43.
2.1. Khái quát về tự chủ, tự chịu trách nhiệm
* Hoàn cảnh ra đời:
Trong những năm qua, cùng với đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, Đảng và Nhà nƣớc ta cũng đã ban hành nhiều chính sách đổi mới cơ chế quản lý KH&CN, đƣa KH&CN vào vị trí quốc sách hàng đầu, trở thành động lực thúc đẩy công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nƣớc.
Nhờ đổi mới các biện pháp quản lý, hoạt động KH&CN đƣợc mở rộng, đã có nhiều chuyển biến tích cực và bƣớc đầu nâng cao hiệu quả hoạt động KH&CN, nhiều thành tựu KH&CN mới đƣợc ứng dụng trong các ngành thông tin - truyền thông, nông nghiệp, y tế, xây dựng, công nghiệp...đã tạo ra nhiều sản phẩm và dịch vụ mới có chất lƣợng cao, có sức cạnh tranh, phục vụ xuất khẩu và thay thế một phần nhập khẩu.
Với tầm quan trọng, hệ thống các tổ chức KH&CN cũng không ngừng đƣợc củng cố và phát triển cả về bề rộng lẫn bề sâu. Điều này, phần nào đƣợc minh chứng qua số lƣợng các tổ chức KH&CN trong từng thời kỳ: Vào những năm 60-70 của thế kỷ trƣớc, số lƣợng các tổ chức này chỉ dừng lại ở con số hàng chục, đến năm 1980 đã hơn 100, năm 1999 là hơn 250, năm 2000 là hơn 1000 và theo số liệu thống kê của Văn phòng Đăng ký hoạt động KH&CN (Bộ khoa ho ̣c và công nghê ̣ ), số lƣợng và tỷ lệ các tổ chức đã đăng ký hoạt động tính đến 31/12/2005 là 1320 đơn vị, trong đó khu vực Nhà nƣớc có 694 tổ chức (chiếm tỷ lệ 52,6%), khu vực tập thể có 556 tổ chức (chiếm tỷ lệ 42,1%), khu vực tƣ nhân có 70 tổ chức (chiếm tỷ lệ 5,3%).
Một thành tựu quan trọng nữa phải kể đến là đội ngũ cán bộ KH&CN đƣợc hình thành, có một số cán bộ KH&CN đầu đàn, đƣợc đào tạo bài bản, giàu tâm huyết và có nhiều đóng góp cho sự phát triển kinh tế - xã hội, KH&CN và đào tạo đội ngũ cán bộ kế tiếp.
Tuy vậy, bên cạnh những thành tựu ta cũng nhận thấy rằng hoạt động KH&CN của chúng ta còn nhiều bất cập và hạn chế cần khắc phục nhƣ:
- Công tác nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ chƣa đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội cả về quy mô và trình độ, số đề tài, dự án có địa chỉ áp dụng rõ ràng và ngƣời đƣợc hƣởng lợi từ kết quả nghiên cứu chƣa nhiều, chƣa có nhiều kết quả có giá trị cao về mặt học thuật, có hiệu quả lớn về mặt kinh tế...
- Sự gắn kết giữa KH&CN với sản xuất và đào tạo chƣa đƣợc cải thiện đáng kể.
- Năng lực công nghệ và năng lực cạnh tranh của nhiều ngành sản xuất chƣa đƣợc nâng cao.
- Lực lƣợng KH&CN còn chậm đổi mới trong tiến trình hội nhập quốc tế.
- Chƣa có các cơ chế, chính sách đồng bộ thúc đẩy đội ngũ cán bộ KH&CN phát huy tối đa năng lực sáng tạo.
- Một số nhà khoa học, một số tổ chức KH&CN chƣa thực sự cống hiến hết sức mình, chƣa gắn vào mục tiêu phát triển của đất nƣớc trong từng giai đoạn mà định ra các vấn đề phải góp sức giải quyết.
- Khó đánh giá hiệu quả hoạt động của các tổ chức KH&CN công lập, để trên cơ sở đó có đƣợc các giải pháp tiếp tục đầu tƣ, tăng cƣờng tiềm lực, đồng thời huy động đƣợc các nguồn vốn đầu tƣ của xã hội, đặc biệt là của doanh nghiệp cho phát triển KH&CN.
Trƣớc các khó khăn, thách thức trên đây cần có những giải pháp để từng bƣớc tháo gỡ, Bộ KH&CN đã phối hợp với Bộ Nội vụ xây dựng và trình Chính phủ ban hành Nghị định số 115/2005/NĐ-CP ngày 5 tháng 9 năm 2005 quy định cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của tổ chức KH&CN công lập; Bộ Tài chính đã phối hợp Bộ Nội vụ xây dựng và trình Chính phủ ban hành Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập.[6]
Trong nội dung Nghị định 115/2005/NĐ-CP và Nghị định số 43/2006/NĐ-CP, tác giả nghiên cứu và khái quát các vấn đề liên quan đến trả lƣơng và quản lý nhân lực khoa học, cụ thể nhƣ sau: