.Nhân lực trong du lịch văn hóa

Một phần của tài liệu ghiên cứu phát triển du lịch góp phần bảo tồn phố cổ Hà Nội (Trang 27)

7. Đóng góp của luận văn

1.1.10.Nhân lực trong du lịch văn hóa

Lao động là hoạt động có mục đích của con ngƣời. Lao động là “bản chất chân chính” của con ngƣời và lịch sử và nhƣ là sự tái tạo, khách thể hóa con

14

Lê Anh Tuấn (2010), Nghiên cứu hoạt động tuyên truyền, quáng bá du lịch Việt Nam Mục tiêu Ngân sách Nội dung Tổ chức Đánh giá

ngƣời bằng lao động. Theo C.Mác cho rằng “khi nói đến lao động thì ngƣời ta trực tiếp bàn đến bản thân con ngƣời”. Trong lĩnh vực du lịch, là lĩnh vực hoạt động kinh doanh cung cấp dịch vụ, vai trò của con ngƣời là rất quan trọng, không máy móc nào có thể thay thế đƣợc. Ngành du lịch mặc dù có liên quan đến nhiều ngành và lĩnh vực khác nhau và mang tính chất khác nhau nhƣng bản chất của nó bao gồm một số lĩnh vực kinh doanh nhất định, do các công ty hoặc doanh nghiệp kinh doanh du lịch đảm nhận. Nếu xét trên mức độ tác động trực tiếp hoặc gián tiếp của ngành du lịch và của mỗi doanh nghiệp, nhân lực trong lĩnh vực du lịch có thể phân thành 3 nhóm sau :

- Nhóm lao động chức năng quản lý Nhà nƣớc về du lịch - Nhóm lao động chức năng sự nghiệp ngành du lịch - Nhóm lao động chức năng kinh doanh du lịch.

Trong nhóm lao động chức năng kinh doanh du lịch có thể chia thành 4 nhóm nhỏ (hay 4 bộ phận) :

+ Bộ phận lao động chức năng quản lý chung của doanh nghiệp du lịch + Bộ phận lao động chức năng quản lý theo các nghiệp vụ kinh tế trong doanh nghiệp du lịch

+ Bộ phận lao động chức năng đảm bảo điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp du lịch.

+ Bộ phận lao động trực tiếp cung cấp dịch vụ cho khách trong doanh nghiệp du lịch.

Nhân lực trong quản lý nhà nước về du lịch văn hóa:

Có các cơ quan quản lý Nhà nƣớc về du lịch từ Trung ƣơng đến địa phƣơng nhƣ : Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, Tổng cục Du lịch, Sở Du lịch hoặc Sở Thƣơng mại – Du lịch, Cục di sản, Cục xúc tiến thƣơng mại và du lịch, Ban quản lý.

Bộ phận lao động này có vai trò rất quan trọng trong việc xây dựng chiến lƣợc phát triển du lịch của quốc gia và của từng địa phƣơng, tham mƣu cho các cấp Đảng và chính quyền trong việc đề ra đƣờng lối và chính sách phát triển du lịch bền vững và có hiệu quả. Mặt khác, họ cũng đại diện cho Nhà nƣớc để hƣớng dẫn, giúp đỡ, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp kinh doanh du lịch kinh doanh có hiệu quả cũng nhƣ kiểm tra, giám sát các hoạt động kinh doanh đó.

Tùy theo chức năng và nhiệm vụ đƣợc phân công, những ngƣời làm việc ở cơ quan quản lý Nhà nƣớc về du lịch có thể đảm trách các công việc khác nhau nhƣ : xúc tiến, quảng bá du lịch; hợp tác quốc tế về du lịch ; tổ chức cán bộ, đào tạo trong du lịch ; quản lý lữ hành, khách sạn ; thanh tra du lịch ; kế hoạch đầu tƣ du lịch...

Bộ phận này chiếm tỷ trọng không lớn trong toàn bộ nhân lực du lịch, song đây là bộ phận nhân lực có trình độ cao, có hiểu biết tƣơng đối toàn diện và có trình độ chuyên môn về du lịch. Những kiến thức, hiểu biết của họ là ở tầm vĩ mô thuộc lĩnh vực quản lý Nhà nƣớc.

Nhân lực lao động chức năng sự nghiệp ngành du lịch, văn hóa :

Bao gồm những ngƣời làm việc ở các cơ sở giáo dục, đào tạo nhƣ : cán bộ giảng dạy, nghiên cứu ở các trƣờng đại học, cao đẳng, trung học và cán bộ nghiên cứu ở các viện khoa học về du lịch và văn hóa nhƣ : Viện khoa học xã hội, Viện nghiên cứu và phát triển du lịch, Viện văn hóa dân gian, Viện di tích và khảo cổ....

Đây là bộ phận nhân lực có trình độ học vấn cao và có trình độ chuyên môn sâu, đặc biệt là ở các trƣờng đại học và viện nghiên cứu, bao gồm đội ngũ các giáo sƣ, phó giáo sƣ, tiến sỹ, thạc sỹ...

Nhân lực lao động chức năng kinh doanh du lịch :

Nhóm lao động chức năng quản lý chung của doanh nghiệp du lịch. Nhóm lao động quản lý chung trong lĩnh vực kinh doanh du lịch đƣợc hiểu đó là những ngƣời đứng đầu (ngƣời lãnh đạo), là loại lao động trí óc đặc biệt, lao động tổng hợp

Nhóm lao động chức năng quản lý theo các nghiệp vụ kinh tế trong doanh nghiệp du lịch : gồm lao động thuộc phòng kế hoạch đầu tƣ và phát triển, lao động thuộc phòng tài chính –kế toán, lao động thuộc phòng vật tƣ thiết bị, lao động thuộc phòng quản lý nhân sự... Nhiệm vụ chính của lao động thuộc các bộ phận này là tổ chức hạch toán kinh doanh, tổ chức bộ máy quản lý trong doanh nghiệp, tổ chức lao động, tổ chức các hoạt động kinh doanh, hoạch định quy mô và tốc độ phát triển doanh nghiệp.

Nhóm lao động chức năng đảm bảo điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp du lịch : đảm bảo điều kiện kinh doanh du lịch đƣợc hiểu đó là những ngƣời không trực tiếp cung cấp sản phẩm và dịch vụ cho khách du lịch.

Nhóm lao động trực tiếp cung cấp dịch vụ cho khách trong doanh nghiệp du lịch. Bao gồm những lao động trực tiếp cung cấp dịch vụ và phục vụ khách du lịch nhƣ : hƣớng dẫn viên du lịch, nhân viên điều hành tour, nghề bếp...

Xã hội càng phát triển, sự chuyên môn hóa công việc ngày càng lớn và cũng từ đó đòi hỏi ngƣời lao động phải có những kỹ năng chuyên sâu trong từng lĩnh vực. Nhận thức đúng đắn về vấn đề này đem lại sự phát triển nhanh hơn cho một ngành cụ thể. Trong hoạt động kinh doanh du lịch, với sự đòi hỏi của thị trƣờng, đặc biệt là nhu cầu du lịch của con ngƣời, càng cần đòi hỏi cao hơn nữa về kỹ năng của ngƣời lao động.

1.1.11. Thị trƣờng du lịch văn hóa

Trong lịch sử phát triển của du lịch, lúc đầu khách đến một vùng nào đó rất ít ảnh hƣởng đến cƣ dân điểm du lịch. Việc đi lại do khách du lịch tự lo. Nơi ăn chốn ở do những ngƣời hảo tâm hoặc bà con nơi du lịch sắp xếp bố trí.

Nhƣng cùng với quá trình phát triển, du lịch dần trở thành một hiện tƣợng phổ biến, đã xuất hiện những tổ chức chuyên doanh dịch vụ vận chuyển, ăn uống và lƣu trú. Khách du lịch trả tiển cho những cơ sở chăm lo cho việc họ đi lại, ăn, nghỉ, lƣu trú và vui chơi, giải trí... Thị trƣờng du lịch đã đƣợc hình thành nhƣ vậy trong quá trình chuyển đổi tiền – hàng giữa khách du lịch và các cơ sở chuyên doanh.

Ta có thể hiểu thị trƣờng du lịch là bộ phận của thị trƣờng chung, một phạm trù của sản xuất và lƣu thông hàng hóa, dịch vụ du lịch, phản ánh toàn bộ quan hệ trao đổi giữa ngƣời mua và ngƣời bán, giữa cung và cầu và toàn bộ các mối quan hệ thông tin kinh tế, kỹ thuật gắn với mối quan hệ đó trong lĩnh vực du lịch.

Dƣới góc độ của các nhà kinh doanh du lịch thì thị trƣờng du lịch là các nhóm khách hàng đang có mong muốn và sức mua sản phẩm du lịch nhƣng chƣa đƣợc đáp ứng.

Trong thị trƣờng, trƣớc tiên phải nói tới cầu du lịch và trong đó là cầu du lịch văn hóa của du khách. Có không ít định nghĩa về du khách/ khách du lịch, dƣới mỗi lăng kính khác nhau của các học giả, các định nghĩa đƣợc đƣa ra không phải hoàn toàn nhƣ nhau.

“Khách du lịch là ngƣời đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trƣờng hợp đi học, làm việc hoặc hành nghề để nhận thu nhập từ nơi đến”15

. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

“Du khách là ngƣời từ nơi khác đến với/ hoặc kèm theo mục đích thẩm nhận tại chỗ những giá trị vật chất, tinh thần hữu hình hay vô hình của thiên nhiên và/ hoặc của cộng đồng xã hội. Về phƣơng diện kinh tế, du khách là ngƣời sử dụng dịch vụ của các doanh nghiệp du lịch lữ hành, lƣu trú, ăn uống…”16

.

Từ đó, có thể khái quát rằng khách du lịch đi với mục đích văn hóa trƣớc hết mang đầy đủ các yếu tố của khách du lịch, và là những du khách giành

15 Quốc hội nƣớc Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2005), Luật Du lịch, Nxb Chính trị Quốc gia, tr.2.

16

mối quan tâm tới các đối tƣợng văn hóa, khai thác, thƣởng thức, hƣởng thụ các sản phẩm văn hóa. Họ là những ngƣời từ nơi khác đến với mục đích thẩm nhận tại chỗ những giá trị vật chất, tinh thần, hữu hình hay vô hình của các di sản văn hóa của một cộng đồng xã hội nhất định. Giống nhƣ các loại hình du lịch khác, khách du lịch đi với mục đích văn hóa có thể đi với động cơ là nghỉ ngơi, giải trí phục hồi tâm sinh lý ; hay đi với mục đích nghiên cứu, tìm hiểu, học tập về văn hóa ; hoặc đi du lịch kết hợp với mục đích công vụ, hội nghị, hội thảo. Với mỗi mục đích khác nhau thì du khách có những nhu cầu, sở thích khác nhau tƣơng ứng.

1.1.12. Quản lý văn hóa trong du lịch

Trong xu thế đẩy mạnh sự phát triển vƣợt bậc của ngành du lịch, các di sản văn hóa (bao gồm di sản văn hóa vật thể và di sản văn hóa phi vật thể) đều đã và đang trở thành nguồn tài nguyên quan trọng, đƣợc ngành du lịch chú ý khai thác. Vì thế, cần khẳng định rằng, hiệu quả to lớn mà du lịch đạt đƣợc trong nhiều năm qua không thể tách rời việc khai thác những giá trị đặc sắc và độc đáo của kho tàng di sản văn hóa của cộng đồng. Để triển khai loại hình du lịch văn hóa một cách hiệu quả theo định hƣớng phát triển bền vững thì tổ chức, quản lý du lịch văn hóa và quản lý di sản trong kinh doanh du lịch văn hóa đƣợc coi là điều kiện rất quan trọng và cấp thiết.

Căn cứ vào Luật Du lịch quy định nội dung quản lý Nhà nƣớc về du lịch, có thể đƣa ra trách nhiệm vụ về tổ chức, quản lý du lịch văn hóa của các cơ quan quản lý Nhà nƣớc về du lịch, của các cấp chính quyền địa phƣơng cũng nhƣ của chính các đơn vị, công ty hoạt động trong lĩnh vực du lịch. Mỗi cơ quan sẽ có chức năng, nhiệm vụ khác nhau trong công tác tổ chức, quản lý du lịch văn hóa, song những hoạt động đó đều hƣớng tới du lịch văn hóa, di sản văn hóa, điểm đến văn hóa, tài nguyên du lịch văn hóa…

- Xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch và chính sách phát triển du lịch văn hóa.

- Xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm về tiêu chuẩn định mức kinh tế - kỹ thuật trong hoạt động du lịch văn hóa

- Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và thông tin về du lịch văn hóa. - Tổ chức, quản lý hoạt động đào tạo, bồi dƣỡng nguồn nhân lực du lịch văn hóa; nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ.

- Tổ chức điều tra, đánh giá tài nguyên du lịch văn hóa để xây dựng quy hoạch phát triển du lịch văn hóa, xác định tuyến du lịch văn hóa, điểm du lịch văn hóa

- Tổ chức thực hiện hợp tác quốc tế, xúc tiến quảng bá du lịch văn hóa ở trong và ngoài nƣớc.

- Tổ chức bộ máy quản lý nhà nƣớc về du lịch, sự phối hợp của các cơ quan nhà nƣớc trong việc quản lý du lịch văn hóa

- Cấp, thu hồi giấy phép, giấy chứng nhận về hoạt động du lịch văn hóa. - Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, xử lý vi phạm pháp luật trong hoạt động du lịch văn hóa.

Đối với chính quyền địa phương:

Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình và theo sự phân cấp của Chính phủ có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nƣớc về du lịch văn hóa tại địa phƣơng; cụ thể hóa quy hoạch, kế hoạch, cơ chế, chính sách phát triển du lịch văn hóa phù hợp với thực tế tại địa phƣơng và có biện pháp đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội, vệ sinh môi trƣờng tại khu du lịch văn hóa, điểm du lịch văn hóa, tuyến du lịch văn hóa…

Đối với cơ sở, đơn vị kinh doanh du lịch:

Thực hiện các hoạt động của đơn vị, tuân thủ các quy định của nhà nƣớc và sự quản lý của cơ quan quản lý nhà nƣớc về du lịch ở địa phƣơng, nhƣ quy

định về khai thác tài nguyên du lịch văn hóa, kinh doanh du lịch văn hóa, quy định về đóng góp cho mục đích bảo tồn di sản văn hóa…

1.2.Những vấn đề phát triển du lịch gắn với bảo tồn và phát huy di sản văn hóa

1.2.1.Vấn đề bảo tồn và phát huy di sản văn hóa trong du lịch

Văn hóa và những giá trị văn hóa chính là tài nguyên, là chất liệu cho du lịch và du lịch văn hóa. Giữa văn hóa và du lịch luôn luôn có mối quan hệ biện chứng và trực tiếp. Giao lƣu là một trong những thuộc tính cơ bản của văn hóa và đƣợc biểu hiện sinh động trong các di sản mà du lịch đã, đang và sẽ góp phần không nhỏ để thực hiện sự kết nối.

Các di sản văn hóa là các di sản của thời gian, đƣợc truyền lại qua nhiều thế hệ và trong nhiều hoàn cảnh khác nhau. Di sản văn hóa cần đƣợc bảo vệ vì nó là một thành tố quan trọng trong việc hình thành nên bản sắc văn hóa của một cộng đồng. Các di sản này đƣợc truyền lại, đã trải qua sự thử thách của thời gian cũng nhƣ đƣợc những sáng tạo mới làm phong phú thêm và trở thành một kho báu văn hóa cóa giá trị lớn. Sự dung hòa các yếu tố văn hóa hiện tại và truyền thống sẽ làm phong phú kho tàng văn hóa nói chung và chính các giá trị văn hóa truyền thống cùng với tiến trình phát triển của nó luôn là nền tảng vẵng chắc nhất cho sự phát triển kế tiếp của các giá trị văn hóa hiện đại. Chính vì lẽ đó nảy sinh ra yêu cầu phải bảo tồn các di sản văn hóa trong đời sống hiện đại.

Di sản văn hóa là nguồn tài nguyên chủ yếu của du lịch. Môi trƣờng thiên nhiên và môi trƣờng văn hóa, nhân văn có vai trò đặc biệt quan trọng đối với du lịch vì chúng chính là nguồn tài nguyên, là yếu tố cơ bản để tạo ra sản phẩm du lịch, phát triển các loại hình du lịch. Ngày nay, xu hƣớng du lịch sinh thái, du lịch cảnh quan và du lịch văn hóa đang trở thành những loại hình du lịch chủ yếu. Trong đó di tích là mảng quan trọng của di sản văn hóa vật thể và khi đƣa vào khai thác phục vụ kinh doanh du lịch thì giá trị khai thác

không bị cạn kiệt mà ngày càng gia tăng theo thời gian. Trong thực tế, nhiều di tích sau khi đƣợc tu bổ đã thúc đẩy sự phát triển của du lịch, góp phần thay đổi cơ cấu kinh tế của cƣ dân địa phƣơng và mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho cộng đồng dân cƣ. Chính vì vậy, việc bảo tồn di sản có mối quan hệ mật thiết với phát triển du lịch chứ không phải chỉ mang ý nghĩa văn hóa đơn thuần. Bên cạnh đó thì du lịch cũng đƣợc coi là phƣơng tiện để làm sống lại các giá trị của di sản và làm cho các giá trị của di sản đƣợc mọi ngƣời biết đến rộng rãi hơn.

Giữa du lịch và văn hóa luôn có mối quan hệ biện chứng và trực tiếp, mối quan hệ này càng thể hiện rõ hơn trong sự liên hệ giữa việc bảo vệ và phát huy giá trị của các di tích lịch sử văn hóa – một bộ phận của tài sản văn

Một phần của tài liệu ghiên cứu phát triển du lịch góp phần bảo tồn phố cổ Hà Nội (Trang 27)