Một số yêu cầu mới về chất lượng các công trình dân dụng.

Một phần của tài liệu Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý chất lượng công trình dân dụng trong quá trình thực hiện đầu tư xây dựng (Trang 65)

- Hồ sơ dự thầu tư vấn phải đáp ứng các yêu cầu theo quy định của hồ

3.1.1. Một số yêu cầu mới về chất lượng các công trình dân dụng.

Khi xây dựng các yêu cầu tổng quát đối với chất lượng sản phẩm các công trình dân dụng cần phải chú trọng một số vấn đề sau :

-Chất lượng sản phẩm của các công trình dân dụng phải phù hợp với công năng,với mục đích người sử dụng, với nhu cầu của thị trường

Công năng của công trình được hiểu theo nghĩa rộng : có thể dùng cho sinh hoạt, có thể phục vụ cho sản xuất, du lịch, thương mại và cũng có thể công dụng về thẩm mỹ… Đánh giá sự phù hợp của sản phẩm các công trình dân dụngvới công năng phải đánh giá trên cả hai mặt : lượng và chất. Cần xem xét sản phẩm trong các điều kiện sản xuất cụ thể, có sự so sánh với sản phẩm công trình dân dụng cụ thể cùng loại trên thị trường trong và ngoài nước.

Yêu cầu chất lượng của sản phẩm các công trình dân dụng phải phù hợp với nhu cầu thị trường, người tiêu dùng. Giải quyết vấn đề này cần có sự phân tích nhu cầu của xã hội để xây dựng một cơ cấu mặt hàng hợp lý, phù hợp với trình độ sản xuất, tiềm lực về tài nguyên...

-Trình độ chất lượng thể hiện mức độ thoả mãn nhu cầu

Từ yêu cầu đặt ra, ta khảo sát mối quan hệ giữa công dụng của sản phẩm thị trường tiêu thụ, thể hiện mục đích kinh doanh.

Trình độ chất lượng thể hiện trên nhiều yếu tố như độ bền, thời gian sử dụng, độ tin cậy...Khái niệm về độ tin cậy gắn liền với khái niệm thời gian sử dụng (tuổi thọ) của sản phẩm. tuỳ theo tính chất sử dụng của sản phẩm để ta xác định độ tin cậy của sản phẩm một cách hợp lý

-Sản phẩm phải tiện dụng, sinh thái,vệ sinh, an toàn trong sử dụng. Đây là một yêu cầu chất lượng quan trọng vì sản phẩm nào cũng đều nhằm phục vụ con người. Có thể xem tiện dụng là tổng hợp các tính chất đặc trưng cho mối quan hệ giữa con người và sản phẩm. Yêu cầu tiện dụng gắn với yêu cầu tâm sinh lý của con người. Xét yêu cầu tiện dụng phải xét trong mối quan hệ sản phẩm - môi trường - con người

Các yêu cầu về vệ sinh và an toàn là các yêu cầu có tính chất bắt buộc đối với sản phẩm. Các yêu cầu này phải được tuân thủ theo các quy định có tính bắt buộc do cơ quan có thẩm quyền đề ra

-Yêu cầu về thẩm mỹ

Yêu cầu về thẩm mỹ phải xét trên hai mặt : thẩm mỹ về nội dụng và thẩm mỹ về hình thức. Sản phẩm có tính thẩm mỹ cao là có mối quan hệ nhuần nhuyễn giữa

chức năng, cấu tạo, hình dáng, kích thước, kiểu dáng, màu sắc...làm tôn tạo tính độc đáo của sản phẩm.

Yêu cầu này bao gồm các chỉ tiêu về hình dáng kích thước, trang trí, màu sắc....Kiểm tra đánh giá chất lượng tạo hình, trang trí là một công việc phức tạp, phụ thuộc vào trình độ hiểu biết về thẩm mỹ của người đánh giá.

Một sản phẩm mang tính hoàn chỉnh thể hiện :

+ Sự thống nhất hữu cơ giữa các bộ phận vừa phản ánh sự tinh tế giữa các bộ phận riêng lẻ vừa nói lên sự hài hoà của các bộ phận

+ Hình dáng thể hiện ở bố cục rõ ràng, từng bộ phận, đường nét tạo cho hình dáng một hiệu quả thẩm mỹ

+ Có kiểu mốt phù hợp với sự phong phú, đa dạng của cuộc sống và hướng tới các nhu cầu thẩm mỹ tích cực theo xu hướng thời đại

+ Có chất lượng gia công, trang trí và chất lượng nguyên cao + hài hoà về màu sắc

- Yêu cầu về kinh tế

Yêu cầu này bao gồm chi phí về sản xuất, giá cả hợp lý, chi phí trong quá trình sử dụng thấp như tiết kiệm năng lượng, thoáng mát, chi phí sửa chữa bảo trì ít

Như vậy, muốn xây dựng mức chất lượng hợp lý thì trong quá trình nghiên cứu phải tiếp cận đồng thời và kết hợp từ 3 phía :

+ Yêu cầu thị trường, + Khả năng sản xuất, + Điều kiện kinh tế - xã hội

-Yêu cầu về kỹ thuật - công nghệ

Đây là nhóm chỉ tiêu mà các cơ quan nghiên cứu, thiết kế, sản xuất - kinh doanh thường dùng để tính giá trị sử dụng của sản phẩm hàng hoá.

Chỉ tiêu kỹ thuật công nghệ có rất nhiều nhưng quan trọng hơn cả là chỉ tiêu kích thước, cơ lý, thành phần, tính an toàn, đáp ứng các yêu cầu về môi trường sinh thái...

Việc lựa chọn những chỉ tiêu kỹ thuật công nghệ là cơ sở để kiểm tra đánh giá một mặt hàng nào đó phải xuất phát từ công dụng, đặc điểm cấu tạo, điều kiện sử dụng và tỷ trọng của các chỉ tiêu đó trong toàn bộ các chỉ tiêu cho giá trị sử dụng và chất lượng của sản phẩm

3.1.2. Các yêu cầu mới về quản lý chất lượng các công trình dân dụng trongtương lai. tương lai.

Quản lý chất lượng là một lĩnh vực có đặc thù riêng. Khi thực hiện, quản lýchất lượng đòi hỏi phải tuân thủ các yêu cầu sau :

a. Quản lý chất lượng phải đảm bảo định hướng khách hàng

Trong cơ chế thị trường, khách hàng là người chấp nhận và tiêu thụ sản phẩm. Khách hàng đề ra các yêu cầu cho sản phẩm, chất lượng và giá cả sản phẩm. Để tồn tại và phát triển thì sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất ra phải được khách hàng chấp nhận, từ đó doanh nghiệp mới có thể bán hàng để thu hồi vốn và có lãi. Do vậy, định hướng khách hàng là một đòi hỏi bất di bất dịch trong quản trị chất lượng.

b.Coi trọng con người trong quản trị chất lượng

Con người giữ vị trí quan trọng hàng đầu trong quá trình hình thành, đảm bảo nâng cao chất lượng sản phẩm. Vì vậy, trong quản lý chất lượng cần áp dụng các biện pháp và phương pháp thích hợp để huy động hết nguồn lực, tài năng của con người ở mọi cấp, mọi nghành vào việc đảm bảo và nâng cao chất lượng.

Người lãnh đạo phải xây dựng được chính sách chất lượng cho doanh nghiệp và phải thống nhất được sự đồng bộ giữa mục đích, chính sách và môi trường nội bộ trong doanh nghiệp. Họ phải lôi cuốn, huy động sử dụng có hiệu quả mọi người vào việc đạt được mục tiêu vì chất lượng của doanh nghiệp. Hoạt động chất lượng của doanh nghiệp sẽ không có kết quả và hiệu quả nếu không có sự liên kết triệt để của lãnh đạo với cán bộ, công nhân viên của doanh nghiệp.

Những người quản lý trung gian là lực lượng quan trọng trong thực hiện

mục tiêu, chính sách chất lượng của doanh nghiệp. Họ có quan hệ với thị trường, khách hang và trực tiếp quan hệ với công nhân. Họ chỉ đạo, đôn đốc người công nhân thực hiện nhiệm vụ đảm bảo và nâng cao chất lượng.

Công nhân là người trực tiếp thực hiện các yêu cầu về đảm bảo và nâng cao chất lượng. Họ được trao quyền, có trách nhiệm thực hiện các yêu cầu về đảm bảo, cải tiến chất lượng và chủ động sáng tạo đề xuất các kiến nghị về đảm bảo và nâng cao chất lượng.

c.Quản trị chất lượng phải thực hiện toàn diện và đồng bộ

Chất lượng sản phẩm là kết quả tổng hợp của các lĩnh vực kinh tế, tổ chức, kỹ thuật, xã hội… liên quan đến các hoạt động như nghiên cứu thị trường, xây dựng chính sách chất lượng, thiết kế, chế tạo, kiểm tra, dịch vụ sau khi bán. Nó cũng là kết quả của những cố gắng, nỗ lực chung của các ngành, các cấp các địa phương và từng con người. Do vậy, đòi hỏi phải đảm bảo tính toàn diện và sự đồng bộ trong các mặt hoạt động liên quan đến đảm bảo và nâng cao chất lượng.

d.Quản trị chất lượng phải thực hiện đồng thời với các yêu cầu đảm bảo và cải tiến chất lượng.

Đảm bảo và cải tiến chất lượng là hai vấn đề có liên quan mật thiết hữu cơ với nhau. Đảm bảo chất lượng bao hàm việc duy trì và cải tiến để đáp ứng nhu cầu khách hàng. Cải tiến chất lượng bao hàm việc đảm bảo chất lượng và nâng cao hiệu quả, hiệu suất của chất lượng nhằm thỏa mãn tốt hơn nhu cầu của khách hàng

Đảm bảo và cải tiến chất lượng là sự phát triển liên tục, không ngừng của công tác quản lý chất lượng. Muốn tồn tại và phát triển trong cạnh tranh, doanh nghiệp phải đảm bảo chất lượng và cải tiến chất lượng không ngừng.Cải tiến chất lượng được tiến hành liên tục trên cơ sở thực hiện có hiệu quả vòng tròn chất lượng của Deming bao gồm hoạch định, thực hiện, kiểm tra và điều chỉnh(PDCA).

e.Quản lý chất lượng phải đảm bảo tính quá trình

Quản lý chất lượng phải đảm bảo ở mọi khâu liên quan tới việc hình thành chất lượng đó là các khâu từ nghiên cứu nhu cầu khách hàng, thiết kế sản phẩm, dịch vụ sau bán hàng

f. Kiểm tra.

Kiểm tra là khâu rất quan trọng của bất kỳ một hệ thống quản lý nào. Nếu làm việc mà không kiểm tra thì sẽ không biết công việc được tiến hành đến đâu, kết quả ra sao. Không có kiểm tra sẽ không có hoàn thiện, không có đi lên.Trong quản lý

chất lượng cũng vậy, kiểm tra nhằm mục đích hạn chế và ngăn chặn những sai sót, tìm những biện pháp khắc phục khâu yếu, phát huy các mạnh, để đảm bảo và nâng cao chất lượng sản phẩm ngày một hoàn thiện hơn, đáp ứng tốt nhu cầu thị trường.

Một phần của tài liệu Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý chất lượng công trình dân dụng trong quá trình thực hiện đầu tư xây dựng (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(114 trang)
w