8. Kết cấu luận văn
1.4.3. Phát triển trong nước
Tắnh tới hết năm 2005, cả nƣớc có 17.133 hợp tác xã (HTX), trong đó có 8.511 HTX nông nghiệp, 620 HTX thƣơng mại dịch vụ, 2.151 HTX công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, 512 HTX xây dựng, 489 HTX thuỷ sản, 1.113 HTX giao thông vận tải, 917 HTX tắn dụng, 49 HTX môi trƣờng và 150 các loại hình HTX khác. Theo đánh giá phân loại của Liên minh HTX các tỉnh, thành phố, trong
tổng số 17.113 HTX có 38,5% HTX hoạt động có hiệu quả, chỉ còn 15,06% hoạt động yếu kém. Trong năm 2005 có 917 HTX thành lập mới, ngoài ra nhiều tổ hợp tác, nhóm hợp tác tiếp tục đƣợc thành lập ở hầu hết các địa phƣơng trên cả nƣớc, nhất là ở ĐBSCL và một số tỉnh miền núi nhƣ: Cần Thơ (1122 tổ hợp tác), Hậu Giang (2.634 tổ hợp tác), Hà Giang (2634 tổ hợp tác), Cao Bằng (2.500 tổ hợp tác)... Thực tế trong những năm qua cho thấy tổ hợp tác phát triển mạnh trong lĩnh vực dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp và tắn dụng nhỏ. Tuy mức độ liên kết còn chƣa chặt chẽ, chỉ mang tắnh thời vụ, song tổ hợp tác đã góp phần đáng kể vào việc thúc đẩy kinh tế hộ phát triển. Cơ cấu ngành nghề trong số HTX thành lập mới có xu hƣớng tăng về lĩnh vực phi nông nghiệp - chiếm 68,2% tổng số HTX đƣợc thành lập mới. Các HTX dịch vụ nông nghiệp có chiều hƣớng phát triển đa ngành nghề, kinh doanh tổng hợp nhằm phục vụ tốt hơn cho nhu cầu xã viên. Xu thế hợp tác, liên kết giữa các HTX với cơ quan nghiên cứu khoa học, các thành phần kinh tế khác tiếp tục đƣợc mở rộng. Hoạt động sản xuất kinh doanh của các HTX đã có nhiều chuyển biến đáng kể, phát triển và dần đi vào ổn định. ở nhiều nơi HTX đóng vai trò đầu mối trong việc tham gia các chƣơng trình kinh tế - xã hội của Nhà nƣớc, góp phần không nhỏ vào việc xoá đói giảm nghèo, tạo công ăn việc làm, đặc biệt là ở khu vực vùng sâu vùng xa.
1.4.4. Tình hình phát triển tổ hợp tác và hợp tác xã ở Long An
A. Tổ hợp tác:
Về cơ bản, nguyên tắc tổ chức và hoạt động của tổ hợp tác mặc dù đƣợc điều chỉnh bởi Bộ Luật Dân sự nhƣng phù hợp mô hình hợp tác xã quy định tại Luật Hợp tác xã năm 2003. Sự phát triển mạnh mẽ và hoạt động có hiệu quả của tổ hợp tác là điểm sáng nổi bật trong phát triển kinh tế hợp tác trong thời gian qua.
Số lƣợng tổ hợp tác tăng nhanh và phổ biến ở nhiều huyện, thành phố. Năm 2002, toàn tỉnh có 5.466 tổ hợp tác, đến năm 2008 đã có 6.712 tổ hợp tác, tăng bình quân khoảng 3,2%/năm. Có khoảng 20% tổng số tổ hợp tác đƣợc Ủy ban nhân dân cấp xã chứng thực.
Tổ hợp tác hoạt động theo một số nguyên tắc hợp tác xã: thành viên tham gia tự nguyện, có nhu cầu thực sự tham gia tổ hợp tác, có góp vốn, góp sức. Phần lớn tổ hợp tác tập hợp những ngƣời có cùng một nghề trong các lĩnh vực nông nghiệp, dịch vụ, thủ công nghiệp và có quan hệ thân thiết, cùng góp sức, vốn và tài sản để thực hiện các hoạt động chung mang lại lợi ắch cho mọi thành viên mà hộ thành viên đơn lẻ không thực hiện đƣợc hoặc thực hiện kém hiệu quả; tác động tắch cực thúc đẩy kinh tế hộ phát triển; bƣớc đầu khắc phục đƣợc một số yếu kém của kinh tế hộ và tăng sức cạnh tranh trên thị trƣờng, tăng vị thế của kinh tế hộ nông dân; phát huy tinh thần tƣơng trợ, giúp đỡ nhau trong sản xuất, đời sống, góp phần giảm nghèo.
Hoạt động của các tổ hợp tác rất đa dạng; có cơ cấu tổ chức gọn nhẹ; liên kết linh hoạt, phù hợp với nhu cầu thành viên; nội dung hoạt động tuy đơn giản, nhƣng phù hợp với trình độ ngƣời dân, thiết thực, có tác dụng tốt trong việc gắn kết thành viên và ngƣời lao động trong sản xuất, kinh doanh; góp phần tạo việc làm và tăng thu nhập cho thành viên và ngƣời lao động, nhất là ở khu vực nông thôn.
B. Hợp tác xã (HTX):
Tắnh đến nay toàn tỉnh có 71 hợp tác xã, Quỹ TDND, liên hiệp hợp tác xã với 32.064 xả viên, trong đó có 27 hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp, 16 hợp tác xã Giao thông Vận tải, 3 hợp tác xã Công nghiệp- TTCN, 3 hợp tác xã Thƣơng mại- Dịch vụ, 2 hợp tác xã Xây dựng, 20 Quỹ TDND cơ sở, 1 Liên hiệp hợp tác xã.
Lĩnh vực lớn và quan trọng nhất là nông nghiệp với 27 hợp tác xã, trong đó 77,78% hợp tác xã có quy mô cấp xã, 22,22% hợp tác xã có quy mô liên xã, thu hút 1.126 xã viên, hộ xã viên, tăng 17 hợp tác xã so với năm 2004; bằng 0,46 lần so với số hợp tác xã bình quân/tỉnh vùng Đồng bằng sông Cữu Long năm 2004 (58 hợp tác xã) và bằng 0,2 lần so với số hợp tác xã bình quân/tỉnh của cả nƣớc năm 2004 (129 hợp tác xã). Trong đó có 3 hợp tác xã đã ngƣng hoạt động. Hiện nay, các hợp tác xã nông nghiệp chủ yếu tập trung làm dịch vụ hỗ trợ cho hộ xã viên, trong đó các khâu quan trọng nhất trong sản xuất nông nghiệp đều
do các hợp tác xã đảm nhận. Ở các mức độ khác nhau, hợp tác xã nông nghiệp đã thể hiện vai trò quan trọng trong việc hƣớng dẫn các hộ thành viên chuyển giao tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hƣớng sản xuất hàng hóa có hiệu quả kinh tế cao, góp phần tắch cực thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn.
Về vận động Ộ4 nhàỢ liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản phẩm:
Theo Quyết định số 80/2002/QĐ-TTg ngày 24/6/2002 của Thủ tƣớng Chắnh phủ về chắnh sách khuyến khắch tiêu thụ nông sản hàng hóa thông qua hợp đồng. Hợp tác xã phải thực hiện tốt cam kết kinh tế với xã viên, hợp tác xã cung cấp phân bón và tiêu thụ toàn bộ sản phẩm của xã viên với phƣơng châm Ộxã viên mua vật tƣ nông dƣợc của hợp tác xã rẻ nhất và giao sản phẩm cho hợp tác xã với giá cao nhấtỢ. Mặt khác, hợp tác xã còn là điểm để Trung tâm khuyến nông, Sở Khoa học và Công nghệ tuyên truyền phổ biến, chuyển giao công nghệ. Hợp tác xã còn là đối tác quan trọng trong việc thực hiện hợp đồng cung ứng vật tƣ nông dƣợc và thu mua nông sản thực phẩm của xã viên giao cho các doanh nghiệp chế biến. Hoạt động của hợp tác xã góp phần không nhỏ vào việc tạo công ăn việc làm ổn định cho nông dân trong khu vực, giảm nghèo, góp phần giúp các hộ xã viên tăng thu nhập, ổn định đời sống, làm thay đổi diện mạo cuộc sống ở nông thôn mới. Hợp tác xã cần mở rộng liên doanh liên kết với các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh thông qua việc ký kết các hợp đồng ứng trƣớc nguyên liệu cho xã viên và ngƣời lao động và tiêu thụ sản phẩm cho bà con nông dân, xã viên làm ra với mức giá hợp lý.
Việc liên kết giữa nông dân và nhà khoa học, giữa nhà khoa học và nông dân là cơ hội tốt nhất và hết sức cần thiết để giúp cho ngƣời nông dân trang bị thêm cho mình những kiến thức trong sản xuất nông nghiệp mang tắnh hàng hóa trong thời kỳ hội nhập. Trái lại các nhà khoa học cũng tìm thấy đƣợc những hiệu quả thực tế của công trình nghiên cứu, giá trị thực tiễn qua kết quả phản ánh của nông dân từ thực tiễn chứ không mang tắnh mơ hồ, lý thuyết .
Khi nƣớc ta đã gia nhập Tổ chƣc Thƣơng mại thế giới thì việc tập hợp, liên kết với nhau để tạo nên sức mạnh, nâng cao tắnh cạnh tranh và hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã là việc làm cần thiết.