6. Bố cục của luận văn
2.5 Yếu tố nước trong đời sống hiện nay
Ngày nay, việc quản lý và bảo vệ nguồn nước phục vụ sản xuất và nước sinh hoạt ở người Tày đã trở thành quyền lợi và trách nhiệm chung của mọi người, trong đó vai trò và trách nhiệm chính do Ban quan lý ở các thôn bản điều hành và đã được cụ thể trong các bản quy ước chung.
ruộng đồng, chăn nuôi gia súc, gia cầm. Riêng nguồn nước phục vụ cho ăn uống, tắm giặt ở nhiều nơi đã sử dụng nguồn nước sạch (bể chứa, nước giếng khoan và cả nước mỏ). Ngoài phục vụ 2 nhu cầu nêu trên, nhiều nơi, người Tày còn sử dụng nguồn nước để chạy máy thủy điện nhỏ, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt. Thậm chí, người ta còn dụng cả máy bơm hút nước để tưới tiêu, thay cho cọn nước trước đây.
Trong thời kỳ bao cấp và nhất là sau Đổi mới đến nay, bằng nguồn vốn thủy lợi, nhiều địa phương đã xây đập kiên cố bằng bê tông nhằm đủ lượng nước tưới tiêu cho hàng trăm ha diện tích đồng ruộng. Chính vì thế, nhiều mương phai trước đây đã dần mất đi, kéo theo đó là các tri thức dân gian về quản lý, điều hành nguồn nước cũng không còn cơ sở thực hành. Có một thực tế là một số công trình thủy lợi như hồ, đập do khi thiết kế thi công, các kỹ sư không tham vấn ý kiến và kế thừa kinh nghiệm dân gian của nhiều cụ già địa phương, nên chỉ sau một hai vụ lúa, những đập ngăn dòng này đã không phát huy tác dụng hoặc bị lũ cuốn trôi. Theo kinh nghiệm của người dân, việc xây dựng đập kiên cố tuy có thể chứa được lượng nước lớn, song phần suối phía trên phai thường tích tụ cát sỏi, lâu ngày sẽ hình thành các bãi bồi, phân tán lưu lượng nước, khiến cho khi có lũ thì lượng nước quá nhiều, nhưng mùa khô thì lượng nước ít, không dâng đủ độ cao chảy vào miệng mương. Như vậy, việc xây dựng các con đập ngăn dòng suối/phai ở miền núi không thể áp dụng máy móc theo mô hình kênh mương hóa nội đồng như miền xuôi. Cần căn cứ vào điều kiện địa hình để xác định vị trí xây đập, áp dụng xây bê tông hay đắp bằng gỗ, đất đá; tạo các con mương nhỏ vừa để dẫn nước vào ruộng, nhằm hạn chế sức phá hoại của lũ lụt. Như thế, vừa tiết kiệm được ngân sách, lại vừa đem lại hiệu quả của đầu tư một cách bền vững.
TIỂU KẾT
Nếu như chúng ta quan niệm văn hoá là tất cả những gì do con người sáng tạo ra, khu biệt với tự nhiên, thì tất cả các sản phẩm của con người đều chứa đựng thuộc tính văn hoá, là tự nhiên được “nhân hoá”. Thông qua các hoạt động thực tiễn, con người làm biến đổi tự nhiên bên ngoài theo mô hình trong óc anh ta và để lại dấu ấn riêng của mình trong thế giới tự nhiên. Cách
đó Hegel gọi là “con người tự nhân đôi mình” và kết quả là con người đã tạo
ra một “thiên nhiên thứ hai” (thiên nhiên được nhân hoá) theo “quy luật của cái đẹp” (K.Marx).
Văn hóa nước của người Tày cũng vậy, được người Tày tạo ra dựa trên nền văn hóa truyền thống của dân tộc mình. Yếu tố nước luôn xuất hiện trong hầu hết mọi mặt của đời sống cũng như trong các giá trị văn hóa truyền thống. Từ tín ngưỡng đến văn học nghệ thuật, từ sản xuất cho đến sinh hoạt, nước là yếu tố luôn có mặt để tạo nên sự đa dạng của văn hóa tộc người. Người Tày không có một quan niệm thật rõ ràng về nước nhưng nước luôn xuất hiện và đóng vai trò quan trọng trong đời sống của người Tày. Và người Tày cứ mặc nhiên coi nước là một điều gì đó tự nhiên nhất như không khí, như đất, chẳng cần phải nói lên rằng nước thật là quan trọng. Từ xa xưa đã vậy và ngày nay cũng vẫn vậy, người Tày ở Cao Bằng hàng ngày tiếp xúc với nước coi nước là điểu hiển nhiên trong cuộc sống. Chính vì điều đó mà người Tày luôn có ý thức trong việc bảo vệ môi trường sinh thái và nguồn nước - đặc biệt là các mó nước thiêng. Bảo vệ môi trường thái và nguồn nước chính là bảo vệ sự sống của cả cộng đồng và nhân loại. Thiên nhiên giàu có cho con người khai thác để đảm bảo sự sống, song ngược lại con người cũng cần phải biết bảo vệ thiên nhiên để đảm bảo cho chính sự sống của mình.
Với những nguồn tư liệu thiết thực, chúng ta có thể khẳng định rằng với người Tày nước là một thành tố văn hóa quan trọng và không thể thiếu trong quá trình tồn tại và phát triển.
CHƯƠNG 3
BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ CỦA YẾU TỐ NƯỚC THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG HIỆN NAY