Giải pháp phát triển thị trƣờng và khách du lịch góp phần bảo tồn phố

Một phần của tài liệu ghiên cứu phát triển du lịch góp phần bảo tồn phố cổ Hà Nội (Trang 107)

7. Đóng góp của luận văn

3.2.6.Giải pháp phát triển thị trƣờng và khách du lịch góp phần bảo tồn phố

bảo tồn phố cổ Hà Nội

Xác định mở rộng thị trƣờng là một trong những giải pháp quan trọng hàng đầu trong phát triển du lịch mà cơ quan đảm nhận trách nhiệm trực tiếp là UBND quận Hoàn Kiếm và Ban Quản lý phố cổ.

Trong thời gian dài hạn, chiến lƣợc phát triển du lịch là xây dựng Hà Nội trở thành điểm đến du lịch có bản sắc riêng, thu hút khách trong nƣớc và quốc tế với nhiều sản phẩm du lịch văn hóa đa dạng và phong phú thì điểm du

lịch văn hóa phố cổ Hà Nội cũng không nằm ngoài nhiệm vụ đó. Du lịch phố cổ phải góp phần trong nhận diện thƣơng hiệu du lịch của thủ đô.

Tuy nhiên, trƣớc mắt và trong ngắn hạn, do điều kiện cơ sở hạ tầng, vật chất ký thuật hạn chế, nguồn lao động du lịch yếu và thiếu, vốn đầu tƣ cho du lịch phố cổ chƣa có… thì giải pháp hiện nay cho du lịch phố cổ Hà Nội là xây dựng phố cổ Hà Nội thành điểm nối tour với du lịch thủ đô, du lịch phố cổ trên địa bàn cả nƣớc. Để làm đƣợc mục tiêu này, các cơ quan chức năng và kinh doanh du lịch trên địa bàn Hà Nội cần thực hiện liên kết với các tỉnh bạn có tài nguyên phố cổ khai thác trong kinh doanh du lịch để chia sẻ kinh nghiệm, nghiên cứu thị trƣờng, đƣa ra sản phẩm khác biệt trong quá trình thiết kế, xây dựng chƣơng trình du lịch cho khách. Đồng thời, có phƣơng án kéo dài thời gian lƣu lại của khách du lịch tại phố cổ Hà Nội, nhằm đem lại nhiều hơn nguồn thu nhập từ du lịch.

Khách du lịch nội địa cũng là tiềm năng lớn của du lịch phố cổ, với mục đích nghiên cứu lịch sử, trải nghiệm văn hóa, giáo dục truyền thống, tham quan, nghiên cứu, mục đích kết hợp và nhu cầu tín ngƣỡng- tâm linh… Điều quan trọng là phải xác định đƣợc thị trƣờng, phân loại đối tƣợng khách, thống kê lƣợng khách để kịp thời đƣa ra các sản phẩm du lịch phù hợp, chính sách trong thu hút khách du lịch.

Bên cạnh việc đẩy mạnh, mở rộng thị trƣờng nội địa, cần chú trọng tới lƣợng khách du lịch quốc tế, với thị trƣờng chủ yếu là khách châu Âu, Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Đài Loan…Tuy nhiên, số lƣợng khách quốc tế trong những năm qua chƣa đƣợc thống kê cho riêng khu vực phố cổ, những khách đi theo tour của các công ty lữ hành chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ trong tổng số khách du lịch đến với thủ đô Hà Nội. Vì thế, trong thời gian tới, cần nghiên cứu thị trƣờng khách, xây dựng sản phẩm du lịch phù hợp, tăng cƣờng mở

rộng xúc tiến, quảng bá du lịch, liên kết đầu tƣ du lịch… nhằm thu hút nhiều hơn lƣợng khách du lịch quốc tế đến với phố cổ Hà Nội.

3.2.7. Giải pháp phát triển du lịch cộng đồng góp phần bảo tồn phố cổ Hà Nội

Thị trƣờng du lịch mới lạ, những sản phẩm văn hóa nguyên sơ, đậm đà bản sắc dân tộc đang là một thế mạnh cạnh tranh của ngành du lịch Việt Nam. Những địa phƣơng có lợi thế tiềm năng truyền thống văn hóa cộng đồng và vốn di sản văn hóa các dân tộc phong phú, nếu đƣợc đầu tƣ, khai thác tốt sẽ là điểm đến cuốn hút du khách.

Góp phần xóa đói, giảm nghèo, nhiều tỉnh vùng cao đang phát huy thế mạnh văn hóa bản địa hoang sơ của các dân tộc thiểu số để phát triển du lịch cộng đồng. Kinh nghiệm từ Lào Cai, Hòa Bình, Điện Biên, Lai Châu... cho thấy, khách du lịch nƣớc ngoài thƣờng thích đi bộ vào những bản làng vùng sâu, vùng xa, cùng sinh hoạt với ngƣời dân.

Với việc phát huy vai trò của cộng đồng thông qua phát triển du lịch cộng đồng sẽ có những tác động tích cực bao gồm :

- Góp phần tăng thu nhập cho cộng đồng địa phƣơng, đặc biệt ở vùng nông thôn nơi tỷ lệ đói nghèo còn cao. Đây sẽ là yếu tố tích cực góp phần làm giảm tác động của cộng đồng đến các giá trị cảnh quan, tự nhiên và qua đó sẽ góp phần bảo tồn tài nguyên, môi trƣờng đảm bảo cho phát triển du lịch bền vững

- Góp phần để cộng đồng, đặc biệt là những ngƣời dân chƣa có điều kiện trực tiếp tham gia vào các dịch vụ du lịch, đƣợc hƣởng lợi từ việc phát triển hạ tầng du lịch (giao thông, điện, nƣớc, bƣu chính viễn thông, v.v.). Đây cũng sẽ là yếu tố tích cực để đảm bảo sự công bằng trong phát triển du lịch, một trong những nội dung quan trọng của phát triển du lịch bền vững

- Góp phần tạo cơ hội việc làm cho cộng đồng và qua đó sẽ góp phần làm thay đổi cơ cấu, nâng cao trình độ lao động khu vực này. Đây sẽ là yếu tố quan trọng góp phần hạn chế đƣợc dòng di cƣ của cộng đồng từ khu vực nông thôn ra khu vực thành thị, ổn định xã hội đảm bảo cho phát triển bền vững chung

- Góp phần tích cực trọng việc phục hồi và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, nghề truyền thống, vì vậy có đóng góp cho phát triển du lịch bền vững từ góc độ tài nguyên, môi trƣờng du lịch

- Tạo điều kiện đẩy mạnh giao lƣu văn hóa và kế đến là giao lƣu kinh tế giữa các vùng miền, giữa Việt Nam với các dân tộc trên thế giới. Đây cũng sẽ là yếu tố quan trọng trong bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống Việt Nam đồng thời tạo cơ hội để phát triển kinh tế ở những vùng còn khó khăn, đảm bảo sự phát triển bền vững nói chung, du lịch nói riêng. Với những tác động tích cực trên, việc đẩy mạnh phát triển du lịch nói chung, du lịch cộng đồng nói riêng sẽ có vai trò rất quan trọng trong phát triển bền vững ở Việt Nam, đặc biệt trong bối cảnh tỷ lệ ngƣời dân nông thôn còn chiếm tới hơn 70% dân số cả nƣớc, trong đó tỷ lệ đói nghèo còn cao.

Vì vậy, tại phố cổ Hà Nội có đầy đủ điều kiện để triển khai du lịch cộng đồng. Ngƣời dân địa phƣơng ở đây cần phải đƣợc hƣớng dẫn cách làm du lịch và có ý thức vào khai thác giá trị, bảo tồn di sản văn hóa. Một thực tế cho thấy loại hình du lịch cộng đồng gắn liền với đời sống của ngƣời dân bản địa đang phát triển. Ngƣời dân đã nhận thức đƣợc và họ sẽ tham gia vào làm du lịch một cách chủ động. Họ đã biết sửa sang nhà cửa, bảo vệ cảnh quan môi trƣờng… đặc biệt là khôi phục nghề truyền thống trong khu phố nghề. Đặc trƣng của không gian văn hóa phố cổ Hà Nội là phố chợ, phố nghề. Khách du lịch đến đây tham quan, đi dạo, mua sắm và giao tiếp với cƣ dân phố cổ. Chính vì thế, nhận thức của ngƣời dân về việc duy trì lối sống, văn hóa ứng

xử, giao tiếp với khách du lịch trong cuộc sống buôn bán thƣờng ngày là rất cần thiết. Thêm nữa, một thực tế trong các sản phẩm kinh doanh buôn bán tại khu phố nghề không còn mang đặc trƣng của phố nghề truyền thống nữa, do đòi hỏi của thị trƣờng, đã có nhiều sự thay đổi buộc ngƣời dân ở đây phải thay đổi mặt hàng buôn bán kinh doanh, họ không còn sản xuất kinh doanh mặt hàng nghề truyền thống nữa, vì thế phố nghề truyền thống đang bị mất dần. Trong thời gian tới, để góp phần bảo tồn giá trị di sản truyền thống, trong khai thác du lịch nên đƣa du khách tới với những cộng đồng cƣ dân sản xuất và kinh doanh nghề truyền thống tại phố cổ Hà Nội, hỗ trợ cộng đồng sản xuất những sản phẩm thủ công truyền thống có giá trị có thể đƣợc bán trên phạm vi toàn quốc, đƣợc xuất khẩu đi Mỹ, Canada, Hàn Quốc, Pháp, Nhật Bản... và trở thành đồ lƣu niệm không thể thiếu đối với khách du lịch.

Cộng đồng là một phần không thể thiếu của di sản văn hóa, trong nhiều trƣờng hợp cộng đồng chính là linh hồn, là tâm điểm của di sản. Chính vì vậy phát triển du lịch di sản không thể tách rời phát triển cộng đồng ở khu vực di sản và lợi ích có đƣợc từ du lịch di sản phải đƣợc chia sẻ với cộng đồng. Trong trƣờng hợp này, cộng đồng sẽ là nhân tố tích cực góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị di sản trên quê hƣơng của họ.Bên cạnh ý nghĩa trên, phát triển du lịch văn hoá gắn với cộng đồng sẽ còn khai thác đƣợc những giá trị văn hoá bản địa góp phần làm đa dạng và phong phú hơn sản phẩm du lịch điểm đến, làm tăng tính hấp dẫn và hiệu quả kinh doanh du lịch.

Nhƣ trƣờng hợp ngành du lịch Hội An trong nhiều năm qua đang từng bƣớc chuyển mình theo hƣớng du lịch cộng đồng. Cộng đồng các doanh nghiệp và nhân dân sẽ đi những bƣớc vững chắc, khôi phục lại chính “không gian, thời gian thiêng” của mình. Sự tham gia trực tiếp của cộng đồng các doanh nghiệp và nhân dân Hội An trong việc xây dựng sản phẩm du lịch đã tạo nên những sắc thái mới cho ngành du lịch địa phƣơng. Sự thành công của

du lịch Hội An là do chính quyền Hội An xác định doanh nghiệp và nhân dân là chủ thể xây dựng sản phẩm, từng bƣớc trở thành “chủ nhân” của mọi sản phẩm du lịch. Chính quyền sẽ không tổ chức các chƣơng trình nhƣ Hành trình di sản, Tháng Du lịch Hội An - Cảm xúc mùa Hè... nữa, nhƣng giới doanh nghiệp và ngƣời dân Hội An rất đồng tình khi đã đến lúc Nhà nƣớc không “bao thầu” lễ hội mà chuyển qua một bƣớc chọn lọc, nâng cấp một số sản phẩm có chất lƣợng và “bàn giao” hẳn về cho cộng đồng. Thực tế cho thấy khả năng hƣởng thụ và sáng tạo của quần chúng đã đƣợc khơi dậy qua các lễ hội nghề nghiệp, làng nghề truyền thống, các chƣơng trình du lịch cộng đồng nhƣ tour: Hội An quyến rũ, Một thoáng Kim Bồng, Một ngày làm cƣ dân phố cổ...

Phát triển du lịch cộng đồng tại phố cổ Hà Nội chính là việc đƣa ngƣời dân, những chủ thể chính sáng tạo nên bản sắc văn hóa phố cổ đƣợc tham gia vào làm du lịch, bảo tồn di sản văn hóa. Nhân dân nên đƣợc trực tiếp tham gia tái hiện lại không gian văn hóa của lễ hội phố cổ Hà Nội, giới thiệu nghề truyền thống cho khách du lịch tham quan theo tour tại phố cổ, tham gia vào việc tu sửa lại nhà cửa trong khu phố cổ đang bị xuống cấp theo xu hƣớng bảo tồn giá trị nhà cổ để phục vụ cho khách du lịch tham quan kiến trúc nhà cổ tại khu phố cổ, phố cũ Hà Nội mà hiện nay mới chỉ triển khai mô hình này tại nhà cổ 51 Hàng Bạc, trong thời gian tới nên phát hiện, hỗ trợ bảo tồn và nhân rộng mô hình này với các nhà cổ khác trong khu phố cổ Hà Nội.

Tiểu kết chƣơng 3

Không thể phủ nhận tầm quan trọng của di sản phố cổ Hà Nội trong văn hóa sông Hồng. Chính vì vậy, việc đƣa ra định hƣớng và các giải pháp góp phần phát triển du lịch gắn với bảo tồn di sản và phát huy giá trị của các di sản là một việc làm không hề đơn giản. Việc khảo sát thực tiễn hoạt động kinh doanh du lịch và hoạt động bảo tồn di sản văn hóa đã giúp tác giả đƣa ra hệ thống giải pháp cụ thể về phát triển du lịch góp phần bảo tồn phố cổ Hà Nội nhƣ sau: Giải pháp về phát triển cơ sử vật chất kỹ thuật du lịch góp phần bảo tồn phố cổ Hà Nội ; Giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực góp phần bảo tồn phố cổ; Giải pháp về tổ chức, quản lý hoạt động du lịch gắn với bảo tồn phố cổ; Giải pháp khai thác tài nguyên du lịch góp phần bảo tồn phố cổ; Giải pháp xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch góp phần bảo tồn phố cổ; Giải pháp phát triển thị trƣờng và khách du lịch góp phần bảo tồn phố cổ; Giải pháp phát triển du lịch cộng đồng gắn với bảo tồn phố cổ. Để thực hiện đƣợc các giải pháp này thực sự có hiệu quả đòi hỏi sự quan tâm của các cấp, các ngành và toàn thể nhân dân chứ không phải của riêng Ban quản lý phố cổ Hà Nội. Với chính sách của Đảng và Nhà nƣớc ta đang coi trọng Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy nền kinh tế xã hội phát triển trong giai đoạn hiện nay. Hy vọng rằng các di sản phố cổ Hà Nội sẽ đƣợc Nhà nƣớc, lãnh đạo thành phố Hà Nội đặc biệt quan tâm, tạo mọi điều kiện để bảo tồn và phát huy giá trị đặc biệt của di sản.

KẾT LUẬN

Ngày nay, ngành Du lịch ở nhiều quốc gia trên thế giới đang trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của nền kinh tế quốc dân. Du lịch không chỉ mang lại thu nhập lớn cho nền kinh tế, tạo cơ hội việc làm, phát triển các ngành dịch vụ, cơ sở hạ tầng, mà còn thúc đẩy hòa bình, giao lƣu, trao đổi văn hóa. Du lịch và văn hóa có mối lien hệ mật thiết với nhau, du lịch có vai trò quan trọng trong việc bảo tồn và phát huy các giá trị của văn hóa, ngƣợc lại du lịch cũng có những tác động tiêu cực tới văn hóa bởi những mục tiêu thƣơng mại. Vì thế, việc phát triển du lịch cũng cần dựa trên sự tôn trọng và bảo tồn các giá trị văn hóa. Nó đƣợc thể hiện ở việc khai thác có chọn lựa và có lộ trình đối với các di sản văn hóa, tránh việc khai thác một cách vô trách nhiệm làm mai một, tàn phá các giá trị của di sản. Sự đóng góp về mặt kinh tế của du lịch đối với bảo tồn và phát huy giá trị của di sản đƣợc thể hiện ở việc phân chia lợi nhuận từ du lịch cho công tác trùng tu, tôn tạo các di sản. Sự đóng góp về mặt văn hóa đƣợc thể hiện ở việc du lịch sẽ trở thành cầu nối đƣa di sản đến với cộng đồng, nâng cao giá trị của di sản và tạo nên sức sống nội hàm cho các di sản. Sức sống của chính các di sản cũng là động lực để các di sản phát triển, tồn tại và hòa nhập vào xu hƣớng phát triển của thời đại.

Thuộc về nền văn minh rực rỡ sông Hồng, phố cổ Hà Nội là nơi lƣu giữ những di sản văn hóa đặc sắc và phong phú. Những di sản văn hóa của quá khứ này còn lƣu giữ đến ngày nay có giá trị đặc biệt quan trọng trong kho tàng di sản văn hóa Hà Nội nói riêng và Việt Nam nói chung, là kết tinh của trí tuệ, của sự sáng tạo của biết bao thế hệ ngƣời Việt cho vùng đất ngàn năm văn vật này. Các di sản văn hóa đã mang linh hồn của tổ tiên trong quá khứ đến hiện tại, đã đem những sáng tạo rực rỡ từ quá khứ đến cho hiện tại và chắc chắn nó sẽ tạo nên sức sống mãnh liệt cho tƣơng lai. Việc bảo tồn và phát huy giá trị của những di sản đó là một điều đáng quý. Ngoài ý nghĩa về

mặt bảo tồn, đây là nguồn tài nguyên có một không hai cho phát triển du lịch. Trên thực tế, hoạt động du lịch tại phố cổ Hà Nội hiện trong tình trạng manh mún, tự phát, do thiếu sự quan tâm và sự đầu tƣ trong phát triển du lịch nên chƣa xây dựng đƣợc mô hình chuyên nghiệp và hoàn chỉnh để đáp ứng cho hoạt động du lịch. Đó chính là nguyên nhân cản trở không nhỏ tới việc phát huy vai trò tích cực của du lịch trong việc bảo tồn di sản văn hóa của phố cổ Hà Nội. Để góp phần giải quyết vấn đề này, tác giả đã lựa chọn đề tài “Nghiên cứu phát triển du lịch góp phần bảo tồn phố cổ Hà Nội” từ chất liệu là nguồn tài nguyên nhân văn và thực tế phát triển du lịch văn hóa tại phố cổ

Một phần của tài liệu ghiên cứu phát triển du lịch góp phần bảo tồn phố cổ Hà Nội (Trang 107)