hình mô tả các hành vi sau: cầu của nhà sản xuất đối với các nguyên vật liệu đầu vào và với các yếu tố sản xuất; cung hàng hóa từ các nhà sản xuất ; cầu đối với nguyên vật liệu tạo vốn cố định; cầu của các hộ gia đình; cầu đối với hàng xuất khẩu; cầu của chính phủ; mối quan hệ giữa giá cơ bản, chi phí sản xuất, chi phí lưu thông, thuế gián thu và giá người mua; các điều kiện cân bằng cho các thị trường hàng hóa và thị trường yếu tố sản xuất; và rất nhiều biến vĩ mô và chỉ số giá. Mô hình là mô hình động, với các phương trình thể hiện các quá trình điều chỉnh động và các mối quan hệ giữa tổng lượng (stock) và dòng (flow).
Với sự thể hiện chi tiết cho các mối liên kết giữa các ngành và các giới hạn về nguồn lực, mô hình này có khả năng mô phỏng các tác động của các thay đổi trong chính sách lên cả phía cung và phía cầu của nền kinh tế, cũng như các tác động về phúc lợi và phân phối thu nhập, khoảng cách giàu nghèo đối với các vùng khác nhau và các nhóm dân cư khác nhau. Mô hình cũng có thể thể hiện con đường phát triển của nền kinh tế theo thời gian, khi có và không có chính sách mà chúng ta đang xem xét.
Các ứng dụng hiện có cho Việt Nam
MONASH-VN là phiên bản nâng cao của mô hình VIPAG mà Trung tâm Nghiên cứu Chính sách của Monash đã xây dựng và chuyển giao cho Nhóm Tư vấn Chính sách, Bộ Tài chính Việt Nam. Các mô hình VIPAG và MONASH-VN đã được sử dụng để phân tích chính sách tại Việt Nam. Từ đó đã có một số bài nghiên cứu được đăng trên các tạp chí khoa học, và các nghiên cứu theo đơn đặt hàng như sau:
Các nghiên cứu đã được đăng
• Giesecke, J.A. và Trần Hoàng Nhị, 2010 “Mô hình thuế giá trị gia tăng khi có sản xuất đa ngành và miễn thuế khác biệt theo đối tượng”, Tạp chí Journal of Asian Economics, Vol. 21, No. 2, pp. 156-173.
• Giesecke, J.A. và Trần Hoàng Nhị, 2009. “Các nguồn gốc cho sự tăng trưởng và thay đổi cơ cầu trong nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn 1996-2003: Phân tích CGE”, Tạp chí Asian Economic Journal, June 2009, Vol. 23, No. 2, pp. 195 – 224.
• Giesecke, J.A. và Trần Hoàng Nhị, 2009. “Phân tích tác động kinh tế của gói kích cầu của Việt Nam”, Tạp chí Vietnam's Socio-economic Development Review. No. 58, June 2009, pp. 35-51.
• Giesecke, J.A. và Trần Hoàng Nhị, 2008. “Lượng vốn của Việt Nam tăng trưởng nhanh đến mức nào trong thập niên vừa qua?”, Tạp chí Vietnam Economic Management Review, Vol. 2, No. 2, 2008, pp. 31-44.
• Giesecke, J.A. và Trần Hoàng Nhị, 2010, Phương pháp tổng quát để tính tỉ lệ tuân thủ thuế Thu nhập gia tăng, General Working Paper No. G-206, Centre of Policy Studies, Monash University, August 2010.
Nghiên cứu theo đơn đặt hàng
• Dự án của Ngân hàng Thế giới “Phân tích kinh tế của việc thích ứng với thay đổi khí hậu:
Trường hợp Việt Nam”. Tháng Tư 2009 – Tháng Ba 2010. Đã hoàn tất.
• Dự án do Cơ quan Hợp Tác Quốc tế AusAID tài trợ theo Chương trình Liên kết Khu vực Công, “Tăng cường năng lực xây dựng và quản lý chính sách giáo dục và đào tạo hướng nghiệp, năng lực phân tích các thay đổi liên quan đến phân bố thu nhập trong điều kiện
phát sinh những thách thức mới trong phát triên kinh tế”. Dự án bắt đầu vào Tháng 11
năm 2009, và dự tính sẽ kết thúc vào Tháng 1 năm 2011. Trong dự án này, Trung tâm Phân tích Chính sách của Monash hợp tác với Viện Khoa học Lao động và Xã hội, thuộc Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, để xây dựng một phiên bản của MONASH-VN, trong đó thể hiện chi tiết thị trường lao động và các cơ chế phân phối thu nhập. Khi xây dựng xong, mô hình sẽ có khả năng dự báo thị trường lao động và phân tích tác động về kinh tế và xã hội của các chính sách và các sự kiện.
Các ứng dụng có thể có của MONASH-VN
MONASH-VN có thể được dùng để đánh giá tác động của nhiều kịch bản chính sách khác nhau lên các khía cạnh kinh tế và xã hội của nền kinh tế (như các biến kinh tế vĩ mô, sản xuất của các ngành, phân phối thu nhập). Cụ thể, các ứng dụng liên quan đến Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn trong Giai đoạn 2 của Dự án Hậu WTO có thể bao gồm:
a) Đánh giá tác động của việc thực hiệnc các cam kết trong WTO, như:
• Cắt giảm thuế suất thuế nhập khẩu của Việt Nam
• Cắt giảm thuế suất thuế nhập khẩu của các đối tác thương mại của Việt Nam
• Bãi bỏ hoặc giảm các rào cản thương mại của Việt Nam, như hạn ngạch xuất khẩu gạo, trợ cấp xuất khẩu, v.v.
• Bãi bỏ hoặc giảm các rào cản thương mại của các đối tác thương mại của Việt Nam, ví dụ như thuế chống phá giá.
b) Đánh giá tác động của các chính sách nhằm tăng cường các định chế của kinh tế thị trường::
• Bãi bỏ các chính sách kiểm soát giá
• Cải cách doanh nghiệp quốc doanh
• Cải cách chính sách quản lý đất đai
• Chính sách tăng cường cạnh tranh
c) Đánh giá các kịch bản thay thế, nhằm đề ra các khuyến nghị phù hợp để khai thác các cơ hội và giảm thiểu các tác động bất lợi của việc thực hiện các cam kết đối với nông nghiệp, nông thôn và nông dân:
• Phân tích tác động của từng kịch bản chính sách, từ đó so sánh và xác định kịch bản tối ưu, nhằm đưa ra các khuyến nghị phù hợp.
Các số liệu cần có
Để phân tích chính sách, chúng ta cần biết dạng chính sách và độ lớn của các cú sốc chính sách. Ví dụ, trong các đầu vào cần thiết để thực hiện các phân tích được liệt kê ở Phần 3, chúng ta cần có các thông tin như sau:
a) Để đánh giá tac động của việc thực hiện các cam kết trong WTO:
• Danh mục và lộ trình cắt giảm thuế nhập khẩu của Việt Nam, theo các ngành của bảng Cân đối liên ngành,
• Danh mục và lộ trình cắt giảm thuế nhập khẩu của các đối tác thương mại của Việt Nam, theo các ngành của bảng Cân đối liên ngành,
• Các cam kết cụ thể của Việt Nam trong việc giảm rào cản thương mại, ví dụ như hạn ngạch xuất khẩu gạo, trợ cấp xuất khẩu,
• Các cam kết cụ thể của các đối tác thương mại của Việt Nam trong việc giảm rào cản thương mại, ví dụ như thuế chống phá giá.
b) Để đánh giá tác động của các chính sách nhằm tăng cường các định chế của kinh tế thị trường, và đưa Việt Nam ra khỏi vị thế Kinh tế Phi thị trường:
• Danh mục các mặt hàng hiện đang bị kiểm soát về giá, và sự khác biệt giữa giá thị trường và giá kiểm soát,
• Mức độ trợ cấp cho các doanh nghiệp quốc doanh,
• Ước tính của sự gia tăng hiệu quả nhờ cải cách các doanh nghiệp quốc doanh,
• Các kế hoạch cụ thể trong việc thay đổi chính sách quản lý đất đai,
• Các kế hoạch cụ thể trong việc thay đổi chính sách khuyến khích cạnh tranh. c) Để đánh giá các kịch bản thay thế, nhằm đề ra các khuyến nghị phù hợp để khai
thác các cơ hội và giảm thiểu các tác động bất lợi của việc thực hiện các cam kết đối với nông nghiệp, nông thôn và nông dân:
• Chi tiết cụ thể của các kịch bản thay thế cần được xem xét. Thời gian và chi phí cho các phân tích
Thời gian và chi phí cho các phân tích phụ thuộc vào số lượng của các chính sách cần được phân tích và mức độ phức tạp của chúng. Dự kiến 200,000 USD