Thức ăn chăn nuôi

Một phần của tài liệu đề xuất nghiên cứu về đánh giá tác động của thực hiện cam kết wto đối với nông nghiệp, nông thôn (Trang 26)

I. THỰC TRẠNG SẢN XUẤT CỦA MỘT SỐ NÔNG SẢN CHÍNH

10. Thức ăn chăn nuôi

10.1 Tình hình sản xuất nguyên liệu và chế biến thức ăn chăn nuôi

Sản xuất nguyên liệu

Trong vòng 3 năm trở lại đây, diện tích ngô có xu hướng tăng nhẹ khoảng 2-3% mỗi năm, do đó sản lượng ngô tăng tương ứng, đạt từ 4,4-4,5 nghìn tấn mỗi năm. Diện tích sắn trong những năm gần đây tăng khá mạnh, tốc độ tăng trung bình khoảng 10% mỗi năm trong giai đoạn 2005-2009, hiện nay vào khoảng 560.000 ha. Tương ứng với tốc độ tăng diện tích, sản lượng sắn hàng năm tăng khoảng 13%, năm 2009 đạt khoảng 9,4 triệu tấn. Tuy nhiên, diện tích và sản lượng sắn tăng mạnh trong giai đoạn 2005-2009 chủ yếu là do sắn nguyên liệu (sắn khô, sắn củ) và tinh bột sắn xuất khẩu được giá chứ không phải nhằm đáp ứng nhu cầu nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi trong nước. Sản lượng đậu tương trong nước hiện không đáng kể, chỉ vào khoảng 270.000 tấn mỗi năm, không đủ để làm nguyên liệu thức ăn chăn nuôi.

Về cơ bản, sản lượng các cây lương thực nguyên liệu sản xuất TACN trong nước là không đáng kể, không đủ để làm nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi công nghiệp, do đó hàng năm Việt Nam phải nhập khẩu khối lượng lớn nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi như ngô, khô đậu tương, bột thịt, cá, sắn, và các phụ gia khác.

Chế biến thức ăn chăn nuôi

Ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi Việt Nam đã phát triển nhanh chóng từ những năm 1990 cùng với sự phát triển của ngành chăn nuôi. Tốc độ tăng trưởng trung bình của ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi có xu hướng tăng từ năm 2000, đạt trung bình khoảng 16.6% từ năm 2000 đến năm 2008.

Bảng 4: Ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi ở Việt Nam giai đoạn 2000 - 2008

Năm Thức ăn thành phẩm (nghìn tấn) Thức ăn chuyên dụng (nghìn tấn) Tổng số (nghìn tấn) Tổng số (Tương đương thức ăn thành phẩm) (nghìn tấn) Tỷ lệ tăng trưởng (%) 2000 1,700 330 2,030 2,690 2001 1,950 350 2,300 3,000 11.5 2002 2,400 340 2,740 3,420 14.0 2003 2,650 400 3,050 3,850 12.6 2004 2,700 400 3,100 3,900 1.32 2005 3,238 702 3,940 5,344 37.0 2006 4,361 747 5,118 6,600 23.5 2007 5,300 825 6,125 7,776 17.8 2008 6,882 684 7,567 8,935 14.9 Trung bình (%) 16.6

Nguồn: Chiến lược phát triển ngành chăn nuôi đến năm 2020 (Cục chăn nuôi 2007).

Theo Cục chăn nuôi, đã có 241 cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi đăng kí ở Việt Nam năm 20063

trong đó 33 công ty nước ngoài, 10 công ty liên doanh và 198 doanh nghiệp trong nước. Tổng sản phẩm thức ăn chăn nuôi (bao gồm cả thức ăn thành phẩm và thức ăn trộn sẵn) năm 2006 là 6612,4 nghìn tấn, chiếm khoảng 75% công suất thiết kế 8803,9 nghìn tấn.

10.2 Thương mại

Trong 3 năm trở lại đây, mỗi năm Việt Nam phải nhập khẩu trên dưới 2 tỷ USD nguyên liệu thức ăn chăn nuôi và TACN thành phẩm, trong đó phần lớn là các mặt hàng khô đậu tương, bột cá và khô dầu các loại. Trong đó, tỷ trọng nhập khẩu khô đậu tương chiếm tới trên 50% tổng kim ngạch nhập khẩu TACN và nguyên liệu TACN; kim ngạch nhập khẩu TACN thành phẩm hàng năm chỉ 2Tốc độ tăng trưởng của thức ăn cho gia cầm giảm khoảng 25-30% do dịch cúm gia cầm (Cục Chăn nuôi, 2006) 3 Tổng số cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi ở Việt Nam năm 2008 là 225, bao gồm 42 công ty nước ngoài, 12 liên doanh và 171 doanh nghiệp trong nước. Khu vực đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ là hai vùng sản xuất thức ăn chăn nuôi lớn nhất, chiếm 45.8% and 28.9% tổng các cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi trong cả nước.

chiếm khoảng 13-18% và kim ngạch nhập khẩu bột thịt, bột cá các loại vào khoảng 10-13%. Nhâp khẩu các loại cám, bã ép, khô dầu lạc và các loại khô dầu khác chỉ chiếm từ 1-5% tổng kim ngạch nhập khẩu hàng năm. Thức ăn thành phẩm nhập khẩu chiếm 1 tỷ trọng rất nhỏ (7%) trong tổng kim ngạch nhập khẩu thức ăn chăn nuôi, mặt hàng nhập chủ yếu là chất tổng hợp, chất bổ trợ và phụ gia cho sản xuất thức chăn nuôi.

10.3 Chính sách

Thời gian qua đã có những chính sách mở cửa thị trường nguyên liệu thức ăn chăn nuôi tương đối phù hợp với tình hình thực tế và trách nhiệm thực hiện cam kết WTO của Việt Nam. Tháng 4 năm 2009, nhằm giúp ngành chăn nuôi tháo gỡ khó khăn, nhà nước đã ban hàng thông tư số 77/2009/TT-BTC điều chỉnh giảm thuế nhập khẩu đối với các mặt hàng thức ăn chăn nuôi thành phẩm (từ 5% xuống còn 0% trừ thức ăn cho gia cầm và cho lợn chỉ giảm xuống 4%), nhờ vậy đã góp phần làm hạ nhiệt giá thức ăn chăn nuôi, giảm giá thành chi phí nguyên liệu đầu vào cho sản xuất TACN năm 2009. Tuy nhiên, tháng 11/2009, Bộ Tài chính ban hành thông tư số 216/2009/TT-BTC nâng mức thuế xuất nhập khẩu mới trong đó thuế nhập khẩu đối với một số loại TACN chính đều tăng lên so với năm 2009 (ngô, bột cá… tăng 5%, dầu cá tăng từ 5% lên 7%, bột mì tăng từ 10% lên 15%). Đây là biện pháp nhằm hạn chế nhập siêu và khuyến khích sử dụng các nguồn thức ăn sẵn có trong nước.

Một phần của tài liệu đề xuất nghiên cứu về đánh giá tác động của thực hiện cam kết wto đối với nông nghiệp, nông thôn (Trang 26)