7. Đóng góp của luận văn
2.4.2. Những tác động tiêu cực
Công tác quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử văn hóa trong khu phố cổ, khu phố cũ tuy có nhiều cố gắng song chƣa đáp ứng yêu cầu thực tế.
Hiện tƣợng chèo kéo khách và xích lô chở khách chƣa đạt tiêu chuẩn về chất lƣợng cũng nhƣ trong văn hóa ứng xử, tuy đã đƣợc các cấp, các ngành tăng cƣờng kiểm tra, xử lý song vẫn còn tồn tại, đây là một trong những điểm làm mất đi thiện cảm của khách du lịch, đặc biệt là khách du lịch nƣớc ngoài. Từ đó góp phần làm biến dạng các giá trị văn hóa truyền thống vốn có của ngƣời dân bản địa, ngƣời dân Tràng An.
Đối với các khu phố nghề, tên phố là tên loại hàng đƣợc bán tại phố đó nhƣng do chạy theo thị hiếu của khách du lịch mà ngƣời ta không còn buôn bán các mặt hàng theo từng tên phố nữa, các hàng hóa đƣợc bày bán lung tung, phần nhiều là hàng xuất xứ Trung Quốc, rất hiếm gặp các loại hàng hóa nội địa, bản địa.
Hiện nay, sự kết hợp giữa kinh doanh du lịch và bảo tồn di sản là chƣa có nên đã có một số công ty lữ hành đƣa phố cổ vào tour của mình để khai thác nhƣng đối tƣợng kinh doanh thì cứ việc kinh doanh, còn di sản bị hỏng, bị xuống cấp thì đấy không phải là trách nhiệm của bên công ty. Thêm nữa ý thức bảo vệ di sản của hƣớng dẫn viên và việc tuyên truyền ý thức bảo vệ di sản cho khách du lịch là không có nên khi tiếp cận với di sản, họ đã góp phần vào việc tàn phá các di sản.
Công tác bảo tồn di sản là để bảo vệ bản sắc văn hóa của cộng đồng. Tuy nhiên, nhân sự kiện Đại lễ 1000 năm Thăng Long- Hà Nội, đã tổ chức bảo tồn, tôn tạo lại một số di tích phục vụ cho việc quảng bá hình ảnh Hà Nội, xúc tiến du lịch Hà Nội, khách du lịch đến Hà Nội sẽ có cái nhìn tổng thể hơn về Hà Nội. Nhƣng trong hoạt động bảo tồn lại không có nghiệp vụ bảo tồn nên đã làm hỏng, sai những giá trị của di tích, di sản nhƣ trƣờng hợp trùng tu ô Quan Chƣởng...