Quản lý chất lượng trong quá trình thi công

Một phần của tài liệu Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý chất lượng công trình dân dụng trong quá trình thực hiện đầu tư xây dựng (Trang 48)

- Hồ sơ dự thầu tư vấn phải đáp ứng các yêu cầu theo quy định của hồ

2.3.4Quản lý chất lượng trong quá trình thi công

2.3.4.1 Trách nhiệm của Chủ đầu tư a- Công tác chuẩn bị thi công

Làm tốt công tác chuẩn bị thi công không những tiết kiệm chi phí, rút ngắn thời gian mà còn nâng cao đáng kể chất lượng thi công công trình, đảm bảo an toàn cho sản xuất. Để làm tốt công tác chuẩn bị thi công thường phải thực hiện những công việc sau:

- Tuyển chọn Tư vấn giám sát thi công công trình đủ năng lực và có ý thức trách nhiệm cao. Bên cạnh đó, đòi hỏi tư vấn thiết kế phải cử người có đủ năng lực để làm " giám sát tác giả ".

Tuyển chọn và thành lập tổ chuyên gia tư vấn lập hồ sơ mời thầu trên cơ sở các phòng, ban hiện có của công ty và giúp Ban giám đốc tuyển chọn các Nhà thầu phù hợp với điều kiện, đặc điểm công trình.

- Xúc tiến xây dựng sự hợp đồng giữa các bên tham gia một cách đầy đủ, chặt chẽ và tôn trọng quyền lợi chính đáng của các bên (đó là Tư vấn khảo sát - thiết kế, Tư vấn giám sát, Nhà thầu thi công).

- Kiểm tra các điều kiện khởi công xây dựng công trình theo quy định hiện hành như có giấy phép xây dựng; có đủ thiết kế bản vẽ thi công được duyệt và dự toán được duyệt; có hợp đồng xây dựng hợp lệ; mặt bằng xây dựng đã được giải phóng và đã được chuẩn bị để sẵn sàng khởi công; ...

- Kiểm tra, đôn đốc các bên làm tốt công tác chuẩn bị và làm báo cáo khởi công

b- Quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình

* Giám sát chất lượng thi công xây dựng công trình của Chủ đầu tư đối với Nhà thầu:

- Kiểm tra sự phù hợp năng lực của Nhà thầu thi công xây dựng công trình với hồ sơ dự thầu và hợp đồng xây dựng, bao gồm:

+ Kiểm tra về nhân lực, thiết bị thi công của Nhà thầu thi công xây dựng công trình đưa vào công trường.

+ Kiểm tra hệ thống quản lý chất lượng của các Nhà thầu thi công xây dựng công trình

+ Kiểm tra giấy phép sử dụng các máy móc, thiết bị, vật tư có yêu cầu an toàn phục vụ thi công xây dựng công trình.

+ Kiểm tra phòng thí nghiệm và các cơ sở sản xuất vật liệu, cấu kiện, sản phẩm xây dựng phục vụ thi công xây dựng của Nhà thầu thi công xây dựng công trình.

- Kiểm tra và giám sát chất lượng vât tư, vật liệu và thiết bị lắp đặt vào công trình do Nhà thầu thi công xây dựng công trình cung cấp theo yêu cầu của thiết kế bao gồm:

+ Kiểm tra giấy chứng nhận chất lượng của nhà sản xuất, kết quả thí nghiệm của các phòng thí nghiệm hợp chuẩn và kết quả kiểm định chất lượng thiết bị của các tổ chức được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận đối với vật liệu, cấu kiện, sản phẩm xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình trước khi đưa vào xây dựng công trình.

+ Khi nghi ngờ các kết quả kiểm tra chất lượng vật liệu, thiết bị lắp đặt vào công trình do Nhà thầu thi công xây dựng cung cấp thì Chủ đầu tư thực hiện kiểm tra trực tiếp vật tư, vật liệu và thiết bị lắp đặt vào công trình xây dựng.

- Kiểm tra và giám sát trong quá trình thi công xây dựng công trình, bao gồm: + Kiểm tra biện pháp thi công của Nhà thầu thi công xây dựng công trình. + Kiểm tra và giám sát thường xuyên có hệ thống quá trình Nhà thầu thi công xây dựng công trình triển khai các công việc tại hiện trường. Kết quả kiểm tra đều phải ghi nhật ký giám sát của Chủ đầu tư hoặc biên bản kiểm tra theo quy định.

+ Xác nhận bản vẽ hoàn công.

+ Tổ chức nghiêm thu công trình xây dựng

+ Tập hợp, kiểm tra tài liệu phục vụ nghiệm thu công việc xây dựng, bộ phận công trình, giai đoạn thi công xây dựng, bộ phận công trình, giai đoạn thi công xây

dựng, nghiệm thu thiết bị, nghiệm thu hoàn thành từng hạng mục công trình xây dựng và hoàn thành công trình xây dựng.

+ Phát hiện sai sót, bất hợp lý về thiết kế để điều chỉnh hoặc yêu cầu nhà thầu thiết kế điều chỉnh.

+ Tổ chức kiểm định lại chất lượng bộ phận công trình, hạng mục công trình và công trình xây dựng khi có nghi ngờ về chất lượng.

+ Chủ trì, phối hợp với các bên liên quan giải quyết những vướng mắc phát sinh trong thi công xây dựng công trình.

2.3.4.2 Trách nhiệm của nhà thầu thi công xây dựng công trình

- Lập hệ thống quản lý chất lượng phù hợp với yêu cầu, tính chất, quy mô của từng công trình xây dựng, trong đó quy định trách nhiệm của từng cá nhân, bộ phận thi công xây dựng công trình trong việc quản lý chất lượng công trình xây dựng.

- Thực hiện các thí nghiệm kiểm tra vật liệu, cấu kiện, vật tư, thiết bị công trình, thiết bị công nghệ trước khi xây dựng và lắp đặt vào công trình theo tiêu chuẩn và yêu cầu thiết kế.

- Lập và kiểm tra thực hiện biện pháp thi công, tiến độ thi công; - Lập và ghi nhật ký thi công xây dựng công trình theo quy định;

- Báo cáo Chủ đầu tư về tiến độ, chất lượng, khối lượng, an toàn lao động và vệ sinh môi trường thi công xây dựng công trình theo yêu cầu của Chủ đầu tư.

2.3.5 Những vấn đề về sự phối hợp giữa Chủ đầu tư và Nhà thầu trong việcđảm bảo chất lượng xây dựng công trình. đảm bảo chất lượng xây dựng công trình. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

a. Phối hợp về đảm bảo tiến độ.

Chủ đầu tư, Nhà thầu thi công xây dựng, tư vấn giám sát và các bên có liên quan có trách nhiệm theo dõi, giám sát tiến độ thi công xây dựng công trình và điều chỉnh tiến độ trong trường hợp thi công ở một số giai đoạn bị kéo dài nhưng không được làm ảnh hưởng đến tổng tiến độ của dự án.

Khuyến khích việc đẩy nhanh tiến độ xây dựng, song tránh việc rút ngắn tiến độ thi công không theo đúng các quy phạm kỹ thuật dẫn đến không đảm bảo chất lượng công trình mà còn tăng chi phí cho việc sửa chữa, khắc phục khuyết tật. Điển

hình là khu nhà phố tuy rút ngắn tiến độ thi công được 5 tháng nhưng đã phải chi ra khoảng 5 tỷ đồng để sửa chữa, khắc phục khuyết tật.

Chủ đầu tư cùng nhà thầu phối hợp với các bên liên quan hoàn thiện các hồ sơ chất lượng để hợp chuẩn với các cơ quan chức năng trong việc chứng nhận sự phù hợp chất lượng đối với các công trình xây dựng dân dựng trong dự án.

b. Phối hợp trong việc tạm ứng, thanh quyết toán vốn đầu tư.

Tạm ứng vốn đầu tư được thực hiện ngay sau khi hợp đồng xây dựng có hiệu lực, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác. Mức tạm ứng theo quy định hiện hành của Nhà nước và theo tính chất từng hợp đồng chủ đầu tư và nhà thầu có những tạm ứng riêng.

Thanh toán vốn đầu tư cho các công việc, nhóm công việc hoặc toàn bộ công việc lập dự án, khảo sát, thiết kế, thi công xây dựng, giám sát và các hoạt động xây dựng khác phải căn cứ theo giá trị khối lượng thực tế hoàn thành và nội dung phương thức thanh toán trong hợp đồng đã được ký kết.

Quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình ngay sau khi công trình được nghiệm thu hoàn thành đưa vào khai thác sử dụng.

c. Phối hợp trong việc nghiệm thu, bàn giao.

Sau khi hoàn thành một công việc, một bộ phận kết cấu, một hạng mục công trình hoặc toàn bộ công trình thì Chủ đầu tư, Nhà thầu, Tư vấn giám sát và các đơn vị có liên quan khác phối hợp nghiệm thu. Trên cơ sở công việc đã hoàn thành, các bên căn cứ vào quy chuẩn, tiêu chuẩn, các quy định hiện hành để đánh giá chất lượng công việc đã thực hiện và các vấn đề khác có liên quan làm cơ sở cho việc bàn giao, thanh quyết toán công trình.

2.4 Phân tích thực trạng công tác quản lý chất lượng các công trình dândụng của ban quản lý dự án tại khu đô thị sinh thái Ecopark (2009-2011) dụng của ban quản lý dự án tại khu đô thị sinh thái Ecopark (2009-2011)

2.4.1Công tác quản lý chất lượng ở khâu khảo sát xây dựng công trình

* Khâu khảo sát phục vụ cho thiết kế công trình xây dựng là khâu quan trọng, tuy nhiên khâu này ở Ecopark nói riêng và ở nước ta nói chung hầu như bị

thả lỏng không quản lý cả về chất lượng lẫn tổ chức. Việc này dẫn tới rất nhiều hệ lụy cho các khâu tiếp theo như thiết kế và thi công xây dựng.

- Đầu cọc 25,27,32 46 phần móng Zone 1, Tháp 4 – Khu Cao Tầng bị lún sụt do khảo sát không kỹ, khoan khảo sát ít mũi, chủ quan trong việc khảo sát địa chất, sử dụng lại một số tài liệu địa chất của những cọc khác trong dãy chưng cư. Do vậy đã gặp phải hiện tượng kast với độ sâu 40m nên gây ra lún sụt trụ cọc 25,27,32,46.

- Nền sân mặt trước dãy A khu phố trúc, do khi khảo sát không khoan kỹ địa chất, khoảng cách các mũi khoan còn xa nên trong thiết kế là móng nông nhưng khi thi công tới cao độ đặt móng thì thấy địa chất không đảm bảo để đặt móng nông nên các bên liên quan đã phải quyết định thay đổi thiết kế thành móng cọc, từ đó đã ảnh hưởng rất lớn đến tiến độ công trình cũng như làm tăng rất nhiều tổng mức đầu tư.

*Từ những dẫn chứng trên cho ta thấy còn tồn tại một số nguyên nhân sau:

- Không khảo sát kỹ, đầy đủ, chi tiết các số liệu địa chất cần thiết phục vụ cho công tác thiết kế, thi công công trình.

- Khảo sát xây dựng không đáp ứng yêu cầu đề ra, không đảm bảo tính trung thực khách quan, không phản ánh đúng thực tế.

- Chủ đầu tư hoặc tư vấn giám sát khảo sát xây dựng không có quy trình giám sát thường xuyên, chi tiết theo đúng các quy chuẩn, tiêu chuẩn: Theo phương án kỹ thuật được duyệt và không ghi chép đầy đủ vào nhật ký khảo sát hàng ngày.

- Chủ đầu tư hoặc tư vấn giám sát khảo sát xây dựng thông đồng, dễ dãi hoặc không có đủ năng lực trong việc nghiệm thu nên để Nhà thầu làm dối, làm ẩu, ăn bớt khối lượng nhưng vẫn được nghiệm thu, thanh toán.

- Nhà thầu thi công khảo sát xây dựng không có đủ máy móc, thiết bị, dụng cụ phục vụ cho công tác khảo sát tại hiện trường và thí nghiệm trong phòng.

- Trình độ và kinh nghiệm của cán bộ, nhân viên không đáp ứng yêu cầu công việc được giao nên đã để lại nhiều sai sót.

2.4.2 Quản lý chất lượng ở khâu thiết kế công trình:

* Thực tế ở các công trình tại dự án Ecopark, ta thấy những vấn đề tồn tại và nguyên nhân của quản lý chất lượng ở khâu thiết kế là:

- Thiết kế không theo đúng các quy chuẩn, quy phạm, hồ sơ thiết kế không đầy đủ, các chi tiết lại bị thiếu, số liệu không ăn khớp, chỉ dẫn kỹ thuật còn chung chung. Bên cạnh đó còn có hiện tượng cóp nhặt, sao chép nhưng lại không sửa chữa cho phù hợp nên gây khó khăn cho việc tính toán khối lượng, triển khai thi công.

- Nhà thầu thiết kế phải giảm chất lượng công trình để cho tổng dự toán ≤ tổng mức đầu tư. ở giai đoạn lập dự án đầu tư, người ta thường dùng suất vốn đầu tư để tính tổng mức đầu tư. Suất vốn đầu tư ban hành đã quá lâu nên đã lạc hậu, không theo kịp với sự biến động của giá cả thị trường làm cho tổng mức đầu tư quá thấp không phù hợp với thực tế tại thời điểm thiết kế công trình.

- Các phương án thiết kế của một số công trình không phù hợp với địa chất thuỷ văn và cảnh quan công trình. Đồng thời, chất lượng thẩm định, phê duyệt hồ sơ thiết kế còn thấp so với yêu cầu đề ra. Chính vì thế, công trình thi công xong đưa vào sử dụng thì bị lún, nứt, võng, quá tiêu chuẩn cho phép.

- Trình độ của cán bộ thiết kế không đáp ứng yêu cầu thiết kế công trình. Tiến độ thiết kế của nhiều công trình bị châm do Nhà thầu thiết kế không có đủ lực lượng để đảm bảo tiến độ của hợp đồng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Ngoài ra trên thực tế còn do công năng cũng như nhu cầu sử dụng của khách hàng dẫn tới một số thiết kế cũ phải bỏ đi thay vào bằng ý tưởng mới của khách hàng dẫn tới sự thiếu đồng bộ giữa các kết cấu, và kiến trúc tổng thể.

2.4.3 Quản lý chất lượng ở khâu lựa chọn nhà thầu:

•Trước hết chúng ta hãy xem xét một số tư liệu sau:

Các dự án trong khu đô thị sử dụng nguồn vốn tự có và nguồn vốn huy động từ nhiều nguồn khác nhau đôi khi còn bị chậm tiến độ, không đảm bảo đúng hợp đồng như gói thầu khu chưng cư Rừng cọ gói 1A – 01 chậm dải ngân dẫn tới nhà

thầu không thi công bị dán đoạn mất 03 tháng ... Sau đây là 4 dự án có các công trình thi công bị chậm tiến độ (Bảng 2 - 1).

Bảng 2-2. Bốn dự án kéo dài thời gian tính đến tháng 12 năm 2011 (giai đoạn 2009-2011)

TT Tên dự án

Thời gian thi công

Tháng hoàn thành thực tế Thời gian kéo dài Tháng Khởi công Tháng Hoàn thành Tổng 1 Rừng cọ 4/2009 12/2011 32 tháng 31/12/2012 12 tháng 2 Vườn Tùng 6/2009 10/2011 28 tháng 31/12/2012 14 tháng 3 Vườn Mai 9/2009 10/2011 25 tháng 31/12/2012 14 tháng 4 Nhà Phố 6/2009 9/2011 27 tháng 31/12/2005 15 tháng

Nguồn: Báo cáo công tác quản lý thực hiện các dự án của Ban QLKTh- Vihajico

Đa số các dự án trên đều có thời gian kéo dài so với kế hoạch đề ra, có những căn hộ đã đến thời hạn bàn giao cho chủ hộ song vì yêu cầu thay đổi của khách hàng dẫn tới thời gian chậm hơn so với kế hoạch gây ảnh hưởng tới những căn hộ bàn giao khác.

•Một số dự án có giá trị quyết toán vượt tổng mức đầu tư, tức là có chi phí phát sinh điển hình như:

+ gói thầu xây dựng và hoàn thiệnTháp 4,5 khu chung cư rừng cọ tăng 5% so với giá chào thầu ban đầu.

Nguồn http://www.Ecopark.com.vn

+ Các căn hộ thuộc dự án Vườn Mai, Vườn Tùng, Nhà Phố theo yêu cầu của khách hàng đều phát sinh tăng 2-3% so với dự toán ban đầu

Nguồn http://www.Ecopark.com.vn

Bảng 2-3. Tỷ lệ chi phí phát sinh của một số dự án khu đô thị sinh thái Ecopark tính đến tháng 12 năm 2011( giai đoạn 2009-2011)

Đơn vị tính: nghìn đồng

STT Tên dự án, CT,

Hạng mục TMĐT Hoặc TDT

Giá trị QT hoặc điều chỉnh Tỷlệ CPPS (tăng%) 1 Dự án Cao Tầng 1,615,714,721,890 1,745,617,446,345 7% 2 Dự án Vườn Tùng 451,954,871,000 465,746,815,490 3% 3 Dự án Vườn Mai 319,052,424,000 345,716,142700 8% 4 Dự án Nhà Phố 141,176,867,245 150,746,125,416 6% Tổng cộng 2,699,297,585,667 2,859,260,821,093 7%

Nguồn: Số liệu khảo sát phòng Kinh tế&Kế hoạch Vihajico cung cấp

• Một số dự án do năng lực Nhà thầu yếu dẫn tới tiến độ thi công chậm, chất lượng công trình kém: như gói thầu số 18 – Xây dựng và hoàn thiện 35 căn biệt thự - Vườn Tùng do Công ty Lạc Hồng thực hiện. Tuy nhiên, Ban điều hành này không có đủ năng lực, kinh nghiệm nên đã thi công chậm tiến độ, không đảm bảo chất lượng công trình. Chính vì vậy, Ban QLDA Vườn Tùng đã tiến hành cắt bỏ và điều chuyển phần khối lượng thi công hoàn thiện sang cho Công ty Thành Nam thi công và một phần khối lượng thi công phần thô chuyển sang cho Công ty cổ phần xây

Một phần của tài liệu Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý chất lượng công trình dân dụng trong quá trình thực hiện đầu tư xây dựng (Trang 48)