Nhà thầu bỏ giá thầu thấp hơn giá thành công trình được trúng thầu. Như thế sẽ làm ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng công trình và gây những hậu quả nghiêm trọng trong quá trình sử dụng và cả hậu quả xấu cho người lao động như chậm trả lương, thiếu chi phí cho công tác an toàn,… Nhà nước cần ban hành cơ chế chống việc bỏ giá thầu quá thấp như hiện nay, cần xây dựng mối quan hệ giữa các sở liên nghành với các doanh nghiệp trong việc cung cấp đơn giá vật tư làm cơ sở cho xét thầu.
- Huỷ bỏ kết quả lựa chọn Nhà thầu khi phát hiện những hành vi tiêu cực như: + Đưa, nhận hối lộ trong quá trình lựa chọn Nhà thầu.
+ Dùng ảnh hưởng cá nhân để tác động, can thiệp hoặc cố ý báo cáo sai hoặc không trung thực về các thông tin làm sai lệch kết quả lựa chọn Nhà thầu.
+ Cấu kết, thông đồng giữa bên mời thầu với Nhà thầu, giữa cơ quan quản lý Nhà nước với bên mời thầu và với Nhà thầu để thay đổi hồ sơ dự thầu, thông đồng với cơ quan thẩm định, thanh tra trong quá trình lựa chọn Nhà thầu.
+ Chia dự án thành các gói thầu nhỏ không đúng với các quy định của Pháp luật để giao thầu và áp dụng sai lệch các hình thức lựa chọn Nhà thầu.
+ Dàn xếp, thông đồng giữa hai hay nhiều Nhà thầu để một Nhà thầu trúng thầu trong cùng một gói thầu, giữa Nhà thầu thực hiện gói thầu và Nhà thầu tư vấn giám sát, giữa Nhà thầu thực hiện gói thầu và cơ quan, tổ chức được giao nhiệm vụ nghiệm thu kết quả thực hiện.
+ Các hành vi tiêu cực khác theo quy định của Pháp luật…
Tất cả những hành vi tiêu cực trong quá trình lựa chọn Nhà thầu đều bị xử lý bằng các hình thức như: Cảnh cáo, phạt tiền, cấm tham gia hoạt động đấu thầu, bị đăng tải trên tờ báo đầu thầu và trang thông tin điện tử về đấu thầu… Ngoài ra, những cá nhân vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật và hình sự nếu hành vi đó cấu thành tội phạm.