Trong phong tục tập quán

Một phần của tài liệu Yếu tố nước trong đời sống văn hóa của người Tày vùng thung lũng Cao Bằng (Trang 47)

6. Bố cục của luận văn

2.4.3 Trong phong tục tập quán

Nghi lễ vòng đời với những phong tục tập quán và lễ nghi liên quan đến nước là một minh chứng rõ nét và sâu sắc về vai trò của nước trong đời sống của người Tày ở Cao Bằng. Cả cuộc đời của một người, bắt đầu từ khi sinh ra

đến khi mất đi, những lễ nghi xung quanh họ đều gắn với nước. Nước là một vật chất hữu hình nhưng có giá trị tinh thần vô hình với người dân nơi đây. Đôi khi họ không lí giải được tại sao lại phải dùng nước trong những nghi lễ quan trọng đó mà chỉ biết là phải làm như thế mà thôi. Bắt đầu với việc sinh đẻ, đứa trẻ được sinh ra phải được tắm bằng nước lá thơm như lá đào, lá bưởi, nhất là lá "bjoóc khao", một thứ cây bo có hoa trắng có tác dụng trừ bệnh ghẻ lở ngoài da. Nước tắm cho trẻ nhất định phải được lấy ở mó nước thiêng của làng. Môi trường sống của đứa trẻ trong bụng mẹ là nước nên sau khi ra đời người dân cũng tắm cho bé bằng nước của những lá thơm thanh khiết để mong phòng trừ bệnh cho em bé, đồng thời cũng mong em bé sẽ trong sáng, thanh khiết như mùi của những loại lá đó. Và đến cuối đời, khi về với ông bà tổ tiên thì nước cũng có vai trò nhất định trong hệ thống nghi lễ của đám tang. Đám tang của người Tày có những nghi lễ hết sức phức tạp và tốn kém. Sau khi nhà có người mất, việc đầu tiên là cần phải báo cho họ hàng biết, cho người nhà đi đón thầy Tào đồng thời tắm rửa và mặc áo cho người chết. Nước để tắm cho người chết cũng phải ra tận mó nước đầu làng để lấy, không được lấy sẵn nước ở nhà. Người Tày quan niệm rằng, khi chết là về với ông bà tổ tiên mà trong quá trình sống một người có nhiều điều hoen ố nên cần phải tắm bằng nước ở mó nước thiêng để tẩy trần cho người chết. Sau đám tang 3 năm, người Tày làm lễ cởi tang cho con cháu trong gia đình. Từ khi mất đến trước lễ cởi tang, người chết đựng dựng một chiếc bàn thờ riêng bên cạnh nhà, sau khi làm lễ cởi tang thì người chết mới được đưa lên thờ cúng chung với ông bà tổ tiên. Lễ cởi tang được xem là nghi thức chính thức công nhận người chết đã được tổ tiên chấp nhận và bắt đầu phù hộ cho con cháu. Trong suốt quá trình lễ cởi tang, thầy Tào luôn dùng bát nước cùng cành lá bưởi trong nghi lễ. Đặc biệt, lúc đưa linh hồn người chết lên bàn thờ tổ tiên bằng mảnh vải trắng thì thầy Tào dùng cành lá bưởi dấp nước trong bát bước vẩy dần vào mảnh vải

để đưa đường cho linh hồn người chết đi theo. Và nước để dùng cho lễ cởi tang này cũng phải được lấy ở mó nước thiêng của cả làng.

Người Tày trọng nước nhưng không thờ thần Nước riêng biệt. Họ luôn coi trọng nước bởi nước là nhu cầu tất yếu của đời sống con người. Trong những đợt hạn hán kéo dài, người Tày có bài khấn riêng của mình để cầu mưa xuống và mong mùa màng bội thu. Tại xóm Bó Báng, xã Nam Tuấn, huyện Hòa An còn lưu truyền một bài khấn cầu mưa còn tồn tại cho đến ngày nay. Theo những bậc trưởng lão trong xóm thì mỗi khi hạn hán kéo dài, các bậc bô lão trong xóm lại tổ chức lễ cầu mưa. Lễ cầu mưa do một người đàn ông nhiều tuổi, có uy tín trong xóm được nhân dân bầu ra để chủ trì lễ cầu mưa. Lễ cầu mưa được tổ chức tại một bãi ruộng rộng của xóm với sự tham gia của người dân cả xóm. Người dân lập bàn thờ gồm ba bát hương cùng các lễ vật kèm theo gồm có: xôi đăm đeng (xôi ngũ sắc của người Tày), gà sống thiến, đầu lợn cùng vàng hương. Phần lễ bao gồm: người chủ trì thắp nén nhang khấn xin trời đất rủ lòng thương cho mưa xuống (đọc bài khấn cầu mưa), sau đó ông lấy một vò nước và dùng cành lá bưởi rưới lên các lễ vật cúng trên bàn. Trong bài cúng cầu mưa (Mo Slấn) còn tồn tại ở xóm Bó Báng, xã Nam Tuấn có một số câu như sau:

Dề dế dá! Dề dế dá!

Đức vua thần thái thông chính tông Dai hương khỉn mừa piót

Nhôt hương khỉn mừa thâng Dai hương khỉn mừa gạ Wằn hương khỉn mừa pioốc Hâử vua lồng thế đông khảm lẹ Thế khỏi khai rằng gặm phia Thực khỏi khai nà gặm đán

Pây khoóp tằng mọi bản thắp đo Rự đảy tua mu tỏ

Rự đảy vỏ mu luông Khuôp pi mì cầu mủa Khuôp mủa dẳng cầu vày Cái an đây chất khoẳn Vừa đú nhỏt vạ khiêu Vừa đú piêu vạ lưởn Gọn choong nào nằm tửa Gọn tu vọng tốc noỏc Gọn tắc tắc tốc phừng ....

Như vậy là tuy người Tày không thờ thần nước một cách có hệ thống như một số dân tộc khác, song khi hạn hán họ cũng có lễ khấn cầu mưa để mong mưa xuống cho mùa màng bội thu. Điều đó chứng tỏ rằng nước là một yếu tố không thể thiếu trong đời sống của người dân, nhất là trong các phong tục tập quán mang tính tộc người.

Một phần của tài liệu Yếu tố nước trong đời sống văn hóa của người Tày vùng thung lũng Cao Bằng (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)