Công tác quản lý và trả lương nhân lực khoa học trong các tổ chức

Một phần của tài liệu Xây dựng chính sách lương theo thỏa thuận nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhân lực khoa học trong điều kiện tự chủ tự chịu trách nhiệm (Trang 29)

9. Kết cấu luận văn:

1.2.4. Công tác quản lý và trả lương nhân lực khoa học trong các tổ chức

chức R&D của một số nước tiên tiến trong khu vực.

Lý thuyết và thực tiễn phát triển ở tất cả các nƣớc trên thế giới cho thấy, nguồn nhân lực đóng vai trò hết sức quan trọng đối với quá trình tăng trƣởng và phát triển kinh tế. Trong giai đoạn đầu của quá trình phát triển, mô hình tăng trƣởng kinh tế chủ yếu dựa vào tích lũy vốn vật chất. Tuy nhiên, quá trình tăng trƣởng và phát triển kinh tế trong giai đoạn sau sẽ chủ yếu dựa trên cải tiến công nghệ và phát triển vốn con ngƣời hay vốn nhân lực, đặc biệt là nhân lực cho phát triển KH&CN.

Để quyền của thủ trƣởng đơn vị không mâu thuẫn với vai trò của nhà khoa học nói chung, nhiều nƣớc chú ý hoà nhập tối đa giữa ngƣời lãnh đạo và cán bộ nghiên cứu. Đã có các biện pháp khác nhau nhƣ cán bộ nghiên cứu tham gia bầu lãnh đạo, chọn những nhà khoa học có uy tín làm lãnh đạo,...

Khía cạnh khác của quản lý dựa trên vai trò cá nhân có liên quan tới các nhà khoa học đầu ngành. Nói chung, tại các tổ chức R&D, vai trò và quyền lực của các nhà khoa học đầu ngành rất lớn. Họ hoạt động độc lập theo những hƣớng chuyên môn và mặc nhiên trở thành ngƣời đứng đầu cả về mặt hành chính của chuyên ngành khoa học trong tổ chức R&D (trong tay có một số kinh phí nhất định để hoạt động, có quyền lấy ngƣời cộng tác với mình...). Thêm nữa, số lƣợng vị trí chính thức của các nhà khoa học đầu ngành trong một đơn vị còn đƣợc khống chế giới danh nghĩa ghế giáo sƣ...

đặc biệt là lớp nghiên cứu trẻ, phát huy năng lực cá nhân của mình. Ngay cả những nƣớc vốn từng nặng về thứ bậc thâm niên, tuổi tác, thì nay cũng coi trong việc mở rộng cơ hội cho nhà khoa học trẻ thăng t iến. Mạnh dạn cất nhắc những cán bộ trẻ, năng động, sáng tạo và có tinh thần dám nghĩ, dám làm, thay vì chỉ chú ý những ngƣời có kinh nghiệm và có quá trình nghiên cứu lâu năm, đƣợc xem là nét mới trong quản lý nhân lực gần đây của Nhật Bản. Tƣơng tự, ở Trung Quốc, một nội dung quan trọng trong cải cách chế độ nhân sự của cơ quan nghiên cứu khoa học là: xây dựng chế độ sử dụng ngƣời trên cơ sở lấy cạnh trạnh làm hạt nhân; giúp đỡ nhân tài KH&CN trẻ ƣu tú, thông qua cạnh tranh chiếm lĩnh vị trí công tác then chốt, đồng thời phát huy tác dụng nòng cốt của họ; tổ chức tuyển chọn nhân tài một cách khoa học, giúp đỡ có trọng điểm, làm cho cán bộ KH&CN trẻ trở thành nhân tài một cách nhanh nhất.

Phát huy vai trò của những cá nhân khoa học lỗi lạc đƣơng nhiên sẽ tạo nên sự phân biệt giữa các cá nhân trong tập thể. Khuyến khích và đảm bảo tự do của cán bộ nghiên cứu là chính sách đƣợc thể hiện khá rõ ở các nƣớc. Nội dung của chính sách này bao gồm:

- Tạo điều kiện cho tự do thuyên chuyển công tác. Chẳng hạn Luật Tiến bộ khoa học kỹ thuật Cộng hoà nhân dân Trung Hoa quy định: "Chính quyền nhân dân các cấp và các tổ chức sự nghiệp, xí nghiệp tạo môi trƣờng và điều kiện cho việc thuyên chuyển hợp lý những ngƣời làm công tác khoa học, nhằm phát huy sở trƣờng của họ" (Điều 39). Luật về

Định hướng và lập chương trình cho nghiên cứu và triển khai công nghệ Cộng hoà Pháp (số 82 - 610) quy định: quy chế của cán bộ nghiên

cứu phải giúp cho sự tự do trong "thuyên chuyển cán bộ trong các ngành nghề nghiên cứu ở trong cùng một cơ quan, thuyên chuyển trong cơ quan nhà nƣớc, trong cơ quan nghiên cứu nhà nƣớc, các trƣờng đại học, và giữa các cơ quan đó với các xí nghiệp" (Điều 25)...

- Tạo điều kiện tự do trong xác định chủ đề nghiên cứu, phƣơng pháp nghiên cứu. Điển hình nhƣ Đoạn 4 Luật về trường đại học của

Bang Nordrkein Westfalen thuộc Cộng hoà Liên bang Đức nhấn mạnh quyền của cán bộ nghiên cứu bao gồm: tự do xác định vấn đề nghiên cứu, tự do trong xác định phƣơng pháp nghiên cứu, tự do đánh giá và tự do truyền bá kết quả nghiên cứu.

- Tạo điều kiện tự do trong trao đổi thông tin. Học thuyết phát triển khoa học Nga (kèm theo Sắc lệnh số 884 ký ngày 13/6/1996 của

Tổng thống B. En - Xin) nêu lên một trong những nguyên tắc quan trọng nhất của chính sách khoa học của Nhà nƣớc Nga là: đả m bảo việc tiếp cận dễ dàng thông tin mở và quyền tự do trao đổi thông tin. Có thể thấy quy định tƣơng tự trong Điều 25 của Luật về Định hướng và lập chương trình cho nghiên cứu và phát triển công nghệ Cộng hoà Pháp

(số 82- 610),...

Các chủ trƣơng trên đƣợc hiện thực hoá bằng các biện pháp quản lý cụ thể. Nổi bật là các biện pháp sau:

- Trung Quốc: Thông qua chế độ hợp đồng lao động (gọi là "Hợp đồng mời sử dụng ngƣời") để xác định mối quan hệ nhân sự giữa đơn vị sử dụng với cá nhân, làm rõ quyền lợi và nghĩa vụ chủ yếu giữa đơn vị và cá nhân.

- Pháp: Quy chế đặc cách tuyển dụng cán bộ khoa học trong tổ chức nghiên cứu và phát triển của Nhà nƣớc (nhƣ: bỏ qua nguyên tắc thi tuyển, bỏ qua nguyên tắc tuyển chọn ban đầu vào cấp bậc thấp nhất...) tạo điều kiện cho nhà khoa học đến và đi dễ dàng.

- Mỹ: Quy định rõ 15% thời gian làm việc của cán bộ nghiên cứu có thể dùng vào việc tự do nghiên cứu bất kể những vấn đề gì mà họ quan tâm; giao cho cán bộ nghiên cứu nhiều đề tài một lúc - kinh nghiệm của Mỹ cho thấy việc giao cho nhà khoa học một lúc 2-3 đề tài đƣợc coi là hợp lý vì tạo điều kiện nâng cao năng suất lao động.

Tóm lại, với những nội dung đã nêu, không thể lẫn lộn giữa quản lý nhân lực KH&CN trong tổ chức R&D của Nhà nƣớc với quản lý công

và công nghệ Vương quốc Thái Lan (Nhà vua Bun mi Phôn ban hành

ngày 29/12/1991) quy định rõ tại Điều 24 là các nhân viên thuộc các bộ của chính phủ khi chuyển sang làm việc ở các tổ chức R&D (của Nhà nƣớc) thì phải coi nhƣ ra khỏi ngạch công chức vì đã thôi hoặc bị bãi miễn chức vụ theo pháp luật về chế độ hƣu của công chức. Còn ở Pháp, cũng có khá nhiều điều khoản phân biệt đối tƣợng cán bộ nghiên cứu ở tổ chức R&D của Nhà nƣớc với công chức nhà nƣớ c.[14]

Mức lƣơng hƣởng từ ngân sách nhà nƣớc của các nhà khoa học khá khác nhau giữa các nƣớc. Tại một số nƣớc châu Âu, mức này thƣờng ngang hoặc cao hơn một chút mặt bằng lƣơng của giới công chức. khoản thu nhập tuy không cao, nhất là so với doanh nhân, tuy nhiên, nó có độ ổn định cao. đây là điều hợp lý theo ý nghĩa vừa đảm bảo điều kiện vật chất cho nhà khoa học sinh sống và tự do sáng tạo, vừa gián tiếp chống lại xu hƣớng chạy theo lợi ích vật chất trong làm khoa học. Đƣơng nhiên ngoài lƣơng, các nhà khoa học có thể còn đƣợc cấp thêm những khoản tiền để phục vụ cho hoạt động nghiên cứu thƣờng xuyên của cá nhân. ví dụ Nghị định số 543 ngày 7/5/1997 "Về các biện pháp khẩn cấp nhằm đẩy mạnh hỗ trợ nhà nước cho khoa học liên bang nga" quy định: từ năm 1998, các cán bộ khoa học có trình độ bác học và làm việc thƣờng xuyên tại các tổ chức khoa học thuộc các cơ quan chính quyền hành pháp liên bang, Viện hàn lâm khoa học Nga và các viện hàn lâm khoa học chuyên ngành hàng năm đƣợc cấp bù số tiền bằng 10 lần lƣơng tối thiểu để mua tài liệu khoa học và trả dịch vụ thông tin khoa học trong giới hạn kinh phí trích từ ngân sách liên bang để tiến hành các công tác thiết kế thử nghiệm khoa học dành cho các cơ quan và các viện hàn lâm trên.

Nhằm gắn nghiên cứu của cán bộ khoa học với hoạt động chung của đơn vị, một số nƣớc đã thực hiện phƣơng thức khoán quỹ lƣơng cho tổ chức R&D của nhà nƣớc.

Để hoạch định chính sách tiền lƣơng cho các nhà khoa học ta hãy xem xét một số các khái niệm và bản chất của giá trị tri thức khoa họ c:

Giá của tri thức khoa học là bao nhiêu?

Câu hỏi này tuy đơn giản, nhƣng khó có đáp số chính xác. Cái khó khăn chính là định nghĩa thế nào là tri thức, và chi phí để sản xuất ra tri thức đƣợc tính toán ra sao, nên bao gồm những khoản chi phí nào. Một cách đơn giản nhất, tri thức là thông tin mới. Trong khoa học, thông tin mới đƣợc "sản xuất" bằng một qui trình đặc thù, từ ý tƣởng, đến giả thuyết, đến thí nghiệm, phân tích, và công bố thông tin (kết quả) dƣới hình thức một bài báo khoa học.

Theo cách hiểu vừa mô tả trên, có thể xem bài báo khoa học nhƣ là một đơn vị của tri thức. Thật vậy, trong nghiên cứu khoa học, bài báo khoa học đƣợc xem là "đơn vị tiền tệ", và số lƣợng bài báo khoa học của một quốc gia đƣợc xem là một thƣớc đo về lƣợng kiến thức khoa học của quốc gia đó. Cố nhiên, bài báo khoa học ở đây phải hiểu là các công trình nghiên cứu đƣợc công bố trên các tập san khoa học quốc tế có hệ thống bình duyệt (peer review) nghiêm chỉnh, chứ không phải những bài báo khoa học địa phƣơng không qua bình duyệt. Do đó, một cách đơn giản nhất và có lẽ cũng thực tế nhất là xem bài báo khoa học đƣợc công bố trên một tập san khoa học quốc tế là một tri thức mới.

Ví dụ về hiệu quả của KH&CN:

Khu công nghệ cao Tân Trúc (Đài Loan) chỉ có khoảng 100.000 ngƣời làm việc, sản xuất 2 sản phẩm chính là màn hình tinh thể lỏng và chíp máy tính. Hằng năm, giá trị hàng hóa mà họ tạo ra lên đến 46 tỷ USD (số liệu năm 2004). Bình quân một ngƣời tạo ra sản phẩm có giá trị nửa triệu USD. Trong khi đó tại Việt Nam năm 2007, một ngƣời ở độ tuổi lao động đóng góp GDP trung bình là 1.500 USD. So sánh nhƣ vậy để thấy là ngƣời lao động trong lĩnh vực công nghệ cao có năng suất lớn gấp nhiều lần so với lao động thông thƣờng.

Chính vì thế Hàn Quốc, hay Đài Loan dù gần nhƣ không có tài nguyên hay đất nông nghiệp, nhƣng họ vẫn dẫn đầu thế giới trong nhiều lĩnh vực, Hàn Quốc có thể đứng vào top 10 của thế giới. Ngay Trung Quốc cũng đã xây

dựa trên thế giới quan khoa học. Và chính vì vậy, Trung Quốc hiện có mọi thành tựu khoa học mà thế giới có, nhƣ tên lửa, vũ khí hạt nhân, tàu vũ trụ có ngƣời lái, máy bay chiến đấu, máy bay chở khách, tàu sân bay…

Thu nhập theo trình độ học vấn

Ở hầu hết các nƣớc OECD, sự khác biệt về thu nhập giữa những ngƣời có bằng đại học và những ngƣời có bằng cao đẳng nói chung dễ nhận thấy hơn là sự khác nhau giữa trung học phổ thông và trung học cơ sở hay thấp hơn.

Hơn một thập kỷ gần đây, những sự khác biệt này đã giảm một cách đáng kể ở Italy, Hungary và Đức. Nói cách khác, thu nhập của công nhân có kỹ năng cao giảm so với những ngƣời công nhân có kỹ năng trung bình. Tuy nhiên, ở Tây Ban Nha, Na Uy, New Zealand và Phần Lan, sự chênh lệch này tăng với mức độ trung bình hàng năm 1% hoặc cao hơn.

Ví dụ ở Đức, các chuyên gia kỹ năng cao, nhƣ kỹ sƣ, cần có mức lƣơng tối thiểu là 85.000 euro một năm. Các quốc gia châu Âu khác phân biệt kỹ năng cao theo ngành, nhƣ chuyên gia hạt nhân hay chuyên gia công nghệ thông tin đƣợc trả lƣơng cao gấp nhiều lần một công chức. Một số nƣớc cũng tập trung kết hợp trình độ và kinh nghiệm, nhƣ ở Anh với các hệ thống tính điểm mới đƣợc giới thiệu.

Một số ví dụ về chính sách hỗ trợ tài chính của Nhà nƣớc cho đầu tƣ R&D Ở Hàn Quốc:

- Hỗ trợ trả lƣơng: Nhà nƣớc hỗ trợ 80% tiền lƣơng hằng năm cho mỗi chuyên gia, tối đa là 30 triệu KRW (30 nghìn USD) trong 2 năm đầu tiên.

- Hoàn thuế: Hoàn 15% chi phí đầu tƣ cho R&D và đào tạo nhân lực trong mỗi năm đóng thuế - hoặc hoàn 40% chi phí trung bình hằng năm của 4 năm gần nhất đầu tƣ cho R&D và đào tạo nhân lực (đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa thì mức hoàn là 50%).

- Giảm thuế nhập khẩu: Giảm 80% thuế nhập khẩu thiết bị phục vụ nghiên cứu (danh sách chi tiết đƣợc ban hành quy định cụ thể), hóa chất, hàng hóa sơ chế đầu vào, nguyên vật liệu, và vật mẫu.

- Miễn thuế của địa phƣơng: Miễn thuế VAT, thuế trƣớc bạ đối với nhà cửa và đất đai phục vụ các mục tiêu R&D; miễn thuế bất động sản, thuế đất tổng thể trong năm đối với sở hữu nhà cửa và đất đai nơi đặt trang thiết bị phục vụ R&D đang hoạt động.

- Miễn thuế thu nhập cá nhân cho kỹ sƣ nƣớc ngoài: Miễn thuế thu nhập cá nhân trong 5 năm cho chuyên gia phục vụ R&D trong lĩnh vực công nghiệp cần sử dụng nhiều công nghệ trong danh sách đƣợc Nhà nƣớc quy định; và có tối thiểu 5 năm kinh nghiệm, hoặc có tối thiểu là bằng đại học và 3 năm kinh nghiệm.

- Cấp bảo lãnh cho các khoản vay phục vụ R&D: Việc vay vốn từ các tổ chức tài chính, đặc biệt là các ngân hàng thƣơng mại, là không dễ dàng đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Các khoản vay này luôn bị các ngân hàng coi là có tính rủi ro cao, do các doanh nghiệp nhỏ gặp nhiều bất trắc và dễ tổn thƣơng trƣớc các biến động từ thị trƣờng và nền kinh tế. Và một nguyên nhân quan trọng khác là các doanh nghiệp nhỏ và vừa thƣờng không có nguồn bảo lãnh hoặc thế chấp cho các khoản vay.

* Kết luận chƣơng 1

- Chính sách lƣơng có vai trò hết sức quan trọng trong thị trƣờng sức lao động, nó tạo ra sự ƣu đãi một hoặc một nhóm ngƣời trong xã hội, kích thích vào mọi hoạt động lao động của các nhân lực, định hƣơng hoạt động lao động của họ nhằm thực hiện một mục tiêu nào đó đã đặt ra. Chính sách lƣơng tốt còn đảm bảo sự công bằng trong xã hội, kỷ cƣơng xã hội đƣợc giũ vững, an sinh xã hội ngày càng đƣợc quan tâm và phát triển.

- Tiền lƣơng là một vật chất có giá trị đƣợc đo bằng sức lao động. Trong nền kinh tế thị trƣờng hiện nay, sức lao động đã trở thành một thứ hàng hóa đặc biệt và đƣợc trao đổi mua bán trên thị trƣờng.

- Tiền lƣơng là khoản thu nhập chủ yếu của ngƣời lao động, dùng để nuôi sống bản thân và gia đình họ, để duy trì quá trình tái sản xuất tự nhiên và xã hội, là đòn bẩy kinh tế thu hút ngƣời lao động làm việc hăng say

nhiệt tình, tăng năng suất và hiệu quả sức lao động, khuyến khích nâng cao trình độ chuyên môn.

- Nhƣ vậy tiền lƣơng có vai trò quyết định tới tinh thần và vật chất của ngƣời lao động, mang lại bình đảng và trật tự trong mối tƣơng quan công việc…

- Kinh nghiệm ở các nƣớc tiên tiến trong khu vực cho thấy Họ xác định nhân lực khoa học đóng vai trò hết sức quan trọng đối với quá trình tạo ra sản phẩm có tính mới, đóng góp vào quá trình phát triển và tăng trƣởng kinh tế. Họ xây dựng các chính sách đặc thù đãi ngộ về lƣơng để thu hút nhân lực khoa học có hàm lƣợng tri thức cao. Một số ngành nghề, lĩnh vực quan trọng, lƣơng nhân lực khoa học đƣợc trả cao gấp 10 lần

Một phần của tài liệu Xây dựng chính sách lương theo thỏa thuận nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhân lực khoa học trong điều kiện tự chủ tự chịu trách nhiệm (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)